Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 23/09/2024 12:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương: TTHC đơn giản hóa, số văn bản nợ đọng, chậm ban hành thấp nhất từ trước tới nay

16:43 | 28/12/2020

(Xây dựng) – Đây là một trong những kết quả đạt được của công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng Chính phủ điện tử do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng trình bày tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương. Chiều nay (28/12), Hội nghị tiếp tục diễn ra với ý kiến tham luận của các địa phương, báo cáo của các Bộ trưởng: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

hoi nghi truc tuyen chinh phu voi dia phuong tthc don gian hoa so van ban no dong cham ban hanh thap nhat tu truoc toi nay
Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương nhằm đánh giá, tổng kết lại 1 năm đã qua đồng thời nhìn lại cả chặng đường 5 năm và đề ra nhiệm vụ, giải pháp hoàn thành mục tiêu phát triển năm 2021.

Tại phiên chiều nay, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng sẽ trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả cải cách TTHC, xây dựng Chính phủ điện tử và hoạt động của Tổ công tác năm 2020 và 5 năm 2016 - 2020 phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo báo cáo, về cải cách TTHC, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thể chế cho công tác cải cách TTHC, cải thiện môi trường kinh doanh được đặc biệt quan tâm, chú trọng. Từ năm 2016 đến nay, đã ban hành 37 văn bản, gồm 08 Nghị định, 19 Nghị quyết, 02 Chỉ thị, 08 Quyết định, thay đổi căn bản quy trình thực hiện TTHC từ thủ công, giấy tờ sang điện tử, phi giấy tờ với 1.097 thủ tục, 992 mẫu đơn và 399 tờ khai liên quan đến TTHC được cắt giảm, đơn giản hóa.

Trong năm 2020, đã cắt giảm thêm 239 điều kiện kinh doanh (ĐKKD). Tính chung giai đoạn 2016 - 2020, đã cắt giảm 3.893/6.191 ĐKKD, 6.776/9.926 danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN) và 30 TTHC liên quan đến KTCN; 1.501 mặt hàng KTCN chồng chéo đã được xử lý. Đề án cải cách kiểm tra chuyên ngành theo hướng giao cơ quan hải quan làm đầu mối KTCN tại cửa khẩu, được khẩn trương xây dựng. Việc cắt giảm này đã giúp tiết kiệm cho xã hội, người dân, doanh nghiệp khoảng 18 triệu ngày công/năm, tương đương 6.300 tỷ đồng/năm.

Giai đoạn 2016 - 2020, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính đã tổ chức 33 phiên họp, hội nghị với Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, tiếp nhận, kiến nghị xử lý 442 vấn đề, nhóm vấn đề để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Năm 2020, chủ trì Chương trình nghị sự lần thứ 6 của Mạng lưới thực hành quy định tốt ASEAN-OECD với 03 phiên hội nghị trực tuyến, giúp các nước chia sẻ kinh nghiệm về cải cách quy định để đối phó với khủng hoảng, như đại dịch Covid-19, được OECD đánh giá là chương trình trực tuyến thành công nhất.

Với những nỗ lực và kết quả đạt được nêu trên của các bộ, cơ quan, địa phương, đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao thứ hạng của Việt Nam trong các xếp hạng quốc tế. Theo Xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu giai đoạn 2016 - 2020 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tăng 20 bậc, xếp thứ 70/190 quốc gia, nền kinh tế; Xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI, năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 10 bậc giai đoạn 2018-2019, từ 77 lên 67/141 quốc gia; Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020 của Việt Nam xếp thứ 42/131 quốc gia, nền kinh tế, giữ vị trí số 1 trong nhóm 29 quốc gia cùng mức thu nhập.

Về xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, chiến lược, đề án, kế hoạch, bảo đảm hành lang pháp lý cho việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Nhiều Hệ thống thông tin nền tảng của Chính phủ điện tử được đưa vào vận hành, giúp đổi mới lề lối làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng như cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp. Tổng chi phí tiết kiệm cho xã hội ước tính trên 8.500 tỷ đồng/năm từ các Hệ thống trên (theo cách tính của OECD).

Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống e-Cabinet, Cổng Dịch vụ công quốc gia đều được bình chọn nằm trong 10 sự kiện nổi bật về công nghệ thông tin và truyền thông, về khoa học và công nghệ do các câu lạc bộ Nhà báo công bố năm 2019. Trong đó, Trục liên thông văn bản quốc gia đã đạt giải vàng của giải thưởng kinh doanh quốc tế năm 2019 tổ chức tại Cộng hòa Áo, Hệ thống e-Cabinet được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê năm 2020 cho giải pháp phần mềm xuất sắc. Năm 2020, theo bình chọn của Thông tấn xã Việt Nam, Cổng Dịch vụ công quốc gia được bình chọn là đột phá của chương trình chuyển đổi số quốc gia.

Ngoài ra, Liên hợp quốc xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2020, Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ tăng 02 bậc so với năm 2018, duy trì việc tăng hạng liên tục trong giai đoạn 2014 - 2020 từ vị trí 99 lên vị trí 86, được xếp vào nhóm các nước phát triển Chính phủ điện tử ở mức cao và cao hơn chỉ số trung bình thế giới.

Về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao và hoạt động của Tổ công tác của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, từ khi thành lập đến nay, Tổ công tác đã thực hiện 103 buổi làm việc với 24 bộ, cơ quan, 44 địa phương, 12 Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước; có 16 buổi làm việc với các cơ quan, Hiệp hội doanh nghiệp để đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giao, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách và những rào cản hành chính mà doanh nghiệp đang gặp phải để tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biện pháp tháo gỡ.

Trong đó, có 18 cuộc về việc thực hiện nhiệm vụ giao, 11 cuộc về công tác hoàn thiện thể chế, 21 cuộc về cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành và cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh, 19 cuộc đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ về thực hiện mục tiêu tăng trưởng, 10 cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, 14 cuộc về xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính…

Công tác hoàn thiện thể chế tiếp tục được cải cách, đổi mới mạnh mẽ về tư duy, phương pháp xây dựng văn bản quy định chi tiết theo hướng tích hợp, cắt giảm tối đa số lượng đầu văn bản quy định chi tiết theo đúng chỉ đạo của Chính phủ để đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tránh phát sinh thêm thủ tục hành chính, giảm chồng chéo, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình tra cứu và thực thi.

Từ 49 văn bản quy định chi tiết Luật có hiệu lực từ 01/01/2021 theo phân công, đến nay, các bộ đã có phương án tích hợp còn 28 văn bản - giảm 21 văn bản so với phân công. Trong đó, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chủ động, tích cực tích hợp từ 14 Nghị định còn 4; Bộ Kế hoạch Đầu tư đã tích hợp từ 12 Nghị định còn 5. Đến nay, đã ban hành 03/28 văn bản; đã trình 23/28 văn bản; còn 02/28 văn bản chưa trình.

Đáng chú ý, số văn bản quy định chi tiết nợ đọng, chậm ban hành giảm thấp nhất từ trước đến nay. Trong đó, năm 2017 là năm đầu tiên không nợ văn bản quy chi tiết thuộc thẩm quyền Chính phủ. Đến thời điểm hiện nay chỉ còn nợ 6 văn bản; giảm mạnh so với số lượng văn bản nợ đọng cuối nhiệm kỳ khóa XII (58 văn bản) và nhiệm kỳ khóa XIII (39 văn bản).

Kênh tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân tiếp tục phát huy hiệu quả. Từ ngày 09/12/2019, Hệ thống tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được tích hợp vào Cổng Dịch vụ công quốc gia. Đến nay, Hệ thống này đã tiếp nhận 4.713 kiến nghị (trong tổng số hơn 9,6 nghìn phản ánh, kiến nghị trên Cổng Dịch vụ công quốc gia), trong đó có 1.914 kiến nghị thuộc phạm vi xem xét, xử lý; đã chuyển xử lý 1.327 kiến nghị, đến nay có 1.119 kiến nghị đã được xử lý; còn 208 kiến nghị đang được bổ sung hồ sơ.

Về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở các kiến nghị của Tổ công tác, giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện hơn 300 nhiệm vụ, trong đó, Chính phủ yêu cầu rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung 56 văn bản, đến nay, 55/56 văn bản đã được ban hành, có hiệu lực.

Cuối cùng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan và địa phương tập trung, triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại các Nghị định 09/2019/NĐ-CP, số 45/2020/NĐ-CP, số 09/NĐ-CP; các Nghị quyết số 68/NQ-CP, số 02/NQ-CP; Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg về cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi gắn với xây dựng Chính phủ điện tử.

Đồng thời, có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản; quyết tâm không để nợ đọng văn bản quy định chi tiết, các đề án sang năm sau. Bảo đảm lồng ghép, cắt giảm tối đa số lượng văn bản quy định chi tiết theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Bộ Tư pháp thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các bộ, ngành trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, nhất là trong việc lồng ghép, cắt giảm tối đa văn bản quy định chi tiết Luật, Pháp lệnh theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Giao Tổ công tác tiếp tục tập trung đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, đặc biệt là chuyên đề về công tác hoàn thiện thể chế; tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; tình hình xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính; việc thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; việc thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP, số 68/NĐ-CP và các Nghị quyết chuyên đề quan trọng, có phạm vi tác động lớn, liên quan đến chủ trương cải cách và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, đời sống người dân.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load