Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 03:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lãi trăm tỷ mỗi năm, SDN vẫn bán giá gốc cho Kinh Bắc: “Chiêu” tăng sốc lãi

22:07 | 04/08/2022

(Xây dựng) - Quý II/2022, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc gây bất ngờ cho giới đầu tư khi công bố lợi nhuận tăng sốc dù doanh thu sụt giảm. Khoản lãi đó đến từ việc Kinh Bắc mua rẻ cổ phần của Công ty Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN). Thế nhưng, thương vụ này gây ra nhiều nghi vấn khi mà SDN kinh doanh rất tốt nhưng lại sẵn sàng “bán mình” giá gốc cho Kinh Bắc.

lai tram ty moi nam sdn van ban gia goc cho kinh bac chieu tang soc lai
Tổng Công ty Kinh Bắc tăng sốc lợi nhuận nhờ “mua rẻ” SDN

Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) là đơn vị hoạt động chính về lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh Khu Đô thị, Khu Dân cư, Khu tái định cư, Khu nhà ở công nhân. Bán nhà do Công ty xây dựng trong Khu Đô thị, Kinh doanh và phát triển nhà ở, văn phòng, kho bãi...

Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với nhiều bất ngờ. Đáng chú ý nhất chính là lợi nhuận sau thuế tăng dựng đứng bất chấp doanh thu giảm sâu.

Cụ thể, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ của KBC chỉ đạt 395 tỷ đồng, giảm 355 tỷ đồng, tương đương 47,3% so với quý 2/2021; luỹ kế 6 tháng đầu năm đạt 1.087 tỷ đồng, giảm 1.665 tỷ đồng, tương đương 60,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong kỳ, KBC nỗ lực cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp khiến chỉ tiêu này giảm đáng kể từ 136 tỷ đồng xuống 89,7 tỷ đồng nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh quý II vẫn giảm 157 tỷ đồng, tương đương 71,7% so với quý II/2021; luỹ kế 6 tháng đầu năm giảm 971 tỷ đồng, tương ứng 88% xuống chỉ còn 133 tỷ đồng.

Thế nhưng, lợi nhuận sau thuế quý II của KBC vẫn bứt phá khi tăng 1.856 tỷ đồng, tương đương 24 lần lên 1.934 tỷ đồng; luỹ kế 6 tháng đầu năm tăng 1.665 tỷ đồng, tương đương 2,1 lần lên 2.457 tỷ đồng.

Nguyên nhân của đà tăng sốc này chính là việc KBC “mua rẻ” được cổ phần Công ty Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng (SDN).

Lãi đột biến nhờ “mua rẻ” SDN

Theo thuyết minh báo cáo tài chính của KBC, trong 6 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận khoản thu nhập mua rẻ lên đến 2.397 tỷ đồng từ giao dịch tăng tỷ lệ sở hữu lên 48% tại SDN.

Trong ngày 29/6, Chủ tịch HĐQT Đặng Thành Tâm đã ký Nghị quyết HĐQT thông qua việc mua thêm 5,7 triệu cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng để nâng tổng sở hữu lên 9,6 triệu đơn vị (tỷ lệ 48%), đồng thời chuyển thành công ty liên kết với giá trị đầu tư tương ứng 96 tỷ đồng.

Tuy nhiên giá trị hợp lý của khoản đầu tư vào Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng trên báo cáo là 2.493 tỷ đồng, tức thu lãi tổng cộng 2.397 tỷ đồng từ thương vụ mua rẻ này.

SDN là chủ sở hữu một loạt dự án như khu công nghiệp và Khu phi thuế quan tại Thừa Thiên - Huế với tổng diện tích 658ha; Khu công nghiệp Hòa Khánh mở rộng (Đà Nẵng) có diện tích 133ha; Khu công nghiệp Liên Chiểu (Đà Nẵng) diện tích 289ha; dự án biệt thự nghỉ dưỡng The Song - Danang Beach Villas 5 sao tọa lạc tại thành phố Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư dự kiến 110 triệu USD.

Nghi vấn SDN “bán mình” giá gốc dù lãi trăm tỷ mỗi năm

Có thể thấy, chính việc “mua rẻ” cổ phần SDN là nguyên nhân giúp KBC tăng đột biến lợi nhuận. Nếu không có thương vụ này, lợi nhuận sau thuế Tổng Công ty của đại gia Đặng Thành Tâm chắc chắn “lao dốc”.

Thế nhưng, nghi vấn được đặt ra là tại sao SDN sẵn sàng “bán mình” giá gốc dù Công ty vẫn ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tốt.

Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng thành lập ngày 3/8/2005 tại Đà Nẵng. Công ty đã trải qua nhiều “đời” đại diện pháp luật như doanh nhân Vũ Ngọc Ánh, Trần Ngọc Điệp, Nguyễn Trường Sơn và Phạm Văn Lực.

Công ty có vốn điều lệ 200 tỷ đồng nhưng do kinh doanh tốt, đạt lợi nhuận 149 tỷ đồng (năm 2020) nên tại thời điểm cuối năm 2020, vốn chủ sở hữu Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng lên tới 445 tỷ đồng.

Trước đó, Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng đều ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tốt. Từ các năm 2016 đến 2019, Công ty ghi nhận doanh thu 150 tỷ đồng (năm 2016), 184 tỷ đồng (năm 2017), 481 tỷ đồng (năm 2018) và 407 tỷ đồng (năm 2020); lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 14,7 tỷ đồng, 25,2 tỷ đồng, 84,6 tỷ đồng và 37,7 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong 5 năm này, tổng lợi nhuận SDN đạt được lên tới 311,2 tỷ đồng, cao vượt trội so với vốn điều lệ 200 tỷ đồng.

Kinh doanh tốt đến như vậy nhưng tại sao SDN lại “bán rẻ” cho KBC, từ đó giúp KBC tăng đột biến lợi nhuận cũng là một câu hỏi lớn.

Bên cạnh đó, càng khó hiểu hơn khi SDN “bán rẻ” cho KBC nhưng lại phải đi vay 97,5 tỷ đồng từ KBC.

Ninh Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load