Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 21:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Hạ tầng

Làm gì để kiểm soát chất lượng nước sinh hoạt

16:12 | 07/11/2019

(Xây dựng) – Sự cố nhà máy nước sông Đà thời gian qua tại Hà Nội đã làm dấy lên lo ngại về chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân. Do đó làm thế nào để kiểm soát chất lượng nước đã được các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo “Nâng cao năng lực giám sát và kiểm soát chất lượng nước” do Hội cấp thoát nước tổ chức vừa qua.

lam gi de kiem soat chat luong nuoc sinh hoat
Toàn cảnh Hội thảo “Nâng cao năng lực giám sát và kiểm soát chất lượng nước”.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến – Tổng thư ký Hội cấp thoát nước Việt Nam thì nước sạch là một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội. Mục tiêu của ngành Nước hiện nay là thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn nhằm quản lý rủi ro và khắc phục sự cố có thể xảy ra từ nguồn; cơ sở xử lý và hệ thống truyền dẫn phân phối đến khách hàng sử dụng; đảm bảo cấp nước liên tục, đủ lượng nước, duy trì đủ áp lực, chất lượng nước đạt quy chuẩn quy định.

“Bảo vệ nguồn nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, chúng ta đã có những những quy định khá cụ thể về trách nhiệm song trong thực tế triển khai còn quá nhiều bất cập từ các Bộ, ngành; Chính quyền các cấp đến đơn vị cấp nước... (thông qua vụ nhà máy nước sông Đà bộc lộ khá rõ). Bên cạnh đó, công tác giám sát, kiểm soát chất lượng nước (cả nước thô và nước sạch) nhiều địa phương và đơn vị cấp nước thực hiện khá tốt; các thiết bị giám sát, kiểm soát hoạt động thường xuyên liên tục xử lý thông tin nhanh hơn và cung cấp thông tin khá kịp thời và chính xác, tuy nhiên cũng còn nhiều đơn vị cấp nước chưa quan tâm hoặc đầu tư chưa đầy đủ. Công tác nội kiểm, ngoại kiểm cũng còn chưa chặt chẽ ở một vài nơi. Công tác bảo đảm cấp nước an toàn đã được các Bộ, ngành và cơ quan quản lý tập huấn, hướng dẫn, nhiều đơn vị cấp nước ban hành kế hoạch cấp nước an toàn, nhiều địa phương thành lập Ban chỉ đạo, song khi sự cố xảy ra thì bị động và cực kỳ lúng túng trong xử lý, giải quyết đồng thời chưa nhận thức được hậu quả xảy ra”, ông Tiến nhấn mạnh.

Nói về công tác giám sát chất lượng nguồn nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Bác sỹ Ngô Cao Lẫm – Trưởng khoa Sức khỏe môi trường và y tế trường học - Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Căn cứ theo các quy định pháp luật mà Trung tâm thực hiện kiểm tra đột xuất, ngẫu nhiên, định kỳ và lấy mẫu nước tại nhà máy, mạng lưới, hộ dân, trạm cấp để đo nhanh Clo dư hoặc PH, xét nghiệm để kịp thời phản ánh với cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn. Tổng điểm giám sát trên địa bàn thành phố là trên 15.300 điểm, bình quân 4 ngày giám sát 1 phường xã.

Từ những bất cập liên quan tới cấp nước an toàn mà mới đây UBND thành phố Hồ Chí Minh đã giao cho Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn phối hợp cùng các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng kế hoạch cấp nước an toàn và an ninh nguồn nước cho thành phố. Theo đó, phải tổ chức quan trắc, kiểm soát ô nhiễm chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, Kênh Đông, qua đó đề ra giải pháp ngăn chặn xả thải gây ô nhiễm nguồn nước từ các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu dân cư. Đồng thời, có giải pháp hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra sự cố trên hệ thống mạng lưới đường ống.

Chia sẽ kinh nghiệm của mình, đại diện Công ty Biwase cho biết phải giám sát từ nguồn nước đầu vào như quan trắc kiểm tra theo dõi thường xuyên diễn biến chất lượng nước môi trường nước tại lưu vực sông và khu vực thu nước. Đồng thời kiểm soát các khâu xử lý nước, nước sau xử lý và mạng lưới phân phối. Làm được điều này phải ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa vận hành thiết bị và chậm hóa chất tự động; kiểm soát chất lượng trong từng khâu xử lý như lắng lọc, bể chứa, mạng lưới phân phối; công tác duy tu, sữa chữa thay thế đường ống cũ để bảo đảm chất lượng nước được xuyên suốt…

Đồng quan điểm, Công ty Cổ phần nước Thừa Thiên - Huế cho rằng, cần quy định trách nhiệm của các thành viên đảm bảo cấp nước an toàn như: Sở Tài nguyên và Môi trường (tài nguyên nước, nguồn thải), trung tâm kiểm soát bệnh tật - Sở Y tế (ngoại kiểm, kiểm soát dịch bệnh), Sở Tài chính (tham mưu kinh phí), Công ty cấp nước (tổ chức sản xuất và cấp nước an toàn)… Đồng thời phải ban hành sổ tay cấp nước an toàn với các quy trình cụ thể từ lưu vực đến mạng cấp và đề ra các quy trình để tuân thủ cách xác định mức độ xử lý nước cần thiết khi có sự cố.

Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, các chuyên gia cho rằng cần sử dụng phầm mềm giám sát online cho hệ thống giám sát chất lượng nguồn nước. Bởi các thiết bị liên tục ghi nhận và truyền dữ liệu và phân tích chất lượng nguồn nước để sớm có cảnh báo để chuẩn bị các phương án xử lý sự cố nhằm mang đến nguồn nước an toàn cho người dân.

Cao Cường 

Theo

Cùng chuyên mục
  • Hà Nội: Đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ

    (Xây dựng) - Nhằm giải quyết nhu cầu đi lại của người dân cũng như đảm bảo an toàn giao thông, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông vừa báo cáo Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề xuất UBND Thành phố đầu tư xây dựng 29 cầu vượt cho người đi bộ tại các vị trí đông dân cư, trường học trên địa bàn Thành phố.

  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

  • Thái Nguyên: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm

    (Xây dựng) – Với những đột phá về hạ tầng giao thông trong những năm gần đây, diện mạo của tỉnh Thái Nguyên đã có những chuyển biến mạnh mẽ, nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh được nhanh chóng triển khai, hoàn thiện về hạ tầng. Đó chính là động lực để tỉnh phấn đấu sớm trở thành một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp hiện đại của khu vực và vùng Thủ đô Hà Nội vào năm 2030.

  • Cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng nỗ lực về đích

    (Xây dựng) - Những ngày này, không khí làm việc trên các công trường thuộc dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng luôn hối hả. Các đơn vị đang dốc toàn lực đẩy nhanh tiến độ, nhằm đưa dự án về đích, tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển…

  • Hà Nội: Phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54

    (Xây dựng) - Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 4603/QĐ-UBND ngày 04/9/2024 về việc phê duyệt phương án tuyến, vị trí tuyến đường LK54, từ khu tái định cư phục vụ công tác GPMB cầu Nhật Tân, đường 5 kéo dài và các dự án phát triển đô thị đến đường LK53, tỷ lệ 1/500.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load