Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 30/09/2024 12:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hưng Yên: 24 doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh với tổng số vốn hơn 26.000 tỷ đồng

08:37 | 08/07/2024

(Xây dựng) - Chiều 7/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên năm 2024.

Hưng Yên: 24 doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh với tổng số vốn hơn 26.000 tỷ đồng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Hưng Yên trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 24 dự án, doanh nghiệp đăng ký tham gia đầu tư vào tỉnh Hưng Yên. Trong đó, 19 dự án vốn đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đăng ký là hơn 630 triệu USD (tương đương hơn 16.000 tỷ đồng) và 5 dự án trong nước với giá trị dự kiến hơn 10.000 tỷ đồng.

Một số dự án nổi bật, như: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Thổ Hoàng (3.095 tỷ đồng); Dự án đầu tư xây dựng Công viên trung tâm và khu đô thị mới Đông Khoái Châu (34,02ha trị giá 3.100 tỷ đồng); Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị Minh Hải - Phan Đình Phùng (hơn 3.200 tỷ đồng); Dự án sản xuất cáp, đầu nối và ăng ten (16,5 triệu USD); Dự án sản xuất đầu nối và các linh kiện điện tử (10 triệu USD); Trung tâm thương mại GO Hưng Yên (18,2 triệu USD); Nhà máy chế biến sản phẩm của Acecook Việt Nam (87,7 triệu USD)…

Hưng Yên: 24 doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh với tổng số vốn hơn 26.000 tỷ đồng
Tại Hội nghị đã có 24 doanh nghiệp đăng ký tham gia đầu vào tỉnh Hưng Yên với tổng số vốn hơn 26.000 tỷ đồng.

Theo quy hoạch tỉnh Hưng Yên, không gian phát triển của tỉnh này trong tương lai được định hướng với “2 vùng động lực, 2 hành lang kinh tế, 5 trục phát triển, 3 trung tâm tăng trưởng”.

Trong đó, 2 vùng kinh tế động lực gồm: Vùng phát triển phía Nam là vùng phát triển đô thị - khoa học công nghệ - dịch vụ - du lịch và công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vùng bảo tồn, phát huy giá trị cốt lõi của văn hóa Phố Hiến xưa; giàu bản sắc văn hóa của trung tâm vùng Đồng bằng sông Hồng.

Vùng phát triển phía Bắc là vùng phát triển đô thị - công nghiệp năng động của tỉnh gắn với Thủ đô Hà Nội, cảng hàng không quốc tế Nội Bài, trục hành lang kinh tế - đô thị quan trọng quốc gia, quốc tế (Quốc lộ 5, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt Hà Nội - Hải Phòng) và cảng biển cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng).

2 hành lang kinh tế gồm: Hành lang công nghiệp - đô thị cấp vùng gắn với Quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; hành lang văn hóa - lịch sử - sinh thái sông Hồng, phát triển du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái gắn với tuyến đường “di sản” ven sông Hồng.

Hưng Yên: 24 doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh với tổng số vốn hơn 26.000 tỷ đồng
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên phát biểu tại Hội nghị.

5 trục phát triển gồm: Trục phát triển Bắc Nam (trục Quốc lộ 39, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường nối cao tốc và Vành đai 5) là trục chính phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Trục phát triển Bắc Nam phía Đông (trục kết nối Mỹ Hào, Ân Thi Phù Cừ gắn với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tại nút giao Tân Phúc), là trục liên kết phía Đông thúc đẩy phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ.

Trục Vành đai 4 gắn kết cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, kết nối đô thị Văn Giang của Hưng Yên với khu vực Thanh Trì, Thường Tín của Hà Nội.

Trục đường nối cao tốc Bô Thời - Dân Tiến kết nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, theo hướng Quốc lộ 21, kết nối đô thị Bô Thời, Khoái Châu với đô thị vệ tinh Phú Xuyên và khu vực phía Nam của Thành phố Hà Nội.

Trục thứ 5 là Quốc lộ 38 (qua cầu Yên Lệnh, kết nối với cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình), là trục kinh tế kết nối Hưng Yên với tỉnh Hà Nam và tỉnh Hải Dương. Với các mục tiêu sớm hiện thực hóa quy hoạch đã được phê duyệt, tỉnh Hưng Yên đề ra 3 đột phá chiến lược và 8 nhóm giải pháp trọng tâm.

Trong đó, có các đột phá về phát triển hạ tầng giao thông, khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật; đột phá về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đột phá về phát triển khoa học, công nghệ, chuyển đổi số.

Các nhóm giải pháp trọng tâm tập trung vào: Cải thiện môi trường đầu tư, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm dẫn dắt, thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác, tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững các vùng động lực tăng trưởng của tỉnh.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách trên các lĩnh vực để thu hút nguồn lực cho phát triển; Triển khai xây dựng kế hoạch hành động và hiện thực hóa chương trình, đề án, kế hoạch; Phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp nền tảng, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường; nông nghiệp tuần hoàn…

Một số chỉ tiêu chủ yếu đặt ra đến năm 2030 là tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 9,0%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 278 triệu đồng.

Về cơ cấu kinh tế của tỉnh đến năm 2030: Nông nghiệp, thủy sản chiếm 3,6%; công nghiệp, xây dựng 64,1%; khu vực dịch vụ 25,4%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 6,9%; Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 12 - 13 tỷ USD.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 60 - 65%. Kinh tế số chiếm 35% GRDP. Tốc độ tăng năng suất lao động đạt từ 8,5 - 9,0%/năm. Tỷ lệ khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn về môi trường đạt 100%.

Vị Thủy – Văn Đạt

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load