Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 14/10/2024 04:52 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Khu vực đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền là khu vực động lực phát triển nhà ở của tỉnh Đồng Tháp

23:07 | 15/11/2021

(Xây dựng) – Theo Quyết định 1365/QĐ-UBND.HC phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030 của UBND tỉnh Đồng Tháp, định hướng phát triển nhà ở là tập trung tại chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền (thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và các đô thị vệ tinh), đây là khu vực trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh Đồng Tháp.

khu vuc do thi va hanh lang kinh te ven song tien la khu vuc dong luc phat trien nha o cua tinh dong thap
Thành phố Cao Lãnh là khu vực động lực phát triển nhà ở đô thị.

Dự báo nhu cầu nhà ở đô thị tăng cao

Mục tiêu Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030 là phát triển nhà ở từng bước đáp ứng nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp, gắn liền với việc phát triển và chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp dân cư với mức thu nhập khác nhau, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội và phát triển tỉnh theo hướng văn minh, hiện đại. Phát triển nhà ở gắn với phát triển kinh tế - xã hội, thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp xây dựng.

Dự báo: Giai đoạn 2020 - 2025, nhu cầu phát triển nhà ở chung của toàn tỉnh khoảng 4,5 triệu m2 sàn, dự báo dân số cơ học tập trung về thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc, huyện Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung; vì vậy nhu cầu nhà ở cũng tăng cao tại khu vực này. Đặc biệt là thành phố Sa Đéc có nhu cầu nhà ở chiếm 17,6% tổng nhu cầu của toàn tỉnh; Giai đoạn 2026 - 2030, nhu cầu phát triển nhà ở chung của toàn tỉnh khoảng 6,5 triệu m2 sàn, dự báo dân số tiếp tục tập trung vào các đô thị Cao Lãnh, Sa Đéc, Lai Vung, Lấp Vò và thành phố Hồng Ngự dân số phát triển cả ở các khu vực ngoại thành.

Theo kết quả tổng hợp các dự án nhà ở thương mại đang xây dựng và danh mục dự án kêu gọi, chuẩn bị đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong giai đoạn 2020 - 2030 sẽ cung ứng khoảng 6.492.000m2 sàn, tương ứng khoảng 32.460 căn. Tuy nhiên, thực tế thị trường không thể phát triển và giao dịch đủ lượng nhà ở trên. Vì vậy, việc đặt chỉ tiêu phát triển nhà ở sẽ dựa trên khả năng cung ứng thực tế của các dự án đang triển khai xây dựng (đối với các dự án dự kiến, chỉ tính một phần nhỏ có sản phẩm hoàn thành trong mỗi giai đoạn). Ngoài các dự án nhà ở đang đầu tư, giai đoạn 2020 - 2030 sẽ tiếp tục kêu gọi đầu tư phát triển các dự án mới, tổng mục tiêu diện tích nhà ở thương mại xây dựng mới trong mỗi giai đoạn:

Giai đoạn 2020 - 2025, chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư hoàn thành là 924.709m2 sàn tương ứng khoảng 6.165 căn; trong đó: 543.662m2 sàn hoàn thành từ các dự án đang triển khai; 352.768m2 sàn hoàn thành từ các dự án kêu gọi phát triển mới. Giai đoạn 2026 - 2030, chỉ tiêu phát triển nhà ở thương mại hoàn thành là 677.005m2 sàn từ các dự án kêu gọi phát triển mới, tương ứng khoảng 4.513 căn.

Chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân trên cơ sở tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 38% và dự báo dân số đô thị của Chương trình phát triển đô thị tỉnh Đồng Tháp, theo đó đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 42%; đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 45% (Đến năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu nâng diện tích nhà ở bình quân lên 24,3 m2/người, trong đó tại đô thị là 26,0 m2/người và nông thôn là 23,6 m2/người; Đến năm 2030, dự báo diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt 27,9 m2/người, trong đó tại đô thị là 30,0 m2/người và nông thôn là 26,2 m2/người). Chỉ tiêu diện tích nhà ở đầu người tối thiểu (Toàn tỉnh phấn đấu đạt chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu đến năm 2025 là 12,0 m2/người bằng với mục tiêu của chiến lược nhà ở quốc gia).

Ông Trần Ngô Minh Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng Đồng Tháp cho biết: “Tại thành phố Sa Đéc và Cao Lãnh là nơi có mật độ dân số và mật độ nhà ở trên địa bàn tỉnh cao nhất, 02 thành phố này là nơi phát triển mạnh các loại hình dịch vụ thương mại, văn phòng cho thuê trên toàn tỉnh. Đặc biệt là thành phố Sa Đéc, là thành phố đã phát triển từ lâu, có mật độ dân số lên tới 1.799 người/km2, mật độ nhà ở 518 căn nhà/km2.

Theo đó, định hướng phát triển nhà ở tại khu vực đô thị là tập trung tại chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền (thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và các đô thị vệ tinh), đây là khu vực trọng tâm phát triển kinh tế của tỉnh. Phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhóm đối tượng được hỗ trợ nhà ở xã hội tại các đô thị lớn và các khu cụm công nghiệp trên địa bàn; phát triển các dự án nhà ở thương mại khang trang, hiện đại tại khu vực trung tâm đô thị. Phát triển các khu ở thích ứng với biến đổi khí hậu, các khu đô thị vườn mật độ thấp phân bố tại vùng bên ngoài các trung tâm đô thị…”

Các giải pháp để phát triển Chương trình nhà ở

Dự báo nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở giai đoạn đến 2025 khoảng 32.000 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương dự kiến hỗ trợ 2.237 hộ nghèo khó khăn có nhu cầu hỗ trợ nhà ở; Ngân sách tỉnh cân đối hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thành phố để hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng. Còn lại là vốn của doanh nghiệp thực hiện các dự án nhà ở; vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, quỹ từ thiện và vốn của người dân tự bỏ ra hoặc huy động từ họ hàng, người thân để xây dựng nhà ở. Tổng nguồn vốn để phát triển nhà ở trong giai đoạn năm 2026-2030 khoảng 60.381 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương dự kiến hỗ trợ 1.566 hộ nghèo khó khăn có nhu cầu hỗ trợ nhà ở; Ngân sách tỉnh cân đối hỗ trợ có mục tiêu cho các huyện, thành phố để hỗ trợ nhà ở người có công với cách mạng. Còn lại là vốn của doanh nghiệp thực hiện các dự án nhà ở; vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, quỹ từ thiện và vốn của người dân tự bỏ ra hoặc huy động từ họ hàng, người thân để xây dựng nhà ở.

Để huy động nguồn vốn phát triển nhà ở, UBND tỉnh Đồng Tháp đã và đang mời gọi đầu tư, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và nguồn vốn huy động hợp pháp để đầu tư xây dựng khu đô thị, nhà ở, đặc biệt nhà ở xã hội; Lồng ghép vào các chương trình, mục tiêu quốc gia của Chính phủ, kết hợp linh hoạt giữa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã ban hành và sự tham gia của các tổ chức, cá nhân thông qua các hình thức hỗ trợ kinh phí, vật liệu, nhân công trong xây dựng nhà ở hoặc tặng nhà ở đại đoàn kết, nhà tình thương, mái ấm Công đoàn để giải quyết nhu cầu của nhà ở các hộ gia đình khó khăn về nhà ở, từng bước xóa bỏ nhà ở đơn sơ, nhà ở ven sông kênh rạch, đặc biệt đối với đối tượng chính sách, đối tượng trong vùng sạt lở, di cư biên giới trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, dành quỹ đất cho việc phát triển nhà ở, đặc biệt ưu tiên đối với dự án di dời các hộ dân có nhà ở ven sông, kênh rạch; đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch đô thị đã được phê duyệt; phát triển quỹ đất, quỹ nhà ở tái định cư để chủ động trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án nhà ở, dự án phát triển đô thị.

Ưu tiên dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Tại các đô thị loại III trở lên, trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch phát triển khu công nghiệp và kế hoạch sử dụng đất phải bố trí đủ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô sử dụng đất từ 5ha trở lên tại các đô thị loại II và loại III phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội.

Trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải có phương án giải quyết nhà ở cho người lao động khu công nghiệp theo

quy định. Tập trung khai thác có hiệu quả nguồn lực về đất đai để huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở; tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình để quy hoạch phát triển nhà ở, khu dân cư, khu đô thị mới với các loại hình nhà ở phù hợp…

UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết hoàn thiện cơ chế, chính sách trong phát triển nhà ở, đặc biệt là các chính sách ưu đãi để mời gọi đầu tư. Nghiên cứu các cơ chế, chính sách do Trung ương ban hành, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để kiến nghị điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

khu vuc do thi va hanh lang kinh te ven song tien la khu vuc dong luc phat trien nha o cua tinh dong thap
Thành phố Sa Đéc là một trong những đô thị có mật độ dân số và mật độ nhà ở cao nhất tỉnh Đồng Tháp.

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030 đã được UBND tỉnh Đồng Tháp ban hành cùng với những mục tiêu cụ thể và các giải pháp để phát triển nhà ở, hy vọng, tương lai gần diện mạo nhà ở tỉnh Đồng Tháp sẽ nhiều đổi thay, nhất là chuỗi đô thị và hành lang kinh tế ven sông Tiền (thành phố Cao Lãnh, Sa Đéc, Hồng Ngự và các đô thị vệ tinh) sẽ phát triển nhà ở xứng tầm của các đô thị trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load