Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 09:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật

16:01 | 25/04/2024

(Xây dựng) - Ngày 23/4, Hội thảo khoa học “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển” đã diễn ra tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, trở thành điểm nhấn trọng tâm về học thuật trong khuôn khổ Festival Sinh viên kiến trúc toàn quốc lần thứ XIV tại Huế.

Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật
TS. KTS. Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát triển du lịch văn hóa là hướng đi phù hợp để duy trì bản sắc và phát triển đô thị bền vững

Đây là diễn đàn để các chuyên gia, nhà nghiên cứu trao đổi, thảo luận nhằm nhận diện bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản kiến trúc – đô thị, di sản thiên nhiên ở Việt Nam nói chung và Thừa Thiên - Huế nói riêng.

Việc gắn kết di sản với phát triển đô thị sẽ nâng cao giá trị các khu vực đô thị lịch sử và mang lại lợi ích cho nền kinh tế địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của các di sản đó. Phát triển du lịch văn hóa là hướng đi phù hợp để duy trì bản sắc và phát triển đô thị bền vững dưới áp lực của quá trình toàn cầu hóa.

Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật
Các chuyên gia thảo luận tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. KTS. Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam cho biết: “Hội KTS Việt Nam mong muốn ghi nhận những sáng kiến từ giới chuyên gia, đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ di sản kiến trúc của thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian tới, đặc biệt khi Chính phủ đã có chủ trương phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với di sản”.

Theo nội dung báo cáo về “Mô hình và mô thức bảo tồn bền vững di sản đô thị” của ThS.KTS. Lê Nguyên Phương, KTS. Lê Quang Minh – Liên danh MQL và Các đối tác (MQLP®)/ Tư vấn quy hoạch Quần thể di tích Cố đô Huế, có thể xác định 3 mô hình ứng xử với di sản cơ bản thường thấy tại Việt Nam và trên thế giới gồm: Mô hình thôn tính di sản, mô hình cạnh tranh di sản và mô hình cộng sinh di sản.

Đồng thời, ThS. KTS. Lê Nguyên Phương cho rằng, từ kinh nghiệm thế giới về các mô hình ứng xử với di sản, có thể thấy cách thức bảo tồn bền vững và lâu dài các khu vực di sản truyền thống là mô hình cộng sinh di sản, tạo ra các trung tâm mới đảm bảo các nhu cầu về phát triển và việc làm, giảm áp lực lên các khu vực di sản. Mô hình cộng sinh di sản cũng đồng thời chính là tiền đề để tạo ra các di sản mới.

Còn theo ý kiến của TS. KTS. Nguyễn Ngọc Tùng – Trưởng Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, nhà vườn truyền thống Huế không đơn giản chỉ là hình khối cấu kiện kiến trúc mang giá trị vật thể mà bản thân ngôi nhà còn hàm chứa những giá trị tinh thần. Vì vậy, những nhà vườn truyền thống Huế không phải là những vật thể vô tri mà chúng là những “bảo tàng sống”, nơi chứa đựng rất nhiều điều cuốn hút về nề nếp, gia phong, lối sống, môi trường, văn hóa… được tạo nên từ mỗi ngôi nhà, mỗi gia đình.

Chia sẻ về kinh nghiệm thực tiễn khi tham gia bảo tồn di sản văn hoá, ông Trần Thanh Mẫn đại diện Sika Việt Nam cho biết, tại dự án Lyceum Hippocrates ở Kos, Hy Lạp, SIKA đã ứng dụng 2 giải pháp chính khi phục dựng bao gồm: Khôi phục cấu trúc đá truyền thống và lắp đầy các vết nứt gỗ thông qua Hệ thống Sika’s Textile Reinforced Mortar (TRM system) để tăng cường sức bền cho tòa nhà và chống lại các tác động của các cơn địa chấn và củng cố kết cấu bê tông tăng cường, bảo vệ chống ăn mòn qua hệ thống Sika® CarboDur® FRP để củng cố kết cấu tòa nhà, tăng công suất, cải thiện chức năng và độ bền, thay đổi hệ thống tĩnh và chống lại các sự kiện thảm khốc do động đất gây ra.

Hội thảo “Di sản Kiến trúc trong dòng chảy phát triển”: Điểm nhấn trọng tâm về học thuật
TS.KTS. Ngô Minh Hùng - Chuyên gia độc lập, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Di sản văn hóa và Phát triển phát biểu tại Hội thảo.

Bên cạnh đó, TS.KTS. Ngô Minh Hùng - Chuyên gia độc lập, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Di sản văn hóa và Phát triển nhấn mạnh, việc bảo tồn các không gian, công trình di tích sẽ thúc đẩy và phát huy giá trị các trung tâm đô thị lịch sử, trung tâm đô thị du lịch, trung tâm văn hóa, thương mại, sáng tạo nghệ thuật, khoa học công nghệ và di sản mới, công viên lịch sử quốc gia. Trong đó, di sản được gắn kết với các khu đô thị, tái định cư theo mô thức cộng đồng chung sống (cộng sinh) cùng tham gia bảo vệ, vận hành, hoạt động, thụ hưởng thành quả, trở thành hình mẫu về đô thị di sản bền vững tầm quốc gia và quốc tế.

Cần tìm hướng đi phù hợp để ứng dụng giá trị di sản trong cuộc sống đương đại

Song song với đó, KTS. Nguyễn Văn Tất - Ủy viên Ban thường vụ Hội KTS Việt Nam, Phó Tổng biên tập Tạp chí Kiến trúc Nhà đẹp đề xuất, cần tìm hướng đi phù hợp để ứng dụng giá trị di sản trong cuộc sống đương đại. Trong đó, khi nhắc đến văn hóa truyền thống, không nên chỉ dựa vào những tư liệu, nghiên cứu cách đây hàng thế kỷ, mà cần tìm hiểu nó phù hợp với bối cảnh, để có thể trở thành “mã gen” cho các KTS đương đại ứng dụng trong hành nghề kiến trúc.

Khi được hỏi về việc phát triển đô thị di sản Huế có những điểm tương đồng hay học hỏi từ Paris (Pháp) với các quy hoạch khu “cũ” và “mới” bởi những công trình điểm nhấn, KTS. Lê Quang Minh đã chia sẻ thêm về mô hình đô thị di sản và khẳng định những gì Paris đã làm được thì Huế cũng làm được. Bởi lẽ, Huế là nơi tinh hoa của di sản văn hóa Việt Nam, có sự pha trộn văn hóa của Pháp. Vì vậy, KTS. Lê Quang Minh có niềm tin về sự khả thi để có thể chuyển dịch những nền văn hóa như vậy.

Các chuyên gia kỳ vọng rằng, trong tương lai không xa, sẽ có nhiều hơn những đóng góp cho sự phát triển di sản tại Huế cũng như tại nơi có “dấu ấn” của di sản tại Việt Nam.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load