Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 09/10/2024 19:59 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Huyện miền núi Thanh Hóa vượt khó xây dựng nông thôn mới

10:06 | 30/11/2022

(Xây dựng) - Chính quyền và nhân dân huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) triển khai đồng bộ các giải pháp, lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) với các chương trình mục tiêu quốc gia, phát huy nội lực của nhân dân để thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2025, huyện có 4/14 xã đạt chuẩn, 1 xã đạt đạt chuẩn NTM nâng cao.

Huyện miền núi Thanh Hóa vượt khó xây dựng nông thôn mới
Người dân thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa chung tay xây dựng nông thôn mới.

Là huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, những năm qua Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Quan Hóa đã phát huy nội lực, đoàn kết, quyết tâm triển khai đồng bộ các giải pháp, lồng ghép chương trình xây dựng NTM với các chương trình mục tiêu quốc gia, nỗ lực từng bước xây dựng NTM.

Bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM với xuất phát điểm thấp, huyện Quan Hóa mới chỉ đạt bình quân 5-6 tiêu chí/xã. Tuy nhiên, với những hướng đi phù hợp huyện đã tranh thủ các nguồn vốn của Nhà nước, huy động nội lực của nhân dân tham gia góp công, góp sức xây dựng NTM, thực hiện đồng bộ các chương trình, dự án trên địa bàn để tập trung nguồn lực hoàn thành các tiêu chí. Đến nay, huyện Quan Hóa đã từng bước phát triển được hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng được các mô hình sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân. Huyện đã có 1 xã và 36/107 bản được công nhận đạt chuẩn NTM.

Đơn cử, xã Nam Xuân, huyện Quan Hóa bắt tay vào xây dựng NTM chỉ đạt 5/14 tiêu chí. Nhờ phát huy tiềm năng, thế mạnh, bản Bút đã xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận động người dân tham gia đóng góp công sức làm đường giao thông nông thôn; tham gia vệ sinh môi trường, dọn sạch đường giao thông nội bản; trồng cây xanh dọc các tuyến đường giao thông.

Các mô hình phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cũng được nghiên cứu vừa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và phục vụ phát triển du lịch như: Nuôi thủy sản, trồng cây ăn quả trên đất dốc, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đến nay, thu nhập bình quân của bản Bút đã đạt trên 30 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 5%.

Địa phương đã tập trung tuyên truyền vận động người dân nâng cao đời sống thông qua các mô hình sản xuất gắn với phát triển du lịch cộng đồng, đưa các giống cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất… Người dân cũng đã có ý thức bảo vệ môi trường đường làng ngõ xóm, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp, góp phần chung tay xây dựng NTM.

Huyện miền núi Thanh Hóa vượt khó xây dựng nông thôn mới
Đoàn Thanh niên xã Phú Lệ đóng góp ngày công để tham gia xây dựng các công trình hạ tầng đường giao thông.

Tại xã Phú Xuân, địa phương này đã lựa chọn những tiêu chí dễ, ít nguồn lực làm trước; phát huy trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Cùng với đó, tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách kích cầu phát triển…

Xã đã phát huy được nội lực của nhân dân trong việc đóng góp ngày công để tham gia xây dựng các công trình hạ tầng đường giao thông, nhà văn hóa; tuyên truyền vận động nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, xây dựng cảnh quan môi trường chung… Từ đó, bộ mặt nông thôn miền núi ở các bản làng của xã đã có những thay đổi rõ nét, ý thức của người dân về vệ sinh môi trường được nâng lên.

Bên cạnh những thuận lợi, nhiệm vụ xây dựng NTM ở Quan Hóa cũng gặp không ít khó khăn, các xã miền núi đều có địa bàn rộng, dân cư phân bố rải rác, tỷ lệ hộ nghèo cao, mặt bằng dân trí cũng như nhận thức của người dân về chương trình NTM còn hạn chế. Huyện Quan Hóa đang từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu đến năm 2025, huyện có 4/14 xã đạt chuẩn NTM; 1 xã đạt đạt chuẩn NTM nâng cao.

Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện Quan Hóa đang tiếp tục đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp; thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn với liên kết sản xuất; tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình OCOP; đẩy mạnh phát triển du lịch… nỗ lực phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Thuận Châu (Sơn La): Chung sức xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) Xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, cấp ủy, chính quyền, nhân dân huyện Thuận Châu đã chung sức, đồng lòng, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

  • Tiền Giang: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của ngành Du lịch, tỉnh Tiền Giang đã có bước chuyển hướng mạnh mẽ vào việc phát triển du lịch nông thôn gắn liền với quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Hàng loạt mô hình đã và đang được triển khai, đã chứng minh rằng du lịch nông thôn không chỉ là một lựa chọn phát triển bền vững mà còn tạo ra những cơ hội lớn lao cho người dân địa phương.

  • Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển đô thị

    (Xây dựng) - Trong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại tỉnh Bắc Giang, nhiều địa phương đã được định hướng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối với đô thị, nhất là các khu vực ven thị trấn, thị tứ hoặc được quy hoạch trở thành trị trấn, thị tứ. Qua đó, từng bước tiệm cận với các điều kiện hạ tầng, dịch vụ, thương mại của đô thị.

  • Quảng Ngãi: Thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) – Có 3 xã thuộc hai huyện và một thành phố ở Quảng Ngãi vừa được Hội đồng thẩm định thống nhất và bỏ phiếu đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.

  • Thừa Thiên – Huế: Tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân, môi trường xanh, sạch, đẹp… Đến nay, toàn tỉnh có 2 đơn vị cấp huyện và 80% số xã, thị trấn hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

  • Vĩnh Linh (Quảng Trị): Huy động hơn 2.110 tỷ để xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) - Sau gần 14 năm (2011-2024) triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã huy động trên 2.110 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load