Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 19:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế sẽ tham gia hỗ trợ chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh

22:43 | 07/07/2021

(Xây dựng) - Tại cuộc họp khẩn diễn ra chiều muộn ngày 7/7 với Bộ phận thường trực của Bộ Y tế hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch COVID-19, GS.TS Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Bộ Y tế kết luận: Bộ Y tế huy động khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế tham gia hỗ trợ chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

khoang 10000 can bo nhan vien y te se tham gia ho tro chong dich tai thanh pho ho chi minh
Khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế sẽ tham gia hỗ trợ chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì cuộc họp tại điểm cầu Bộ Y tế. Cùng dự họp có Thứ trưởng Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn và lãnh đạo các Cục/Vụ/Văn phòng Bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn – Trưởng Bộ phần thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh dự họp tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuộc họp nhằm đánh giá tình hình dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và các giải pháp chuyên môn kỹ thuật trong thời gian tới đây cho công tác phòng chống dịch.

Tăng cường chuyên gia của Bộ Y tế cho các điểm nóng

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nêu rõ tình hình diễn biến dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang rất phức tạp và có khả năng tăng nhanh trong những ngày tới. Bộ Y tế và Bộ phận thường trực đã liên tục làm việc cũng như tăng cường hỗ trợ phòng, chống dịch và giám sát dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh để triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Đối với các địa phương đang là điểm nóng dịch bệnh hiện nay (Đồng Nai, Bình Dương, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang), Bộ Y tế đã thành lập và cử 7 đoàn công tác của Bộ đến hỗ trợ chống dịch tại 7 các địa phương này.

“Để đối phó với diễn biến phức tạp của dịch bệnh, phải chuẩn bị tất cả các kịch bản, phương án ứng phó phù hợp với mức độ lây lan của dịch bệnh” - Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng quyết định sẽ ra lời kêu gọi lực lượng cán bộ y tế trên toàn quốc tham gia chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.

Đội ngũ gần 10 nghìn cán bộ nhân viên y tế chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh để giúp thành phố đáp ứng với diễn biến của dịch, đồng thời nhằm mục tiêu bố trí thay đổi nhân lực (với các biện pháp luân chuyển, “đảo quân”) để đảm bảo sức chiến đấu cho đội ngũ y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, hơn 3.300 cán bộ, nhân viên y tế thuộc các đơn vị thuộc Bộ Y tế, sinh viên các trường y dược thuộc Bộ Y tế đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bộ Y tế sẽ tiếp tục huy động lực lượng y bác sĩ, nhân viên y tế để tham gia phục vụ tại các Bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.

Dự kiến, Bộ Y tế sẽ thiết lập 24 đoàn công tác cho thành phố Thủ Đức và tất cả các quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh để phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh trong kiểm soát tình hình dịch bệnh. Tổng số nhân lực y tế huy động trợ giúp TP Hồ Chí Minh khoảng 10.000 người.

Nâng cao công suất xét nghiệm

Về vấn đề xét nghiệm, cuộc họp đã nhất trí cần tăng cường tiếp cận tất cả các loại sinh phẩm, máy và thiết bị xét nghiệm. Cần rà soát lại các quy định, tạo mọi điều kiện cho việc nhập các loại sinh phẩm xét nghiệm (test kit) vào Việt Nam. Đồng thời, cũng tăng cường sản xuất test kit trong nước.

Về chiến lược xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ, tại Thành phố Hồ Chí Minh ưu tiên sàng lọc nhanh 3 ngày/lần tại vùng lõi dịch, vùng phong toả; 7 ngày/lần tại vùng nguy cơ rất cao. Đối với các khu vực khác cần tiến hành lấy mẫu đại diện, giám sát cộng đồng, giám sát tất cả các trường hợp đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế nhằm phát hiện sớm ca bệnh, để cách ly, truy vết và điều trị hiệu quả.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương tiếp tục chuẩn bị sinh phẩm và nâng cao công suất xét nghiệm để phục vụ phòng, chống dịch trong thời gian tới.

Thiết lập 02 trung tâm hồi sức tích cực tại miền Đông và miền Tây Nam bộ

Đối với công tác điều trị, các chuyên gia nhận định do biến chủng Delta nên tỷ lệ tử vong có thể cao hơn trước và có thể sẽ có nhiều bệnh nhân tử vong hơn so với những đợt dịch trước. Vì vậy Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh, thành phố phải thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực (ICU) đối với bệnh nhân COVID-19 nặng, đồng thời thiết lập 2 trung tâm ICU tại tại Đồng Nai cho khu vực miền Đông Nam Bộ và tại Cần Thơ cho các tỉnh miền Tây để đều trị trị cho bệnh nhân nguy kịch.

Đối với vấn đề cách ly, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết hiện đang tích cực triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, áp dụng triển khai cách ly linh hoạt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu áp thiết chế cách ly tập trung với vùng lõi dịch, vùng phong toả để thực hiện nghiêm phòng lây nhiễm trong các khu vực này, đồng thời áp cách ly tại nhà cho khu vực này.

Bộ Y tế cũng đang xây dựng kịch bản cho tình huống xấu và rà soát lại tất cả các trang thiết bị, máy thở, máy tim phổi nhân tạo (ECMO), máy thở ô xy dòng cao HFNN, kể cả ô xy, thuốc, hoá chất, thiết bị phòng hộ… chuẩn bị cho tình huống có nhiều ca bệnh.

Mai Trịnh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ấm lòng những ngôi nhà Đại đoàn kết tại những xã nghèo của tỉnh Bắc Kạn

    Đến tháng 9/2024, tỉnh Bắc Kạn có hơn 1.100 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ nhà ở, trong đó, hơn 850 nhà đã hoàn thành, hơn 230 nhà đang thực hiện, trên 10 nhà chưa khởi công.

  • Vĩnh Phúc: Vì sao loạt sự cố sạt lở, hư hại công trình trong khi chạy thử nghiệm tại dự án ODA?

    (Xây dựng) – Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (ODA) đã chính thức lên tiếng và đưa ra những giải thích ban đầu về tình trạng sạt lở, hư hại các hạng mục công trình thuộc dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load