Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 15:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Lào Cai: Người dân mong mỏi chờ hỗ trợ từng ngày

20:00 | 06/11/2023

(Xây dựng) – Đã hơn 1 tháng kể từ ngày xảy ra trận lũ ống gây hậu quả nghiêm trọng ở xã Liên Minh (thị xã Sa Pa), người dân vẫn đang mong mỏi chờ đợi sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương để sớm ổn định chỗ ở và tái sản xuất.

Lào Cai: Người dân mong mỏi chờ hỗ trợ từng ngày
Trận lũ ống bất ngờ đã khiến nhiều hộ dân ở xã Liên Minh, thị Sa Pa bị thiệt hại nặng nề về người và của.

Tai họa không ai ngờ tới

Đêm ngày 12/9, rạng sáng ngày 13/9, trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa lớn, một số nơi có mưa rất to gây ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đá. Trong đó, địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng nhất là xã Liên Minh, thị xã Sa Pa. Theo số liệu thống kê của UBND thị xã, trận lũ ống xảy ra ở xã Liên Minh đã khiến 7 người thiệt mạng, 6 người bị thương, 2 hộ dân mất nhà cửa và tổng thiệt hại kinh tế lên đến 149 tỷ đồng. Tính riêng thiệt hại về nông nghiệp và thủy sản khoảng 104 tỷ đồng, chủ yếu là thiệt hại các bể nuôi cá hồi, cá tầm. Tổng cộng 3,57ha với 556 bể nuôi cá của 176 hộ đã bị hư hỏng, thiệt hại 397.640 con cá giống và khoảng 183.139kg sản lượng cá thương phẩm. Ngoài ra, hệ thống đường giao thông, cầu, ngầm tràn, công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt và các công trình hạ tầng khác cũng bị hư hỏng với tổng thiệt hại khoảng 41 tỷ đồng.

Trên thực tế, UBND thị xã Sa Pa và UBND xã Liên Minh vẫn đang làm tốt công tác dự báo, cảnh báo sớm các thiên tai có thể xảy ra để người dân phòng tránh. Hàng năm, tỉnh Lào Cai và thị xã Sa Pa đều xây dựng phương án phòng chống thiên tai rất chi tiết, có xác định rõ những điểm cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đá. Thị xã đã lắp đặt các trạm đo mưa tự động để có số liệu báo cáo hàng ngày. Chính quyền cũng lập danh sách các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cần di dời, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo cho người dân về nguy cơ xảy ra thiên tai.

Một chi tiết đáng lưu ý khác là tỷ lệ che phủ rừng ở thị xã Sa Pa khá cao. Riêng xã Liên Minh có tỷ lệ che phủ rừng lên tới 84,59%. Việc quản lý các hành lang sông suối cũng được chính quyền địa phương quan tâm thực hiện thường xuyên nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra lũ lụt và sạt lở. Chính vì thế, việc xảy ra lũ ống tại xã Liên Minh là chuyện mà rất ít người có thể ngờ tới. Theo như lời kể của những người dân đã sống hơn 90 tuổi ở xã Liên Minh thì họ cũng chưa từng chứng kiến một trận lũ nào lớn như thế này. Công tác dự báo, cảnh báo bởi vậy cũng gặp khó khăn lớn hơn.

Một người dân bị mất nhà cửa sau trận lũ ống tại xã Liên Minh chia sẻ: “Trận lũ đã khiến gia đình tôi mất sạch, thóc gạo, tiền bạc, giấy tờ… đều trôi theo dòng nước. Ngay cả tôi cũng suýt mất mạng, chỉ chậm vài phút thôi thì cả người cũng không còn. Sự việc xảy ra vào giờ mọi người đang ăn cơm tối, cũng may là xảy ra sớm nên mọi người còn chạy kịp. Chúng tôi cũng không hiểu vì sao ở đây lại xảy ra lũ ống khi mà rừng vẫn còn được giữ gìn gần như nguyên vẹn. Khu vực này hiếm khi có lũ quét, mấy chục năm nay chưa từng xảy ra thiên tai nào như thế này”.

Lào Cai: Người dân mong mỏi chờ hỗ trợ từng ngày
Việc nạo vét, khơi thông dòng chảy của lòng suối là việc làm cần thiết để phòng tránh nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét.

Để phòng ngừa những sự việc tương tự có thể xảy ra trong thời gian tới, UBND thị xã Sa Pa sẽ tiếp tục rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở, đồng thời xây dựng phương án di chuyển người dân đến nơi an toàn, bố trí các điểm sắp xếp dân cư tập trung, sắp xếp dân cư xen ghép. Ngoài ra, thị xã cũng đã xây dựng các phương án để quản lý hành lang sông suối, bảo dưỡng các công trình đầu tư công và đặc biệt là bảo vệ rừng. Trong thời gian tới, thị xã sẽ đề xuất với tỉnh Lào Cai và Trung ương về việc nạo vét, khơi thông dòng chảy của lòng suối để tránh nước bị tích tụ, giảm thiểu nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét. Tất cả những công việc này sẽ cần thực hiện trước mùa mưa để đảm bảo an toàn cho người dân.

Một người dân ở gần khu vực xảy ra trận lũ ống vừa qua chia sẻ: “Nhà của tôi cũng ở gần suối nên tôi lo rằng chuyện tương tự có thể xảy ra với mình. Vì thế, tôi rất mong chính quyền xã và các cơ quan chức năng sẽ tổ chức nạo vét lòng suối, khơi thông dòng chảy và xây dựng kè, gia cố những chỗ xung yếu nhất để bảo vệ chỗ ở cho chúng tôi”.

Hỗ trợ đất ở, giãn nợ và vay vốn tái sản xuất cho người dân

Ngay trong đêm xảy ra trận lũ ống gây hậu quả nghiêm trọng tại xã Liên Minh, Ủy ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của thị xã Sa Pa đã tiếp cận hiện trường, hướng dẫn UBND xã thực hiện phương châm 4 tại chỗ, trước hết là ưu tiên cứu người và đảm bảo an toàn cho người cùng tài sản.

Sau đó, các cấp chính quyền đã huy động lực lượng tìm kiếm người mất tích, di chuyển người cùng tài sản đến khu vực an toàn và động viên, thăm hỏi, chăm lo chế độ cho những người gặp nạn theo quy định. UBND thị xã cũng đã nhanh chóng rà soát và di chuyển những hộ gia đình trong khu vực có nguy cơ sạt lở đến vị trí an toàn.

Mặt khác, thị xã đã thành lập Tổ công tác rà soát, thống kê tất cả thiệt hại mà trận lũ ống gây ra, yêu cầu các hộ dân kê khai thiệt hại, sau đó UBND xã sẽ tổng hợp và đối chiếu rồi báo cáo lên UBND thị xã để từ đó xây dựng phương án hỗ trợ cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế. Hiện nay, UBND thị xã Sa Pa đã xây dựng phương án “Khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra đêm ngày 12/9 – rạng sáng 13/9/2023 trên địa bàn xã Liên Minh”, đề xuất hỗ trợ di chuyển nhà ở (2 nhà), hỗ trợ thiệt hại chăn nuôi (184 con gia cầm, lợn) và đầu tư sửa chữa cơ sở hạ tầng bị thiệt hại. Tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 221 tỷ đồng, chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách.

UBND thị xã giao cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, đề xuất cơ chế hỗ trợ, trợ cấp cho con cái thân nhân của các nạn nhân thiệt mạng đang đi học để các cháu có điều kiện tham gia học tập. Đối với các hộ vay vốn ngân hàng, UBND thị xã đang làm việc với các ngân hàng để kiến nghị giãn nợ, đồng thời cho các hộ vay bổ sung theo nguyện vọng với lãi suất ưu đãi để đầu tư, tái tạo sản xuất. Sau đó, chính quyền sẽ có hỗ trợ về kỹ thuật và các mô hình, dự án phù hợp cho người dân để tiếp tục nuôi cá tầm, cá hồi hoặc chuyển đổi nghề.

Lào Cai: Người dân mong mỏi chờ hỗ trợ từng ngày
Một số hộ dân đang chuẩn bị gỗ để dựng nhà mới, nhưng vẫn phải chờ chính quyền bố trí địa điểm theo đúng quy hoạch sử dụng đất.

Hơn bao giờ hết, người dân ở xã Liên Minh đang từng ngày mong mỏi sự hỗ trợ của chính quyền địa phương để sớm ổn định chỗ ở và đầu tư tái sản xuất. Anh V, một người dân đang phải sống nhờ ở nhà bố đẻ sau khi mất nhà trong trận lũ vừa qua cho biết: “Chúng tôi rất mong muốn chính quyền sớm hỗ trợ đất ở để xây lại nhà và hỗ trợ vốn để tái sản xuất. Nếu không được hỗ trợ lãi suất thì không biết đến khi nào chúng tôi mới có thể trả được nợ. Chúng tôi thực sự không biết phải chờ đến bao giờ nữa, rất mong muốn các cơ quan chức năng sẽ có giải pháp hỗ trợ người dân càng sớm càng tốt”.

Thực tế, UBND xã Liên Minh cũng đã có kế hoạch di chuyển người dân khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở, nhưng vẫn cần có thời gian để bố trí địa điểm phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Ông Phàn Phủ Seng, Chủ tịch UBND xã Liên Minh cho biết: “Việc bố trí quỹ đất cho người dân đã khó, nhưng khó hơn nữa là thủ tục cấp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân có thể xây nhà mới. Hiện tại, xã đang làm báo cáo và tờ trình gửi đến các cơ quan chuyên môn để báo cáo UBND thị xã chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành đo đạc, cấp sổ đỏ cho người dân, ưu tiên các trường hợp bị thiệt hại trong đợt lũ này”.

Cũng theo lời ông Seng, hầu hết các hộ dân đều muốn khôi phục việc nuôi cá hồi, cá tầm, nhưng họ rất cần chính quyền sớm hỗ trợ tạo hành lang pháp lý và đề nghị các ngân hàng hỗ trợ giãn nợ, giảm lãi suất cho vay. Chỉ có như vậy thì người dân mới có thể vượt qua khó khăn để sớm ổn định lại cuộc sống, tái sản xuất và phát triển kinh tế bền vững.

Hữu Mạnh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
  • Bình Thuận: Tạm thời xây dựng rọ đá để ứng phó sự cố cát tràn xuống đường và nhà dân

    (Xây dựng) – Lãnh đạo UBND thành phố Phan Thiết đã tổ chức kiểm tra thực tế, họp bàn giải pháp ứng phó, xử lý dứt điểm tình trạng cát tràn xuống đường tại phường Phú Hài.

    08:49 | 08/09/2024
  • Bão số 3 hoành hành tại Thái Nguyên

    (Xây dựng) – Cũng như nhiều địa phương khác, tại Thái Nguyên, bão số 3 đã hoành hành với sức gió lớn kèm mưa, gây thiệt hại cho các địa phương trong tỉnh.

    08:20 | 08/09/2024
  • Không mở hé cửa hoặc cửa sổ căn hộ chung cư khi gió bão

    Một số ý kiến cho rằng việc mở cửa có thể làm giảm chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, theo chuyên gia xây dựng, khi có gió bão lớn, không được mở cửa.

    08:13 | 08/09/2024
  • Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, cảnh báo có nơi mưa trên 400mm

    Sau khi đi sâu vào đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ, bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, có thể gây mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, có nơi trên 400mm.

    07:59 | 08/09/2024
  • Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đi kiểm tra và chỉ đạo ứng phó với bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 7/9, ông Bùi Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã kiểm tra thực tế và cho ý kiến chỉ đạo các công việc chủ động ứng phó với bão số 3 tại một số địa phương.

    06:52 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Không chủ quan, lơ là trong việc ứng phó với bão số 3

    (Xây dựng) – Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông khi đi kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại hồ Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên; hồ Đại Lải, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên và Trạm bơm tiêu Kim Xá, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương vào trưa 7/9.

    19:59 | 07/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch kiểm tra công tác ứng phó với bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 7/9, ông Hoàng Long Biên, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã đi kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3 tại Công ty TNHH Lợi Tín Lập Thạch và tại một số địa phương trên địa bàn.

    19:27 | 07/09/2024
  • Thông tin về tình hình cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã cung cấp thông tin mới nhất về tình hình cơn bão số 3 và công tác ứng phó, giải pháp để giảm nhẹ thiệt hại.

    18:53 | 07/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load