Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 02:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Kiến trúc truyền thống Việt Nam và hội nhập

10:27 | 06/09/2023

(Xây dựng) - Trong quá trình hội nhập và phát triển, việc kế thừa và phát huy những giá trị, bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa khi nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội. Vấn đề này sẽ được thể hiện rõ nét nhất tại Triển lãm quốc tế EXPO kiến trúc 2023 sẽ diễn ra tại thành phố Phú Quốc vào đầu tháng 9/2023 tới đây.

Kiến trúc truyền thống Việt Nam và hội nhập
PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương - Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia, Bộ Xây dựng.

Tầm quan trọng của bản sắc kiến trúc Việt Nam

Kiến trúc được coi là một loại hình nghệ thuật - kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, có tính đặc thù cao và gắn bó hữu cơ với sự phát triển của lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kinh tế - xã hội, tổ chức không gian sống của con người và xã hội.

Ở Việt Nam, quá trình xây dựng và phát triển nền kiến trúc Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo để phát triển nền kiến trúc nước nhà có bản sắc, hiện đại, hội nhập quốc tế và xây dựng đội ngũ kiến trúc sư có đủ năng lực và điều kiện hành nghề tốt.

Ngay từ thời kỳ đầu thành lập chính quyền nhân dân và xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của kiến trúc trong đời sống xã hội tại Thư gửi Hội nghị Kiến trúc sư năm 1948, trong đó có nêu “Trong 4 điều quan trọng cho dân sinh: Ở và đi lại là hai vấn đề cũng cần thiết như ăn và mặc, vì vậy, việc kiến trúc là một việc rất quan hệ...”.

Tại các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước đã xác định những nội dung lớn để định hướng phát triển nhiều lĩnh vực trong đó có việc phát triển nền kiến trúc Việt Nam.

Kiến trúc truyền thống Việt Nam và hội nhập
Bảo tàng Hoàng thành Thăng Long.

Có thể thấy rằng, sự phát triển mọi mặt của xã hội đều có sự xuất hiện của nhiều hình thái kiến trúc. Kiến trúc đã thực sự là hạt nhân của các hoạt động tổng thể, phản ánh rõ tình hình kinh tế - xã hội và đặc biệt là văn hóa truyền thống ở mỗi quốc gia. Đáng chú ý hiện nay, Việt Nam đang hướng tới đẩy mạnh phát triển về văn hóa, kiến trúc, lấy văn hóa làm động lực và nền tảng phát triển xã hội, đẩy mạnh công nghiệp văn hóa…, tất cả cho thấy vai trò và vị thế kiến trúc ở mỗi quốc gia đều có tầm quan trọng đặc biệt.

Với vị trí là đơn vị nghiên cứu chiến lược quốc gia về lĩnh vực kiến trúc, trực thuộc Bộ Xây dựng, Viện Kiến trúc quốc gia ngày càng khẳng định vai trò nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực kiến trúc. Viện Kiến trúc quốc gia đã được Bộ Xây dựng giao chủ trì, phối hợp với với UBND thành phố Phú Quốc, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Quy hoạch Kiến trúc, Viện Vật liệu Xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng) và các đơn vị liên quan tổ chức EXPO Kiến trúc 2023 - sự kiện lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, với mục tiêu tạo một diễn đàn quốc tế trên con đường truyền tải những dấu ấn kiến trúc, thông điệp về bản sắc kiến trúc Việt Nam. Đồng thời, thể hiện những mục tiêu quản lý và phát triển đô thị bền vững, khả năng thích ứng với công nghệ, chuyển đổi số; tạo cơ hội hợp tác trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Với 2 phiên hội thảo chuyên đề: “Phát triển kiến trúc bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu” và “Vai trò của vật liệu, công nghệ trong tạo lập không gian sống”, sự kiện sẽ đi sâu bàn luận, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về quy hoạch, phát triển nhà ở bền vững; các giải pháp công nghệ vật liệu; phát triển nền kiến trúc quốc gia với mục tiêu đề cao giá trị bản sắc nền kiến trúc quyền thống của dân tộc; thúc đẩy tiến trình xây dựng hạ tầng kiến trúc, tạo dựng không gian sống, làm việc tiện nghi, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bên cạnh hội nghị, hội thảo chuyên ngành là Triển lãm kiến trúc, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp của Việt Nam và quốc tế tham dự, giới thiệu, quảng bá sản phẩm mới và mở rộng hệ thống phân phối một cách hiệu quả. Triển lãm sẽ là những trải nghiệm về công nghệ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kiến trúc, thiết kế nhà ở, công trình công cộng…

Tạo lập kiến trúc mới kế thừa và phát huy những giá trị kiến trúc truyền thống

Đề cập về vấn đề hội nhập và phát triển của nền kiến trúc Việt Nam hiện nay, PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương - Viện trưởng Viện Kiến trúc quốc gia nhấn mạnh tầm quan trọng của Luật Kiến trúc.

Luật Kiến trúc ra đời không chỉ giúp nâng cao vai trò quản lý, định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần định hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, là một bước ngoặt, khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới đối với nền kiến trúc Việt Nam. Đồng thời, Luật Kiến trúc là cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới, sáng tạo của kiến trúc sư, tạo tiền đề phát triển kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn mới.

Kiến trúc truyền thống Việt Nam và hội nhập
Dự án Nhà ở xã hội khu dân cư đồi Ngân Hàng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Luật Kiến trúc xác định nguyên tắc bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa kiến trúc thế giới; Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc; Thúc đẩy hợp tác quốc tế về kiến trúc trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin về kiến trúc; Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc; Thực hiện các hoạt động kiến trúc; Thừa nhận lẫn nhau về hành nghề kiến trúc…

Theo PGS.TSKT Mai Thị Liên Hương, sự kiện EXPO Kiến trúc 2023 lần này với chủ đề: “Kiến trúc - Tạo lập không gian bền vững cho cộng đồng” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong vấn đề đẩy mạnh hội nhập và phát triển nền kiến trúc Việt Nam trong xu hướng quốc tế nói chung.

Thứ nhất, sự kiện tạo ra diễn đàn để chia sẻ và trao đổi cùng các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước thông qua những hội thảo nhằm thảo luận và đề xuất các giải pháp, sáng kiến về công nghệ, ứng dụng khoa học vật liệu, thiết kế công trình, quy hoạch và hạ tầng đô thị - nông thôn; các giải pháp kiến trúc hiện đại được áp dụng cho nhà ở và bảo tồn di sản; giải pháp chống chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu để định hướng quy hoạch phát triển bền vững.

Thứ hai, thúc đẩy mục tiêu xây dựng, phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc đã được xác định tại Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050”.

Thứ ba, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc; các công trình kiến trúc bảo đảm tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; có giải pháp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; đúc kết kinh nghiệm, góp phần bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống.

Thứ tư, lĩnh hội, giao lưu quốc tế trong phát triển kiến trúc bảo đảm giữ được bản sắc, hài hòa với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trình độ khoa học, kỹ thuật; bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc; bảo đảm kết hợp hài hòa giữa quá khứ với hiện tại; có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

Kiến trúc truyền thống Việt Nam và hội nhập
Trung tâm hành chính tỉnh Cao Bằng.

Thứ năm, đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiến trúc; tổ chức các hoạt động xúc tiến, mở rộng, phát huy các mối quan hệ, liên kết nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu về kiến trúc Việt Nam; thu hút đầu tư, xây dựng và nâng cao vị thế công nghiệp văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc trên trường quốc tế.

Như vậy, có thể khẳng định, việc kế thừa và phát huy kiến trúc truyền thống phù hợp, thích ứng với điều kiện tự nhiên, môi trường của Việt Nam, phù hợp với văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền, con người Việt Nam luôn cần được trú trọng, đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế như hiện nay.

Do đó, việc tạo lập bản sắc kiến trúc hay việc ghi dấu ấn bản sắc của thời đại kiến trúc mới luôn phải được tiếp nối, phát triển. Tạo lập kiến trúc mới trong mỗi thời đại luôn cần bắt nguồn từ nghiên cứu, kế thừa và phát huy những giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Bình Minh - Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load