Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 16:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Giáo dục

Khập khiễng trong đánh giá năng lực qua các kỳ thi

19:03 | 12/06/2023

(Xây dựng) - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong nhà trường. Tuy nhiên hoạt động này gây nhiều tranh cãi khi còn tồn tại thực trạng ra đề thi quá khó hoặc quá dễ, lộ đề thi… trong giáo dục thời gian gần đây.

Khập khiễng trong đánh giá năng lực qua các kỳ thi
Đề thi học sinh năng khiếu cấp huyện môn Ngữ văn 7 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cẩm Khê (Phú Thọ).

Nhiều đề thi chưa phù hợp

Mới đây, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) đã tổ chức kỳ thi học sinh giỏi năng khiếu cấp huyện, năm học 2022-2023. Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm là độ khó của đề thi môn Ngữ Văn lớp 7 với thời gian 120 phút, không kể thời gian phát đề.

Đối với yêu cầu học sinh học Ngữ Văn lớp 7, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chỉ yêu cầu các em đọc hiểu, viết và nói nghe những mức độ rất vừa phải. PGS.TS Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên chương trình môn Ngữ văn - Chương trình Giáo dục phổ thông) cho rằng: “Đề thi Ngữ văn nêu trên vượt ra toàn bộ các yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dù có ra đề cho học sinh giỏi thì vẫn phải căn cứ vào các yêu cầu nêu trên của chương trình để đề xuất cho phù hợp”.

Khập khiễng trong đánh giá năng lực qua các kỳ thi
Bạn Nguyễn Hải Thủy, giải Nhất quốc gia môn Ngữ văn 2020.

Đánh giá về đề thi chọn học sinh giỏi trên, thí sinh đạt giải Nhất kỳ thi chọn HSG Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2020 Nguyễn Hải Thuỷ nhận định: “Đây là một đề rất khó với học sinh lớp 7, các bạn chưa học lý luận văn học, cách làm bài nghị luận xã hội”. Đánh giá về độ khó của đề thi, thí sinh đạt giải Nhất kỳ thi chọn HSG Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2019 Nguyễn Thị Thuý Ngần nhìn nhận: “Nếu không bảo đây là đề Văn lớp 7 thì mình sẽ nghĩ đây là một đề thi thử cho các bạn thi học sinh giỏi quốc gia. Đề thi hỏi tương đối rộng và cần nhiều kỹ năng làm văn, đọc hiểu đề bài, kiến thức chuyên sâu từ lý luận văn học đến tác phẩm, nên chị thấy đề này là quá sức với các bạn lớp 7”.

Bên cạnh đó, ngày 26/4/2023, hình ảnh chụp phần tin nhắn chứa đề thi phần Ngữ văn - Ngôn ngữ trong kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội lan truyền trên mạng xã hội. Trong đó có hai ngữ liệu Văn học cùng 6 câu hỏi liên quan. Dưới góc độ một giáo viên luyện thi, đặc biệt là một người nhiều năm quan tâm đến kỳ thi Đánh giá năng lực do Trung tâm Khảo thí ĐHQG Hà Nội tổ chức TS. Đặng Ngọc Khương, giáo viên Ngữ văn tại Hà Nội cho biết: “Khả năng lặp lại đề thi, đặc biệt là lặp đến 30% là điều không không thể xảy ra và không có căn cứ để phán đoán, chưa nói đến việc vội vã kết luận.”

Ngoài việc đề thi quá khó với học sinh, còn có những trường hợp đề thi chưa có độ phân hoá cao. Theo nhận định của các giáo viên chuyên ôn thi tốt nghiệp THPT thì ở một số đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã xuất hiện các câu hỏi phức tạp, những câu hỏi liên chuyên đề, yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều. Trong khi đó, các trường đại học top đầu mong muốn Bộ Giáo dục Đào tạo tăng thêm độ khó.

Giải pháp nào cho các kỳ thi?

Dù chấp nhận rằng đã học là phải thi, tổ chức thi hay kiểm tra cũng là hình thức để “đo” chất lượng giáo dục, sàng lọc, tuyển chọn học sinh… Tuy nhiên, cứ mỗi kỳ thi học sinh giỏi, thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp hay kỳ thi đại học (nay là kỳ thi THPT Quốc gia) không ít người lại cảm thấy ngán ngẩm về những “cơn mưa điểm 10”, việc lộ đề, đoán đề thi... Và một câu hỏi mà nhiều người quan tâm được đặt ra, đó là tương lai học sinh sẽ ra sao trong những kỳ thi ngày càng khắc nghiệt như thế?

“Việc ra đề thi chưa đúng với năng lực của học sinh sẽ gây ra sự hoang mang, lo sợ cho các bạn. Các bạn chưa đủ trình độ, khả năng và kiến thức trong kì thi. Đề thi không đánh giá được năng lực của học sinh. Mình mong muốn các đề thi sẽ dựa trên khả năng của học sinh. Một đề tốt không dựa trên độ khó mà dựa vào sự phù hợp với năng lực học tập của học sinh”, thí sinh đạt giải Nhất kỳ thi chọn HSG Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2020 Nguyễn Hải Thuỷ chia sẻ thêm.

Vấn đề nhức nhối của ngành Giáo dục đó là cần giữ bảo mật cho đề thi. TS Đặng Ngọc Khương khẳng định: “Mọi tổ chức, cá nhân đều phải phải tuân thủ pháp luật. Là học sinh, giáo viên thì việc tuân thủ pháp luận nói chung và tuân thủ quy chế bảo vệ an toàn kỳ thi là điều nên làm và bắt buộc phải làm. Tuy nhiên, tôi không cho rằng việc học sinh, giáo viên thảo luận, chia sẻ thông tin về đề thi sau mỗi lần thi là việc làm vi phạm quy chế bởi đây là nhu cầu tất yếu”.

PSG.TS Đỗ Ngọc Thống cũng thể hiện mong muốn: “Mong rằng các thầy cô, các cơ sở giáo dục cần hiểu đúng yêu cầu kiểm tra, đánh giá học sinh, nhất là đề thi học sinh giỏi các lớp, các cấp. Không phải cứ thi học sinh giỏi thì ra đề thế nào cũng được, không phải đề càng khó càng tốt, càng lạ càng hay”.

Theo ghi nhận ý kiến của nhiều thí sinh sắp bước vào kỳ thi, các em mong muốn có một đề thi có sự phân hóa rõ ràng, độ khó dàn trải đều xuyên suốt đề thi chứ không chỉ tập trung ở những câu cuối cùng. Bên cạnh đó, thí sinh mong có một đề thi môn Ngữ văn có sự sáng tạo, mới lạ, có tính thực tiễn cao.

Một đề thi có tính phân hóa tốt sẽ là một căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng dạy - học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục, cũng như không gây thiệt thòi cho những thí sinh chăm chỉ học tập, có năng lực khá hơn những thí sinh khác.

Phạm Thanh Tâm
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load