Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 11:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Nỗ lực giải phóng mặt bằng các dự án giao thông

17:08 | 19/12/2023

(Xây dựng) – Nhờ áp dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, phát huy tối đa hiệu quả công tác dân vận, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã đạt được những kết quả khả quan trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo thuận lợi cho chủ đầu tư và nhà thầu thi công có mặt bằng sạch để triển khai dự án góp phần đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

Lập Thạch (Vĩnh Phúc): Nỗ lực giải phóng mặt bằng các dự án giao thông
Huyện Lập Thạch chú trọng công tác dân vận tạo sự đồng thuận của người dân trong giải phóng mặt bằng dự án.

Dự án đường Vành đai 2 vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc, giai đoạn 1 (đoạn từ ĐT.305 đi ĐT.306) được phê duyệt đầu tư từ nguồn ngân sách cấp tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, do UBND huyện Lập Thạch làm chủ đầu tư.

Dự án có chiều dài toàn tuyến 4,952km đi qua địa bàn các xã: Đồng Ích, Tiên Lữ, Bàn Giản của huyện Lập Thạch với tổng vốn đầu tư 348 tỷ đồng. Diện tích thu hồi để thực hiện dự án khoảng 22,5ha (trong đó: 15,6ha đất nông nghiệp; 3,85ha đất lâm nghiệp; 0,95ha đất vườn và 2,1ha đất thổ cư, đất giao thông thủy lợi, đất công cộng).

Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch được duyệt; kết nối giao thông giữa Khu công nghiệp Lập Thạch II với ĐT.305 để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung, của tỉnh nói riêng.

Theo đó, huyện Lập Thạch đã tập trung chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện, chính quyền các xã Đồng Ích, Tiên Lữ, Bàn Giản, đồng thời đẩy mạnh vận động, tuyên truyền chủ trương thực hiện dự án tới người dân có đất thu hồi. Đến nay, huyện đang tiến hành kiểm kê, kiểm đếm đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất của 760/900 hộ, đã di chuyển được 65/71 ngôi mộ. Tổng diện tích đã giải phóng mặt bằng và bàn giao đất để thi công dự án là 19,2/22,5ha đạt 85,3% (kế hoạch tỉnh giao là 85%).

Tuy nhiên, trong quá trình giải phóng mặt bằng và thi công Dự án đường Vành đai 2 vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc, giai đoạn 1 còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc: Tại xã Tiên Lữ có 3 khu đồng chiêm chũng hàng năm thường xuyên ngập nước nên ranh giới, bờ thửa không có, gây khó khăn trong công tác xác định phần diện tích thu hồi; hồ sơ lưu trữ của địa phương không khoa học nên khó khăn trong công tác quy chủ; có sự chồng chéo giữa khu tái định cư dự kiến tại khu đồng Mái xã Tiên Lữ, do trước đây đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án đấu giá quyền sử dụng đất do UBND xã Tiên Lữ làm chủ đầu tư; khó khăn trong việc định giá đất; một số hộ dân không đồng thuận nên chưa tiến hành kiểm đếm…

Để từng bước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thực hiện dự án, huyện Lập Thạch đang tiến hành thủ tục để điều chỉnh quy hoạch khu đất đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Tiên Lữ; đẩy mạnh tuyên truyền vận động người dân đồng thuận tiến hành kiểm kê; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn tiếp tục kiểm kê, kiểm đếm các hộ đất thổ cư và tài sản trên đất thổ cư, đất vườn và rà soát quỹ, hạng đất trước khi trình phương án.

Cùng với đó, huyện Lập Thạch luôn chủ động phối hợp với các chủ đầu tư, thực hiện giải phóng mặt bằng dự án có diện tích đất thu hồi trên địa bàn huyện Lập Thạch. Dự án đường Tây Thiên - Tam Sơn do Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư, với diện tích phải giải phóng mặt bằng là 17,3ha. Đến nay đã ban hành thông báo thu hồi đất, được UBND huyện phê duyệt hệ số giá đất. Diện tích đất đã thực hiện kiểm kê, kiểm đếm là 16,5ha (đạt 95%) và giải phóng mặt bằng xong 15,64/17,3ha đạt 90,4% (chỉ tiêu tỉnh giao đạt 85%).

Trong thời gian tới, huyện Lập Thạch đẩy mạnh vận động tuyên truyền tới từng hộ dân có đất thu hồi để người dân đồng thuận chủ trương của Nhà nước. Đồng thời, phối hợp với các chủ đầu tư, các Sở, ban, ngành; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của huyện tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, góp phần tạo mặt bằng sạch để nhà thầu thi công triển khai dự án.

Bích Huệ

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội tăng cường quản lý khu vực bãi sông, ngoài đê

    Nhằm tăng cường quản lý, sử dụng đất ven sông làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố theo nhiệm vụ của từng đơn vị.

  • Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình chậm tiến độ

    (Xây dựng) – Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, dự án tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua tỉnh Ninh Bình các công việc đang triển khai chậm hơn so với tiến độ đề ra.

  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load