Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 05:34 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

KTX Kim Đỉnh (Hải Phòng): Mái ấm của người lao động

15:07 | 16/11/2021

(Xây dựng) - Khu KTX Kim Đỉnh (Hải Phòng) của Nhà máy giầy Liên Dinh - thuộc Công ty TNHH Đỉnh Vàng là nơi ở của gần 400 công nhân ngoại tỉnh. Với diện tích khuôn viên hơn 4,8 nghìn m2, KTX có 9 dãy nhà 2 tầng, mỗi dãy 15 phòng, được xây dựng từ năm 2005. Đến nay, toàn bộ cơ sở vật chất của khu KTX này đã xuống cấp nhưng vẫn là nơi “ước đến” của nhiều công nhân tỉnh xa khi về làm việc tại nhà máy.

ktx kim dinh hai phong mai am cua nguoi lao dong
Ảnh: Hoàng Long.

Phù hợp với yêu cầu của người lao động

KTX Kim Đỉnh được vận hành theo quy mô cho thuê dưới hình thức công ty hỗ trợ cho người lao động. Nhìn từ bên ngoài, những dãy nhà 2 tầng đã nhuốm màu thời gian xưa cũ, nhưng khi bước vào bên trong khuôn viên, chúng tôi cảm nhận được nơi đây có một nhịp sống khá yên bình với không khí trong lành, thoáng đãng. Những em bé tầm 3 - 5 tuổi chạy tung tăng vui đùa dưới sân, đợi bố mẹ đi làm về. Một vài em nhỏ ngủ say trên lưng của anh chị… Tiếng trẻ nô đùa, cười vui phá tan không gian tĩnh mịch của KTX trong buổi chiều tà.

ktx kim dinh hai phong mai am cua nguoi lao dong
Căn phòng cho hộ gia đình tại KTX.

Mỗi căn phòng ở KTX Kim Đỉnh có diện tích 35 m2, được sắp xếp cho 8 -10 người ở chung (đối với cá nhân) và ở theo hộ gia đình. Hàng tháng, công nhân chỉ cần đóng mức phí 150 nghìn đ/người bao gồm điện nước là đã có một chỗ ở ổn định, yên tâm làm việc. Còn hộ gia đình sẽ thuê với mức giá 700 nghìn đ/hộ, chưa tính điện nước.

Dạo quanh một vòng KTX, chúng tôi ghé thăm căn phòng của chị Vũ Thị Nga - 47 tuổi, quê Thái Bình. Vì vợ chồng luân phiên làm ca xong thì về nghỉ ngơi, nên căn phòng của chị Nga khá đơn giản. Chỉ có 2 chiếc giường tầng ghép vào nhau để giữa nhà. Một chiếc tủ sắt đựng đồ cá nhân và một góc nhà để treo quần áo.

Chị Nga cho biết: Hai vợ chồng cùng làm việc tại nhà máy giầy Liên Dinh được 4 năm. Với mức lương 6,5 triệu đ/tháng/người, vợ chồng tôi tích cóp cũng đủ trang trải cho cuộc sống thuê trọ KTX và gửi tiền về quê. Mặc dù KTX chưa đầy đủ tiện nghi, nhưng công nhân như chúng tôi cảm thấy rất hài lòng. Bởi mức giá thuê phù hợp với khả năng chi trả. Anh chị em công nhân luôn đoàn kết, vui vẻ, hỗ trợ lẫn nhau khi vui buồn, ốm đau. Thêm đó, ở đây có Ban quản lý, có căng tin, nhà trẻ và gần chợ… nên đảm bảo đủ điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người lao động. So với phòng trọ bên ngoài nhà dân, thì KTX là nơi khá an toàn, an ninh và giá thuê hợp lý.

ktx kim dinh hai phong mai am cua nguoi lao dong
Tiếng trẻ em nô đùa phá tan không gian tĩnh mịch khu KTX trong chiều tà.

“Vì tuổi đã cao, nếu sức khoẻ không đảm bảo để gắn bó lâu dài với nhà máy thì chúng tôi sẽ về quê sống. Do vậy, chúng tôi cũng không mơ ước có căn hộ để định cư ở đây”- chị Nga nhấn mạnh.

Em Giàng A Phăng (sinh năm 2002) quê ở Hà Giang theo anh họ về nhà máy xin làm công nhân được hơn 1 năm. Mỗi tháng, kể cả tăng ca, thu nhập của Phăng là gần 7 triệu đồng. Trong đó, trừ đi khoản thuê trọ KTX là 150 nghìn đ/tháng và sinh hoạt phí, Phăng vẫn đủ tiền gửi về cho bố mẹ ở quê.

Phăng cho biết: Lúc đầu ở đông 8 -10 người/phòng, em cảm thấy lạ và không quen vì mỗi người một tính. Nhưng anh em ở lâu cũng quý mến nhau nên thấy vui vẻ và thoải mái. Do vậy, em thích ở KTX hơn là ra ngoài thuê nhà trọ vì ở đây được đảm bảo an ninh, môi trường yên tĩnh và phòng ở sạch sẽ. Chúng em được tham gia các hoạt động thể thao trong khuôn viên KTX vào buổi sáng hoặc chiều. Mặc dù không có công viên hay các hoạt động giải trí hiện đại khác, nhưng đối với chúng em, nơi ở như vậy là rất phù hợp và hài lòng rồi. Trong đợt dịch Covid - 19 vừa qua, chúng em chỉ đi làm rồi về ở trong phòng, không đi ra ngoài nên thấy yên tâm hơn vì hạn chế tiếp xúc với người ngoài.

Tạo dựng nơi ở để công nhân yên tâm sản xuất

Là DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh da giày, với đa phần là công nhân nữ, nhà máy có tổng số 4.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có 1.000 công nhân ở các tỉnh xa như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn… về làm việc và trực tiếp sinh hoạt tại Hải Phòng. Họ đến từ tỉnh miền núi, xa quê lập nghiệp nên họ rất cần quan tâm, hỗ trợ về nhà ở. Vì vậy, việc đảm bảo nơi an cư cho người lao động được Ban lãnh đạo Nhà máy chú trọng. Tuy nhiên, quy mô KTX hiện nay chỉ đáp ứng chỗ ở cho gần 400 lao động, nên số còn lại phải chủ động thuê trọ bên ngoài nhà dân xung quanh nhà máy.

ktx kim dinh hai phong mai am cua nguoi lao dong
Phòng tập thể dành cho người độc thân.

Ông Vũ Tiến Vương - Giám đốc Nhà máy giày Liên Dinh chia sẻ: Lãnh đạo Công ty đã quan tâm xây dựng khu KTX để phục vụ chỗ ở cho người lao động từ các tỉnh xa về ở và làm việc. KTX được Công ty xây dựng từ năm 2005, sau 16 năm sử dụng đã bị xuống cấp, tường sơn, trần, mái… bị hư hỏng, bong chóc. Công ty có kế hoạch thường xuyên cải tạo nâng cấp, nhưng do thời gian sử dụng đã 16 năm, công trình không tránh khỏi xuống cấp. Công ty tiến hành khảo sát để có phương án cải tạo cho khang trang hơn, đảm bảo an toàn cho công nhân. Cải tạo ở đây là mang tính chất sửa chữa, không phải xây mới. Bởi, việc di chuyển công nhân ra nơi ở khác trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid -19 sẽ không đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người lao động và ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh.

Dịch Covid - 19 kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý công nhân cũng như làm thay đổi cách quản lý của đơn vị sử dụng lao động. Xây dựng một nơi ở khép kín, gần nơi làm việc sẽ giúp DN chủ động được nguồn lao động và đảm bảo sức khoẻ công nhân. Theo ông Vũ Tiến Vương, khi ở KTX, công nhân sẽ yên tâm hơn vì có Ban quản lý KTX cùng đội ngũ y tế và bảo vệ để đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho người lao động. KTX nằm cạnh nhà máy, nên công nhân đi lại thuận tiện, giúp tiết kiệm được thời gian và công sức di chuyển.

Nhà máy còn có căng tin để phục vụ nhu cầu mua sắm của cán bộ, nhân viên nên nhu cầu đi ra ngoài mua sắm rất ít. Ban Lãnh đạo Công ty rất quan tâm tới đời sống cán bộ, công nhân viên, từ bữa ăn đến nơi ở... Đó cũng là một trong những biện pháp để đảm bảo an toàn toàn diện cho cán bộ, công nhân viên và toàn bộ nhà máy trong đại dịch này. Một cung đường hai điểm đến đã giúp DN an toàn, ổn định sản xuất trong thời đại dịch.

Trao đổi về kế hoạch xây dựng thêm nơi ở cho cán bộ, công nhân lao động, ông Vũ Tiến Vương nhấn mạnh: Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, trong 1.000 CBCNV chưa có chỗ ở, có khoảng 300 người (chiếm 30%) có nhu cầu sở hữu nhà ở để cống hiến và làm việc lâu dài tại các công ty. Khoảng 70% số lao động còn lại mong muốn thuê nhà, họ thường gắn bó với DN từ 3 - 7 năm, sau khi đã tiết kiệm được khoản tiền, họ trở về quê sinh sống.

Chia sẻ về khó khăn khi DN sản xuất đầu tư, xây dựng nhà ở, ông Vương nhấn mạnh: Chúng tôi là đơn vị sản xuất nên việc xin cấp phép dự án, với các yêu cầu về trình tự, thủ tục, triển khai, xây dựng… gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là liên quan đến quỹ đất. Công ty mong muốn các cấp chính quyền quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN để người lao động có chốn an cư, yên tâm gắn bó với DN.

Hà Huyền Nhi

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load