Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ bảy 26/10/2024 11:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hướng dẫn thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn

08:37 | 24/10/2024

(Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 134/2024/NĐ-CP về chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Hướng dẫn thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn
Nghị định số 134/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 21/10/2024.

Nghị định này quy định về việc thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn tỉnh Thanh Hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Nghị định số 134/2024/NĐ-CP quy định: Chỉ xác định phạm vi số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đăng ký tờ khai hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa.

Phạm vi xác định số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu để đầu tư hình thành tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được ngân sách Trung ương hoàn thuế: Chỉ tính đối với số thuế giá trị gia tăng được hoàn của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (không tính trừ thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng).

Số thuế giá trị gia tăng nhập khẩu được ngân sách Trung ương hoàn thuế là số thuế giá trị gia tăng nhập khẩu tương ứng với số đã chi hoàn trong năm ngân sách, được xác định bằng công thức sau đây:

Hướng dẫn thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn

Trong đó: Số thuế đã hoàn từng kỳ là số tiền hoàn thuế giá trị gia tăng theo Lệnh chi hoàn thuế đã được ngân sách Trung ương chi hoàn trong năm ngân sách của các doanh nghiệp nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn, không tính trừ số thu hồi hoàn thuế giá trị gia tăng (nếu phát sinh).

Số thuế giá trị gia tăng đã nộp của hàng hóa nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn để đầu tư hình thành tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu từng kỳ hoàn là tổng số thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu của các doanh nghiệp nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn tương ứng kỳ hoàn thuế (căn cứ số hải quan cung cấp và số người nộp thuế kê khai).

Tổng số thuế giá trị gia tăng đầu vào trong kỳ hoàn của từng hồ sơ là tổng số thuế giá trị gia tăng đã nộp khâu nhập khẩu cộng với số thuế giá trị gia tăng mua vào trong nước đủ điều kiện khấu trừ của các doanh nghiệp nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn.

Chính phủ giao Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành có liên quan và UBND tỉnh Thanh Hóa kiểm tra tình hình thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn.

UBND tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan liên quan tại địa phương thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn theo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan; phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 21/10/2024, áp dụng cho 05 năm từ năm ngân sách 2022 đến năm ngân sách 2026.

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 37/2021/QH15 quy định: Hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách tỉnh Thanh Hóa không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu để đầu tư hình thành tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được ngân sách Trung ương hoàn thuế giá trị gia tăng) nhưng không vượt quá số tăng thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với số thu thực hiện năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Ngọc Linh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Khu kinh tế Vân Phong đang từng bước trở thành điểm nhấn cho sự phát triển của tỉnh Khánh Hòa

    (Xây dựng) – Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu phấn đấu trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước, là một trong những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống hàng đầu ở châu Á. Để hiện thực hóa mục tiêu này, trên cơ sở lợi thế vốn có, tỉnh Khánh Hòa khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng cho phát triển, với kinh tế biển làm nền tảng.

  • Khai thác sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định quản lý, khai thác sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh liên kết và tiếp nhận tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước hiến, biếu, tặng, cho, đóng góp, tài trợ, hình thức chuyển giao sở hữu khác của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia.

  • Thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án

    (Xây dựng) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1250/QĐ-TTg thành lập Ban chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban chỉ đạo).

  • Vương quốc Anh chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển dự án và chuỗi cung ứng cho ngành Điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) – Từ ngày 20 – 24/10, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chuyến thăm của Phái đoàn Thương mại Năng lượng Anh tại Việt Nam. Phái đoàn gồm 17 doanh nghiệp Anh tiêu biểu thuộc chuỗi cung ứng ngành điện gió ngoài khơi, hydro xanh và lưu trữ năng lượng đã có 5 ngày làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm tìm hiểu cơ hội thị trường và kết nối với các đối tác tiềm năng. Đây là năm thứ hai liên tiếp Phái đoàn Thương mại Năng lượng Anh đến thăm Việt Nam, nối tiếp thành công của chuyến thăm vào tháng 11/2023.

  • Quảng Ninh xây dựng các cụm công nghiệp xanh để “hút” dòng vốn FDI

    (Xây dựng) - Trong chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, về công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh tập trung các ngành công nghiệp sản xuất có giá trị gia tăng cao (như cơ khí chế tạo ô tô, xe máy,...), cũng như công nghiệp điện, điện tử và vật liệu mới.

  • Cần giải pháp đột phá cho ngành công nghiệp ô tô

    (Xây dựng) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ô tô Việt Nam rất có tiềm năng, nhờ quy mô dân số 100 triệu người và thu nhập bình quân ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang ở giai đoạn 1 (giai đoạn duy trì). Do vậy, cần nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load