Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 14:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024

19:33 | 01/06/2024

(Xây dựng) – Chiều 1/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024.

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn phát biểu tại buổi họp báo. (Ảnh: VGP)

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định

Phát biểu tại buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết: Sáng cùng ngày (1/6), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp thường kỳ tháng 5 nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024; tình hình thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; giải ngân vốn đầu tư công cùng một số nội dung quan trọng khác; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá trong thời gian tới.

Trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế, thương mại thế giới có dấu hiệu khả quan, song tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường; bất ổn chính trị ở một số khu vực leo thang; giá đô la Mỹ, giá vàng tăng cao; chính sách tiền tệ ở nhiều nước vẫn thắt chặt và chưa rõ xu hướng thời gian tới; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động nặng nề... Ở trong nước, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, linh hoạt các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ, trong đó tập trung: Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm tiến độ, chất lượng các tài liệu cho Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV; đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, thực thi pháp luật; phê duyệt toàn bộ Quy hoạch 06 vùng kinh tế, xã hội; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và đẩy mạnh các động lực tăng trưởng mới.

Xử lý linh hoạt các vấn đề tồn đọng và những vấn đề mới phát sinh; ứng xử linh hoạt, hiệu quả trong các hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển... Đồng thời, tổ chức nhiều cuộc họp, hội nghị về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các công trình, dự án quan trọng quốc gia, phát triển nhà ở xã hội, tín dụng...

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng tham dự buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.

Cũng theo Người phát ngôn của Chính phủ Trần Văn Sơn, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2024 của nước ta tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực tháng 5 đạt kết quả cao hơn tháng 4 và tính chung 5 tháng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Cụ thể, kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích vực ở cả 3 khu vực. Sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định. Sản xuất công nghiệp phục hồi tốt, tháng 5 tăng 3,9% so với tháng 4 và tăng 8,9% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 6,8%. Khu vực dịch vụ tiếp tục tăng mạnh, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5 tăng 9,5%; 5 tháng tăng 8,7%.

Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 4,03%. Tỷ giá, lãi suất có xu hướng ổn định. An ninh năng lượng, an ninh lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo 5 tháng đạt 4,15 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và tăng 38,2% về trị giá); cơ bản bảo đảm cân đối cung cầu lao động.

Xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng mạnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5 tăng 9,1% so với tháng 4 và tăng 22,6% so với cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 16,6%, trong đó xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%. Đáng mừng là nhập khẩu tăng trở lại phục vụ cho sản xuất trong nước và cán cân thương mại 5 tháng xuất siêu 8,01 tỷ USD.

Về thu ngân sách Nhà nước tăng mạnh, tình hình tài chính - ngân sách Nhà nước tiếp tục được cải thiện. Tổng ngân sách Nhà nước 5 tháng ước đạt 52,8% dự toán năm, tăng 14,8% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách Nhà nước được kiểm soát thấp hơn giới hạn quy định. Lĩnh vực du lịch phục hồi mạnh, vượt cùng kỳ trước đại dịch. Khách quốc tế 5 tháng đạt 7,6 triệu lượt, tăng 64,9% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công 5 tháng đạt 22,3% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ. Thu hút FDI đạt 11 tỷ USD, tăng 2%, trong đó vốn đăng ký mới đạt 7,9 tỷ USD, tăng 27,5%, cao nhất trong 3 năm qua; vốn FDI thực hiện đạt 8,3 tỷ USD, tăng 7,8%, cao nhất trong những năm qua.

Phát triển doanh nghiệp có xu hướng tích cực; trong 5 tháng có 98,8 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 4,1% so với cùng kỳ, cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (97.300 doanh nghiệp).

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được chú trọng; an sinh - xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân được cải thiện; trong tháng 5 có 94,8% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ; hỗ trợ cho người dân gần 18.500 tấn gạo; tổ chức ý nghĩa Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và các ngày Lễ lớn.

Cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin trong Nhân dân. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước được nâng lên. Nhiều tổ chức, chuyên gia uy tín quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024
Toàn cảnh họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024. (Ảnh: VGP)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Người phát ngôn của Chính phủ cũng cho biết: Các thành viên Chính phủ thẳng thắn nhìn nhận còn những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức, nổi bật là: Sức ép chỉ đạo điều hành còn cao, nhất là về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tỷ giá và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường vàng. Tình hình sản xuất kinh doanh một số lĩnh vực gặp nhiều khó khăn; nông nghiệp gặp thời tiết bất lợi; sản xuất công nghiệp, một số ngành dịch vụ, sức mua phục hồi nhưng còn chậm; Việc tiếp cận vốn tín dụng còn khó khăn (đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng mới đạt 2,41%); nợ xấu có xu hướng tăng; số doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn cao.

Thị trường bất động sản bước đầu ổn định nhưng việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn chậm; việc triển khai gói tín dụng 120 nghìn tỷ cho nhà ở xã hội chưa được cải thiện; còn 29,1 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ; Đời sống một bộ phận người dân khó khăn; thiên tai, dịch bệnh, nắng nóng, hạn hán, sụt lở nghiêm trọng ở một số nơi; tình hình tội phạm, tội phạm mạng, an ninh an toàn thông tin còn diễn biến phức tạp…

Trên cở sở xác định các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và phân tích tình hình quốc tế, khu vực, trong nước, ông Trần Văn Sơn nhấn mạnh: Thủ tướng Chính phủ nêu rõ quan điểm định hướng chỉ đạo, điều hành và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thời gian tới.

Về chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng, hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên; phấn đấu tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm khoảng 5%, cả năm khoảng 15%; tiếp tục thực hiện việc giảm lãi suất cho vay từ 1 đến 2%, trong đó 5 ngân hàng thương mại lớn là nòng cốt.

Triển khai ngay các giải pháp ổn định thị trường vàng; phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; sớm có phương án huy động thêm 100 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng giao thông. Tập trung xử lý khó khăn, vướng mắc trong huy động, sử dụng vốn ODA. Tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đề ra; có giải pháp ổn định thị trường, giá cả.

Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu) và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, nhất là trong 3 lĩnh vực: Thể chế, cơ chế, chính sách; phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng, đô thị; chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, các ngành, lĩnh vực mới như chíp bán dẫn, AI…

Quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mực tiêu quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 5 Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ và 26 Tổ công tác của thành viên Chính phủ.

Tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Khẩn trương ban hành đầy đủ, kịp thời các Nghị định, Thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của các Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng… Quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số, Đề án 06, xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Khẩn trương ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai các quy hoạch đã ban hành, đặc biệt là Quy hoạch điện VIII, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, lan tỏa mạnh mẽ; điều hành chủ động, linh hoạt, nhất định không để thiếu điện, xăng dầu trong mọi tình huống; tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản; sớm gỡ "thẻ vàng" (IUU); điều tiết, bảo đảm đủ nước cho nông nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt của người dân; tổ chức thực hiện hiệu quả phòng, chống cháy rừng với phương châm "4 tại chỗ"; tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao; tiết giảm chi phí vận tải, logistics; đẩy mạnh thu hút du lịch, tăng cường quản lý giá, chất lượng dịch vụ, nhất là mùa du lịch hè.

Tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, trong đó có 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2; đảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân. Chuẩn bị cải cách tiền lương theo các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội theo nguyên tắc bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hoà, ổn định và có lộ trình phù hợp; đề xuất phương án phù hợp nhất thực hiện từ ngày 01/7/2024. Tổ chức tốt Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2024. Khẩn trương hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trình Quốc hội. Tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm; phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.

  • Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

    Hôm nay 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko.

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

    22h ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương.

  • Kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm tiếp tục đà phục hồi tích cực, toàn diện

    (Xây dựng) - Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024 của nước ta tiếp tục đà phục hồi, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, góp phần củng cố nền tảng để chúng đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu đề ra cho năm 2024.

  • Bộ Xây dựng tham gia ứng phó bão số 3 cùng địa phương

    (Xây dựng) - Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ huy công tác phòng, chống cơn bão số 3 tại Bộ Chỉ huy tiền phương đặt tại Hải Phòng.

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3 tại Sở Chỉ huy tiền phương

    Sáng 7/9, sau khi kiểm tra công tác dự báo bão số 3 tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã họp tại Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo tình hình ứng phó với bão số 3 tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load