Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 18/09/2024 21:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa X, nhiệm kỳ 2023-2028: Đổi mới và phát triển

19:10 | 25/08/2023

(Xây dựng) - Ngày 25/8, Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2023-2028. Dự Hội nghị có đồng chí Trịnh Đình Dũng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Phạm Hoàng Anh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.

Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa X, nhiệm kỳ 2023-2028: Đổi mới và phát triển
Đồng chí Trịnh Đình Dũng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ tặng lẵng hoa chúc mừng Đại hội.

Với tinh thần “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”, nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Các chỉ tiêu Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2018-2023 đặt ra đều đạt và vượt. Công tác tuyên truyền được các cấp hội quan tâm, bám sát vào sự chỉ đạo của tổ chức hội cấp trên và nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở; cách thức, phương thức tuyên truyền được đổi mới bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Đặc biệt, tại Hội thi Nhà nông đua tài do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức năm 2022, Hội Nông dân tỉnh đã xuất sắc giành giải Nhất khu vực và giải Nhì toàn quốc.

Hệ thống tổ chức, bộ máy các cấp hội được củng cố về số lượng và nâng cao về chất lượng. Trong nhiệm kỳ, các cấp hội đã kết nạp được gần 12.000 hội viên, nâng tổng số hội viên nông dân toàn tỉnh lên hơn 153.700 người. Đến nay, toàn tỉnh có 134 cơ sở hội với 1.174 chi hội, đội ngũ cán bộ hội các cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Các phong trào thi đua được triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực, trong đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ngày càng đi vào chiều sâu. Số hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh, cấp Trung ương tăng từ 2.757 hộ (năm 2018) lên 3.073 hộ (năm 2022). Hằng năm, thu hút hơn 54.500 hộ nông dân đăng ký với hơn 36.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp.

Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi như mô hình trồng nho, trồng bưởi của hộ nông dân Nguyễn Thị Nhài ở xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc đạt doanh thu từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/năm; mô hình nuôi gà thương phẩm, sản xuất giống và nuôi thủy sản của hộ nông dân Trần Văn Quảng ở xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên đạt doanh thu 1,6 tỷ đồng/năm; mô hình kinh doanh, sản xuất đồ gỗ nội thất của hộ nông dân Trần Huy Hiệu ở xã Nhân Đạo, huyện Sông Lô cho thu nhập 3 tỷ đồng/năm…

Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, dịch vụ, dạy nghề cho nông dân được tổ chức hiệu quả, thúc đẩy việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ nông dân thoát nghèo, nâng cao đời sống của nông dân. Bên cạnh đó, hội đã tích cực hỗ trợ nông dân trong kết nối, tiêu thụ nông sản, từng bước đưa các sản phẩm nông sản lên sàn giao dịch điện tử Postmart... góp phần đưa người nông dân đến gần hơn với thương mại điện tử.

Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa X, nhiệm kỳ 2023-2028: Đổi mới và phát triển
Đồng chí Phạm Hoàng Anh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chúc mừng Đại hội.

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Anh biểu dương và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng và những thành tích mà cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh đạt được nhiệm kỳ qua. Trong nhiệm kỳ tới, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo tinh thần Nghị quyết số 16 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, hội viên trong xây dựng Nông thôn mới, xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu; tăng cường đào tạo nghề, nâng cao trình độ mọi mặt cho nông dân, trong đó, cần tiếp tục có giải pháp hỗ trợ người nông dân đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn giao dịch điện tử; hỗ trợ nông dân ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, quản lý và chế biến sản phẩm theo tiêu chuẩn toàn cầu nhằm gia tăng giá trị và thương hiệu của sản phẩm.

Bên cạnh đó, tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức hội vững mạnh về mọi mặt, là chỗ dựa vững chắc cho hội viên nông dân; tập trung nắm tình hình, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng của nông dân; chủ động tham mưu, đề xuất giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của nông dân và tổ chức động viên hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa X, nhiệm kỳ 2023-2028: Đổi mới và phát triển
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm cùng Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2023-2028.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 29 đồng chí; bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu Hội Nông dân toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2025.

An Nhiên

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Kon Tum: Đối phó với động đất

    (Xây dựng) - Trong thời gian gần đây, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tục hứng chịu nhiều trận động đất lớn, nhỏ gây ra nỗi lo lắng và bất an cho hàng nghìn người dân sống tại khu vực này. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Kon Plông đã có gần 300 trận động đất được ghi nhận, có trận đạt tới cường độ 4,7 độ Richter, làm nứt toác nhà cửa, công trình xây dựng, đe dọa cuộc sống bình yên của người dân.

  • Kỳ vọng đột phá từ tuyến cao tốc Cao Lãnh – An Hữu

    (Xây dựng) - Dự án thành phần 2 cao tốc Cao Lãnh - An Hữu đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đối với hai tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

  • Cách nào xử lý cây xanh ngã đổ do bão lũ?

    (Xây dựng) - Sau bão lũ, hàng loạt cây xanh ở các khu đô thị, làng xóm bị ngã đổ, gãy cành, gây thiệt hại về tài sản và sinh mạng của người dân. Theo lẽ thường, phần lớn số cây xanh này được cắt bỏ, giải phóng giao thông đi lại cho người dân. Nhưng việc cắt bỏ này chưa hợp lý, gây lãng phí. Tôi đề xuất một số ý kiến về việc xử lý cây xanh ngã đổ này.

  • Hải quan và Cục Thuế Đồng Nai quyên góp hơn 600 triệu đồng hỗ trợ đồng bào khắc phục thiệt hại sau bão số 3

    (Xây dựng) - Sau 2 ngày phát động, cán bộ công chức ngành Hải quan tỉnh Đồng Nai đã quyên góp được gần 260 triệu đồng gửi đến đồng bào phía Bắc để khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

  • CADI-SUN ủng hộ đồng bào vùng bão lũ hơn 1,1 tỷ đồng

    (Xây dựng) - Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên CADI-SUN đã cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load