Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 14:45 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022: Kiểm soát dịch bệnh, kinh tế xã hội tăng trưởng

08:36 | 05/06/2022

(Xây dựng) – Chiều 4/6, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức họp báo Chính phủ thường kỳ thông báo về kết quả phát triển kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022.

hop bao chinh phu thuong ky thang 52022 kiem soat dich benh kinh te xa hoi tang truong
Người phát ngôn của Chính phủ cung cấp thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra sáng cùng ngày dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; một số nét chính tình hình kinh tế-xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2022.

Về tình hình kinh tế xã hội, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tiếp nối đà phục hồi và phát triển của những tháng đầu năm, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 tiếp tục khởi sắc, cho thấy khí thế phục hồi mạnh mẽ trên các lĩnh vực; cả ba khu vực đều tăng trưởng. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0,38% so với tháng 4, bình quân 5 tháng tăng 2,25% so với cùng kỳ (cao hơn mức tăng của năm 2021 nhưng thấp hơn mức tăng giai đoạn 2017-2020); thị trường tài chính, tiền tệ cơ bản ổn định; các cân đối lớn, an ninh lương thực, năng lượng được bảo đảm.

Thu đủ chi: Thu NSNN ước đạt 57,1% dự toán, tăng 18,7% cho thấy sự cố gắng của chúng ta trong bối cảnh lạm phát, lãi suất, giá dầu và nhiều hàng hóa thiết yếu trên thế giới gia tăng. Xuất đủ nhập. Xuất khẩu 5 tháng tăng 16,3%, nhập khẩu tăng 14,9%, xuất siêu khoảng 516 triệu USD. Làm đủ ăn; an ninh lương thực được bảo đảm; sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tháng 5 ổn định và có phần tăng trưởng; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản được khơi thông, mở rộng. An ninh năng lượng được bảo đảm; cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp. Cung ứng lao động cơ bản đáp ứng nhu cầu. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tăng 1,4% so với tháng trước và tăng 4,4% so cùng kỳ.

Khởi sự doanh nghiệp tiếp tục nở rộ; trong 5 tháng có gần 100.000 DN thành lập mới và quay trở lại thị trường, gấp 1,4 lần số doanh nghiệp rút rui.

Công tác an sinh xã hội được quan tâm; bảo đảm an sinh xã hội cho hàng chục triệu người. Gói hỗ trợ của Chính phủ đạt trên 81 nghìn tỷ đồng cho gần 729.000 lượt người sử dụng lao động và gần 50 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác (theo Nghị quyết 68, 126, 116; Quyết định 23, 28). Các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật từng bước trở lại bình thường. Đặc biệt, SEA Games 31 được tổ chức chu đáo, an toàn, thành công trên nhiều mặt, đoàn Việt Nam dẫn đầu các nước và phá kỷ lục về số lượng huy chương Vàng.

Chỉ số PMI sản xuất các ngành công nghiệp tháng 5 đạt 54,7 điểm (mức cao nhất trong vòng 13 tháng và đánh dấu tháng thứ 8 liên tiếp đạt trên 50 điểm, có nghĩa là hoạt động sản xuất tiếp tục mở rộng kể từ tháng 10/2021).

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tháng 5 ổn định và tăng trưởng; thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản được khơi thông, mở rộng. Thương mại và dịch vụ tháng 5 sôi động, trong đó, dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành phục hồi mạnh mẽ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 22,6% so cùng kỳ; tính chung 5 tháng tăng 9,7%. Xuất khẩu 5 tháng tăng 16,3%, nhập khẩu tăng 14,9%, xuất siêu khoảng 516 triệu USD.

Trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; quốc phòng, an ninh được giữ vững; các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế diễn ra sôi động, hiệu quả với nhiều đề xuất phù hợp, thể hiện chính kiến của Việt Nam đối với các vấn đề quốc tế.

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh. Các cơ quan vào cuộc tích cực, tăng cường xử lý các vụ án về thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được đẩy mạnh; cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được kết nối và ứng dụng hiệu quả.

Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá tích cực về: Dự báo tăng trưởng kinh tế; Chỉ số phục hồi Covid-19; chỉ số năng lực phát triển của ngành du lịch; xếp hạng tín nhiệm quốc gia; về chỉ số thu hút đầu tư; chỉ số hài lòng đối với các dịch vụ công...

Ánh Dương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.

  • Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

    Hôm nay 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko.

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

    22h ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương.

  • Kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm tiếp tục đà phục hồi tích cực, toàn diện

    (Xây dựng) - Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024 của nước ta tiếp tục đà phục hồi, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, góp phần củng cố nền tảng để chúng đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu đề ra cho năm 2024.

  • Bộ Xây dựng tham gia ứng phó bão số 3 cùng địa phương

    (Xây dựng) - Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ huy công tác phòng, chống cơn bão số 3 tại Bộ Chỉ huy tiền phương đặt tại Hải Phòng.

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3 tại Sở Chỉ huy tiền phương

    Sáng 7/9, sau khi kiểm tra công tác dự báo bão số 3 tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã họp tại Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo tình hình ứng phó với bão số 3 tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load