Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 06/10/2024 13:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Horea cảnh báo cần kiểm soát chặt trước nguy cơ “núp bóng” doanh nghiệp Việt thâu tóm vị trí đất đai trọng yếu

19:01 | 12/09/2020

(Xây dựng) - Theo Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (Horea), nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào bất động sản ngày càng tăng, nhưng doanh nghiệp Việt vẫn giữ vững vị thế thống lĩnh thị trường bất động sản. Hiệp hội cũng cảnh báo cần kiểm soát chặt trước nguy cơ “núp bóng” doanh nghiệp Việt để thâu tóm vị trí đất đai trọng yếu.

horea canh bao can kiem soat chat truoc nguy co nup bong doanh nghiep viet thau tom vi tri dat dai trong yeu
Horea cảnh báo cần kiểm soát chặt trước nguy cơ “núp bóng” doanh nghiệp Việt thâu tóm vị trí đất đai trọng yếu (Ảnh nguồn: Goku).

Phương thức đầu tư FDI vào bất động sản chậm mà chắc

Thống kê 05 năm qua cho thấy, nguồn vốn FDI tăng trưởng mạnh, bình quân khoảng trên dưới 35 tỷ USD/năm. Thu hút nguồn vốn FDI trong lĩnh vực bất động sản thường xếp thứ 3, có năm vươn lên thứ 2. Riêng 8 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thu hút vốn FDI vào lĩnh vực này đạt 2,87 tỷ USD, xếp thứ 3. Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước trong thu hút nguồn vốn FDI vào bất động sản. Các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hong Kong, Trung Quốc dẫn đầu trong đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam.

Đại diện Horea đánh giá: Nguồn vốn FDI đầu tư vào bất động sản chọn phương thức đầu tư FDI “chậm mà chắc”, thông qua hoạt động mua bán dự án, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) có các dự án có quỹ đất sạch, đã giải phóng mặt bằng, hoặc tăng dần tỷ trọng sở hữu, nên ít bị rủi ro. Trong hơn 20 năm qua, nhiều doanh nghiệp FDI đã đạt được hiệu quả kinh doanh cao và tạo được vị thế ngày càng lớn trong thị trường bất động sản và nền kinh tế.

Nhìn chung, việc thu hút nguồn vốn FDI đã tác động tích cực đến thị trường bất động sản như bổ sung nguồn vốn quan trọng, thay thế một phần nguồn vốn tín dụng; Đa dạng hóa sản phẩm nhà ở với nét mới về kiến trúc, nâng cao chất lượng xây dựng, tiện ích, dịch vụ; Nâng cao tính minh bạch và năng lực quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mạnh vào bất động sản tại Việt Nam nhưng thống lĩnh thị trường bất động sản Việt Nam lại thuộc về các doanh nghiệp Việt.

Horea đánh giá, sau hơn 30 năm mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài, trong lĩnh vực bất động sản chưa có nguy cơ bị các doanh nghiệp FDI lũng đoạn, thao túng.

Tuy nhiên Hiệp hội cũng cảnh báo: Cần kiểm soát chặt chẽ hiện tượng người nước ngoài “nấp bóng” người Việt hoặc doanh nghiệp Việt để “mua chui, thâu tóm” đất đai ở các vị trí “nhạy cảm” có liên quan đến quốc phòng, an ninh, như Bộ Quốc phòng đã cảnh báo. Hoặc hiện tượng doanh nghiệp có liên hệ mật thiết với các nhà đầu tư nước ngoài, thực hiện “mua gom đất vàng” ở các thành phố lớn, có dấu hiệu đầu cơ đất đai, hoặc tích tụ các quỹ đất lớn tại các vị trí đắc địa…

Gỡ vướng chính sách cho cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở

Kể từ ngày 01/07/2015 (Luật Nhà ở 2014 có hiệu lực), người nước ngoài nhập cảnh hợp pháp được mua và sở hữu 01 nhà ở tại các dự án nhà ở thương mại trong thời hạn tối đa 50 năm (có thể được gia hạn nếu có nhu cầu), trừ khu vực bảo vệ quốc phòng, an ninh. Qua khảo sát 17 Tập đoàn và doanh nghiệp bất động sản lớn, thì đã có 12.335 người nước ngoài mua nhà tại nước ta, trong đó, có 10.020 người mua nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh, phần lớn là người nước ngoài đến từ các nước thuộc khu vực Đông Á, Đông Nam Á, như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore. Người nước ngoài thuộc khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, New Zealand, Nhật Bản thường lựa chọn thuê nhà.

Theo đánh giá của Horea, chính sách cho người nước ngoài sở hữu nhà ở được thực hiện bước đầu đã có tác động tích cực đối với thị trường bất động sản, hiện chưa có dấu hiệu tác động tiêu cực quá lớn đối với người có thu nhập trung bình, có thu nhập thấp trong việc tạo lập nhà ở.

Tuy nhiên, Hiệp hội cũng cho rằng, chính sách cho người nước ngoài sở hữu nhà ở còn một số vướng mắc như Luật Nhà ở 2014 ban hành sau Luật Đất đai 2013, nên Điều 5 Luật Đất đai quy định về “Người sử dụng đất”, chưa có đối tượng sử dụng đất là “cá nhân nước ngoài”. Tại Khoản (2.d) Điều 174 Luật Đất đai quy định: “Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam”, chưa cho phép thế chấp tại ngân hàng ở nước ngoài.

Hiện chưa có khung pháp lý để giải quyết nhu cầu của chủ sở hữu nhà là người nước ngoài bán lại nhà ở. Quy định của Luật Nhà ở là người nước ngoài chỉ được mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại (có thể hiểu là không được mua nhà trong khu dân cư thông thường). Chưa làm rõ trong trường hợp dự án nhà ở thương mại đã hoàn thành bàn giao, trở thành khu dân cư thông thường thì người nước ngoài có được mua hay không.

Nhi Thảo

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đà Nẵng: Tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

    (Xây dựng) - Sau khi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, sáng 5/10, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội bất động sản, Hội Môi giới bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đón 6.400 căn hộ mới vào quý cuối năm 2024

    (Xây dựng) – Theo báo cáo thị trường mới công bố của Savills Việt Nam ghi nhận trong quý III/2024, nguồn cung căn hộ sơ cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 4.871 căn. Trong đó, phân khúc hạng B chiếm đa số nguồn cung với 60% thị phần, theo sau là hạng C với 38% và hạng A là 2% thị phần. Nguồn cung này tập trung chủ yếu ở khu Đông (thành phố Thủ Đức) và khu Tây (quận 6, Bình Tân).

  • Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương: Hạ khung giá thuê nhà ở xã hội xuống mức thấp nhất

    Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đề nghị nới rộng khung giá thuê nhà ở xã hội, hạ thấp nhất theo quy định của pháp luật để thu hút nhà đầu tư, có lợi cho người lao động về địa phương làm việc.

  • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

  • Thanh Hóa: Tăng cường quản lý, kiểm soát tình hình giá bất động sản

    (Xây dựng) – Nhằm ngăn chặn hành vi đầu cơ “thổi giá”, làm nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 14201/UBND-CN tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.

  • Bình Xuyên (Vĩnh Phúc): Tập trung giải phóng mặt bằng dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông

    (Xây dựng) – Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang tập trung, tuyên truyền vận động người dân nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông, xã Thiện Kế. Đến nay, còn 2 hộ gia đình cá nhân không đồng ý với lý do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thấp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load