(Xây dựng) – Xây dựng và thiết lập hệ thống nhà máy xanh được coi là một trong những bước chuyển mình quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững.
Xanh hóa nhà máy công nghiệp hướng tới thúc đẩy tiến trình xanh hóa dây chuyền sản xuất (ảnh: T/L). |
Phát triển công trình công nghiệp xanh đã được các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Singapore chú trọng phát triển từ những năm 2007. Trong khi đó, tại Việt Nam vấn đề này mới được chú ý vào những năm 2010 – 2011. Sau khoảng hơn 10 năm, tính tới thời điểm hiện tại, tại Việt Nam có 234 dự án đã được cấp chứng nhận xanh, trên tổng số 484 dự án nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xanh (số liệu cập nhật từ Cổng thông tin Công trình Xanh Toàn cầu GBIG), một con số khá khiêm tốn khi so sánh với tốc độ phát triển của các quốc gia trong khu vực.
Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được trách nhiệm với môi trường hoặc chưa đủ nhân lực am hiểu về pháp luật môi trường. Cụ thể, có đến 44% doanh nghiệp trong nước và 38% doanh nghiệp FDI thừa nhận chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về môi trường.
Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết: Ngành công nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực thực hiện theo định hướng phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế.
Đây là một trong những kết quả đáng mừng cho Việt Nam trong các nỗ lực toàn quốc nhằm thực hiện thành công Chiến lược và Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp theo đúng quan điểm, mục tiêu, đường lối của Đảng, Chính phủ và trong bối cảnh thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 về phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050…
Chia sẻ dưới góc độ doanh nghiệp, ông Eunseo Lee - Giám đốc Dự án Công nghiệp FDI & Giám đốc Thị trường Sàn Mái tại Sika Việt Nam cho rằng: Triển khai thiết kế và thi công dự án xanh mới luôn bắt đầu từ việc xây dựng tạo hiệu quả năng lượng cho công trình. Để đạt được yếu tố này, điều quan trọng nhất là cần một lớp vỏ bao che bền bỉ và bảo toàn năng lượng vận hành ở mức tối ưu, hạn chế ảnh hưởng thời tiết và tác động đến môi trường sống xung quanh.
Trong đó, sàn mái là phần chịu áp lực trực tiếp từ khí hậu như hấp thụ sức nóng từ nắng gắt, rủi ro thấm dột do mưa dầm tại Việt Nam. Các giải pháp xây dựng sàn mái được nhiều chủ đầu tư yêu cầu xem xét phổ biến đó là có mái trồng cây xanh, mái có pin năng lượng mặt trời hay mái giảm nhiệt độ “cool roof”. Tuy nhiên, việc triển khai còn nhiều khó khăn do hạn chế về kiến thức, quan ngại về chi phí, hay nghi ngờ về chất lượng khi bàn giao công trình.
Với 4 dự án tại Nha Trang, Mỹ Tho, Buôn Ma Thuột và Biên Hò, từ năm 2017, GO! (Big C) ứng dụng các hệ thống của Sika từ hầm tới mái không chỉ có chống thấm mà còn có các sản phẩm phục vụ tính bền vững, ứng dụng mái lắp đặt pin năng lượng mặt trời (ảnh: Sika). |
Để giải quyết tình trạng đó, giải pháp sàn mái Sarnafil® của Sika với 3 hệ thống nổi bật gồm: Hệ thống sàn mái chống thấm và có khả năng phản xạ tia UV (nguồn nhiệt), giúp tiết kiệm từ 10% tổng năng lượng tiêu thụ để làm mát trong quá trình vận hành.
Thêm vào đó, hệ thống hỗ trợ sàn mái lắp đặt pin năng lượng mặt trời góp phần tận dụng tối ưu lợi thế khí hậu nhiệt đới, tiết kiệm chi phí năng lượng và tạo giá trị thặng dư sau 5 năm vận hành; hay sàn mái xanh có khả năng chống thấm vượt trội, giảm hiện tượng đảo nhiệt, tạo khu vực thiên nhiên nghỉ ngơi cho công nhân viên tại nhà máy… cũng là các giải pháp sàn mái được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Cả 3 giải pháp trên đã được ứng dụng tại nhiều công trình có chứng chỉ xanh của LEED, LOTUS, EDGE tại Việt Nam như sàn mái phản xạ cho Tetra Pak, sàn mái năng lượng cho chuỗi siêu thị Go! Market toàn quốc.
Cùng với đó, sàn nhà máy là hạng mục có yêu cầu thiết kế và xây dựng khắt khe nhất bởi mỗi hạng mục sàn có những yêu cầu riêng về chống va đập, chống mài mòn, kháng hóa chất, hoặc hạn chế tiếng ồn, sàn cho “phòng sạch…
Giải pháp cho mọi loại sàn công nghiệp tương ứng với 4 loại sản phẩm gốc xi măng, gốc PU, Epoxy và các giải pháp mối nối sàn giảm va đập, tăng độ bền cho hệ thống sàn, đặc biệt tại khu vực có nhiều rung động. Hệ sản phẩm có những ưu điểm đó là kéo dài vòng đời sản phẩm từ 10 – 40 năm, tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình thi công và an toàn cho người vận hành.
Đặc biệt, dòng sản phẩm UCRETE® Sika với hàm lượng hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay trong không khí (VOC) thấp, công thức bền vững với 33% công thức sản phẩm được sản xuất từ các nguyên liệu tái chế, nhanh chóng giúp kéo dài tuổi thọ sàn công nghiệp từ 20 – 30 năm.
Theo đại diện Sika Việt Nam, thực hiện công trình công nghiệp xanh bằng cách sử dụng các giải pháp xanh cho sàn mái và sàn công nghiệp không chỉ là cách giúp các doanh nghiệp đạt được nhiều lợi ích về môi trường, chi phí đầu tư, vận hành công trình và đảm bảo môi trường làm việc trong lành, khỏe mạnh cho người lao động tại nhà máy; mà còn vượt kỳ vọng khi truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI tiếp bước, tạo nên làn sóng công trình xanh mạnh mẽ tại Việt Nam, qua đó góp phần đồng hành cùng Chính phủ thực hiện các cam kết môi trường bền vững.
Ngoài ra, theo các chuyên gia tư vấn, kiến trúc, việc áp dụng chứng nhận công trình xanh Lotus vào vận hành các nhà máy sẽ giúp truyền đạt rõ ràng những thành tựu và hiệu suất sản xuất. Quá trình chứng nhận cũng như tổng quan sẽ bao gồm năng lượng, nước, vật liệu, sức khỏe, địa điểm và môi trường, quản lý và đổi mới.
Và khu công nghiệp có thể phục vụ như những thị trấn nhỏ cho người dân, công nhân và nhà sản xuất với các tiêu chuẩn làm việc, tiêu chuẩn sống trong môi trường xanh – sạch – bền vững, qua đó sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư cũng như người lao động đến làm việc và sinh sống…
Linh Anh
Theo