Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 08:49 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Quy hoạch - Kiến trúc /

Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỷ niệm 75 năm ngày thành lập

11:26 | 26/04/2023

(Xây dựng) - Tối 25/4, Hội Kiến trúc sư (KTS) Việt Nam kỷ niệm 75 năm ngày thành lập. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tham dự buổi lễ.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỷ niệm 75 năm ngày thành lập
Trường Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm.

Truyền thống hào hùng và xán lạn

Ôn lại truyền thống 75 năm, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam Phan Đăng Sơn cho biết: Hội KTS Việt Nam đã trải qua một chặng đường ¾ thế kỷ thật hào hùng và xán lạn.

Từ lúc mái nhà chung là Đoàn KTS Việt Nam (nay là Hội KTS Việt Nam) được tạo dựng (năm 1948) cho đến khi đất nước thống nhất (năm 1975), những KTS miền Bắc đem hết tâm huyết, trí tuệ thiết kế những công trình phục vụ nền kinh tế - xã hội phát triển thời chiến, vừa thích dụng vừa hợp kinh tài quốc gia. Làm nên một nền kiến trúc có bản sắc đặc biệt, giàu giá trị nhân văn, cơ động và dung hòa.

Các KTS miền Nam thời kỳ này, chia thành đôi ngả. Một hướng rời thành phố phồn hoa lên chiến khu, làm nghề kiểu kháng chiến, tạo nên những tác phẩm kịp thời phục vụ thích ứng môi cảnh. Bộ phận ở lại vẫn miệt mài sáng tạo những tác phẩm kiến trúc đậm chất Việt Nam, tinh tế, thanh tao giữa đô thành hỗn tạp. Điều thú vị là, đa số những tác phẩm này đến nay vẫn, đóng góp lung linh cho nền kiến trúc bản địa.

Thời kỳ đầu thống nhất (1975 - 1986), đất nước vừa ra khỏi chiến tranh với hậu quả cực kỳ nặng nề. Nền kinh tế phát triển mô hình kế hoạch hóa. Kiến trúc trong nước, dù đã có nhiều hơn đất dụng võ so với trước. Nhưng do nguồn vốn hạn hẹp, những tác phẩm từ trang giấy bước ra đời thực không nhiều. Nghiên cứu - lý luận - phê bình có phát triển, nhưng ít gắn với thực tiễn, nặng tính hàn lâm.

Các công trình lớn được xây dựng trong nước, chủ yếu là hàng viện trợ từ đầu đến cuối của các nước xã hội chủ nghĩa. Tuy vậy, nhờ sự quật cường, tâm can của giới nghề, vẫn có những kiến trúc hiện đại, thích dụng ra đời. Thành công rõ rệt nhất thời kỳ này có lẽ là hàng loạt tác phẩm dự thi quốc tế đạt giải cao, có cả những giải thưởng lớn.

Từ những năm 90 thế kỷ XX, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, KTS hai miền kết nối hòa nhập, đồng sáng tạo trong một mái nhà chung Hội KTS Việt Nam. Kiến trúc có cơ hội thực sự nở rộ, thể hiện đúng mã gen xứ sở, đổi mới mạnh mẽ, nhất là về tư duy sáng tạo, từ đó bứt phá, ứng dụng công nghệ vật liệu mới, hành nghề đa dạng theo mô hình Nhà nước và tư nhân.

Nghiên cứu, lý luận, phê bình, phản biện, giám định đã mở cửa bước ra với đời thường... Tất cả những sự đồng ứng đó, làm nên một nền kiến trúc sống động, hiện đại. Các yếu tố bản sắc cũng ít mơ hồ hơn.

Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập năm 1993, đã tạo thêm động lực “thi đua”, thúc đẩy xúc cảm thăng hoa cho giới nghề.

Thời kỳ này, Hội nỗ lực thúc đẩy các hoạt động giao lưu quốc tế với chất lượng chuyên môn đậm, nhiều thành công. Liên hoan KTS trẻ toàn quốc đổi mới thắp sáng lửa làm nghề. Giải thưởng Loa Thành cho sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ngành đã tạo nên những làn sóng vượt vũ môn cho giới, không kể tuổi tác. Những cuộc thi tuyển kiến trúc công minh, với chất lượng chuyên môn cao, bắt đầu xuất hiện…

Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỷ niệm 75 năm ngày thành lập
Chủ tịch Hội KTS Việt Nam Phan Đăng Sơn ôn lại lịch sử truyền thống của Hội.

Từ năm 2018 đến nay, Kiến trúc Việt Nam càng vững bước, dành được rất nhiều thắng lợi ở trong trong nước và cả quốc tế.

Nhấn mạnh những thành quả nền kiến trúc Việt Nam đạt được trong năm năm gần đây, Chủ tịch Phan Đăng Sơn cho biết: Về mặt sáng tạo quy hoạch và công trình, khoảng 30 đô thị được điều chỉnh quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, hơn một trăm đô thị được hình thành mới khắp mọi miền. Lực lượng chủ chốt, trực tiếp triển khai thành hình hài các đồ án, công trình này đều là KTS.

Gần 10 cụm công trình hành chính cấp tỉnh trở lên, sắp được xây dựng sau thi tuyển và rất nhiều công trình đạt giải thi tuyển thể loại khác, trong đó có đến 2/3 là do các KTS Việt Nam chủ trì.

Thời kỳ này cũng nở rộ hàng trăm trường học, có kiến trúc gắn kết thành công bản sắc vùng miền và hiện đại hội nhập. Trên 50 bệnh viện các loại, được cải tạo nâng cấp và hình thành mới, đưa công năng - tiện nghi - hình thái cập nhật tiên tiến thế giới.

Hệ thống nhà cộng đồng cho vùng đồng bào thiểu số, yếu thế, mang đến những hình ảnh sinh động, thắp sáng khát vọng ấm no cho mỗi làng quê hẻo lánh. Nhà ở xã hội luôn được giới nghề trăn trở, nghiên cứu tạo lập, ngày càng thích dụng, với giá thành hạ…

Đối với kiến trúc nông thôn, thiết kế nhiều kiểu nhà ở phù hợp từng vùng miền. Hội KTS đã đưa vấn đề này thành một mục tiêu chính trong phát triển nền kiến trúc, đang nghiên cứu, sáng tạo, trên cơ sở mong muốn và nhu cầu của cộng đồng.

Công tác nghiên cứu - lý luận - phê bình - phản biện - giám định - đào tạo đã gắn sâu hơn với yêu cầu thực tế, thường nhật của xã hội. Công tác phát triển KTS trẻ được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả khả quan.

Bên cạnh những thành quả đạt được, Chủ tịch Hội KTS Việt Nam Phan Đăng Sơn cũng thẳng thắn thừa nhận những tồn tại của kiến trúc với trách nhiệm không nhỏ của KTS và Hội KTS các cấp.

Đó là quy hoạch và phát triển đô thị nhiều nơi chưa đáp ứng được kỳ vọng. Sáng tạo công trình, tính đổi mới, đột phá còn chưa phủ rộng, sự pha tạp, lai căng vẫn hiện hữu và chứa đựng nhiều nguy cơ. Thua trên sân nhà những cuộc thi tuyển lớn vẫn là một thực tế phổ biến. Cơ chế chính sách và đơn giá cho lĩnh vực còn những bất hợp lý kéo dài. Các mặt nghiên cứu – lý luận – phê bình – phản biện – đào tạo, bám sát thực tế cũng mặt học thuật còn mức độ. Lực lượng KTS trẻ thực sự tâm trí với nghề chiếm tỷ lệ chưa cao.

Thời cơ thuận lợi, dòng mạch thông thoát để cất cánh

Chủ tịch Phăn Đăng Sơn nhấn mạnh: Nghị quyết 06-NQ/TW về xây dựng và phát triển đô thị bền vững đến 2030, tầm nhìn 2045; Luật Kiến trúc; Định hướng phát triển kiến trúc đến 2030, tầm nhìn 2050, đều đã đi vào vận hành toàn diện và rộng khắp đất nước. Và với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, các thế hệ KTS dưới mái nhà chung của Hội KTS Việt Nam đã có thời cơ thuận lợi, dòng mạch thông thoát để cất cánh. Hội KTS Việt Nam đoàn kết một lòng, tận tâm, tận trí, thực hiện các mục tiêu đóng góp thiết thực và hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, bước đến tương lai vững bền.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỷ niệm 75 năm ngày thành lập
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao Giải vàng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia năm 2022 - 2023 cho các tác giả.

Theo đó, Hội KTS Việt Nam tập trung hoàn thành 15 nhiệm vụ đã đề ra trong nhiệm kỳ; Thực hiện tốt 5 đề án được Thủ tướng Chính phủ giao cho Hội KTS Việt Nam chủ trì theo Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, gồm: Lưu giữ, trưng bày các giá trị bản sắc kiến trúc của các dân tộc; Nghiên cứu bảo tồn, phát huy, làm mới trong phát triển kiến trúc; Kiến trúc nông thôn từ truyền thống đến hiện đại, gắn kết thời kỳ hội nhập; Xây dựng, phát triển hệ thống lý luận phê bình kiến trúc; Đổi mới đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KTS theo xu hướng hội nhập quốc tế…

Thực hiện các nhiệm vụ, Hội KTS Việt Nam tập trung toàn giới nghề, hành động vì các mục tiêu. Thứ nhất là, góp phần để hệ thống đô thị phát triển bền vững thực chất với kiến trúc xanh – bản sắc – hiện đại.

Thứ hai, vào cuộc mạnh mẽ quyết liệt để đóng góp kịp thời, đúng vai trò, nhằm cứu quy hoạch và kiến trúc nông thôn đang nhiều nguy cơ đánh mất truyền thống và trật tự phát triển hài hòa.

Thứ ba, làm sao cho cộng đồng gồm chính quyền, nhà đầu tư, nhân dân thực sự thấu hiểu và tương tác.

Thứ tư, tự hệ thống và con người KTS phải nâng tầm trong sáng tạo, đột phá, cạnh tranh, hội nhập.

Thứ năm, trau dồi phẩm chất ý chí, thường xuyên học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đi đôi với kế tục xứng đáng các bậc tiền bối.

Phấn đấu xây dựng một nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến

Phát biểu tại buổi lễ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đánh giá cao những thành tựu Hội KTS Việt Nam đạt được trên các lĩnh vực từ quy hoạch đô thị, sáng tác công trình kiến trúc, nghiên cứu - lý luận - phê bình, phản biện xã hội, đào tạo - nâng cao năng lực làm nghề, hợp tác quốc tế về kiến trúc, đến các hoạt động phát triển KTS trẻ, sinh viên kiến trúc...

Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỷ niệm 75 năm ngày thành lập
Các tác giả đạt giải Bạc Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023.

Trưởng Ban Kinh tế Trần Tuấn Anh nhận định: Hơn bảy thập kỷ qua, Hội KTS Việt Nam và giới KTS luôn không ngừng nỗ lực lao động sáng tạo, gắn bó với nhân dân, trung thành với Tổ quốc, tham gia tích cực vào quá trình đổi mới và phát triển bền vững của đất nước.

Phát huy những thành tựu đã đạt được, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị: Trong bối cảnh, yêu cầu phát triển ở giai đoạn mới của đất nước, Hội KTS Việt Nam và giới nghề cần tiếp tục không ngừng phấn đấu để xây dựng một nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có khả năng thích ứng cao, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập bền vững. Triển khai và thực hiện có hiệu quả các đường lối, nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước, gắn kết sâu rộng, hiệu quả với đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước.

Trong đó, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung. Thứ nhất, quán triệt sâu sắc và bám sát các chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hoạt động kiến trúc và các lĩnh vực có liên quan tới hoạt động kiến trúc để đưa chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng vào cuộc sống một cách hiệu quả, thực chất, vì sự phát triển bền vững của đất nước và phục vụ tích cực người dân.

Tạo môi trường thuận lợi, lành mạnh, bình đẳng cho các cá nhân, đơn vị sáng tạo kiến trúc. Chú trọng đổi mới sáng tác theo hướng kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững, nâng cao trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của KTS trong hành nghề.

Thứ hai, kiên quyết loại trừ những kiến trúc lạc hậu, phi thẩm mỹ và xa lạ với đời sống và văn hóa của dân tộc. Giữ gìn, phát huy các di sản văn hóa - kiến trúc truyền thống, các công trình kiến trúc mới có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc, về văn hóa, có tính tiêu biểu, đại diện cho từng giai đoạn phát triển của mỗi vùng, miền và của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Xây dựng định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu, khát vọng của nhân dân, vì sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.

Thứ ba, phát huy và nâng cao trách nhiệm vai trò phản biện xã hội, tư vấn cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan trong xây dựng chính sách phát triển kiến trúc - quy hoạch. Tiếp tục kiên trì vận động và quảng bá các xu hướng kiến trúc tiến bộ như kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, kiến trúc vì cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu chủ động ứng phó hiệu quả khi có đại dịch.

Thứ tư, chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ hội viên một cách toàn diện cả về chất lượng và số lượng, quan tâm tạo điều kiện và cổ vũ kịp thời, nhất là thế hệ KTS trẻ.

Thứ năm, nhận diện và chủ động tham gia cùng các xu thế phát triển mới trên thế giới, không chỉ trong lĩnh vực kiến trúc mà còn trong các lĩnh vực của đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội để gắn kết nhuần nhuyễn trong phát triển kiến trúc kiến trúc với văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội, môi trường... vì mục tiêu phục vụ người dân, góp phần vào sự nghiệp đổi mới và phát triển bền vững của đất nước.

Hội Kiến trúc sư Việt Nam kỷ niệm 75 năm ngày thành lập
Các đơn vị đạt giải Vì sự nghiệp Kiến trúc Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023.

Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023 có số lượng tác phẩm tham gia kỷ lục

Nhân dịp này, Hội KTS Việt Nam cũng đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023. Theo đó, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 – 2023 một lần nữa ghi nhận những nỗ lực của giới KTS đóng góp cho sự nghiệp xây dựng đất nước; khích lệ tư duy sáng tạo theo xu hướng tiến bộ và trách nhiệm xã hội của các thế hệ KTS, góp phần chuyển biến thêm trong xã hội, giúp toàn cộng đồng hiểu rõ về vai trò, bản chất văn hóa, xã hội của kiến trúc trong đời sống.

Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2022 - 2023 nhận được 226 tác phẩm tham dự. Đây là số lượng tác phẩm dự giải lớn nhất trong các kỳ giải thưởng từ trước tới nay.

Hội đồng Giải thưởng đã chọn ra được 57 tác phẩm xuất sắc trao các giải thưởng, gồm 05 giải Vàng (03 giải Kiến trúc công cộng, 01 giải Kiến trúc cảnh quan - thiết kế đô thị, 01 giải Quy hoạch đô thị); 18 giải Bạc; 34 giải đồng; 01 Tác phẩm được cộng đồng bình chọn; 06 Giải “Vì sự phát triển kiến trúc” dành cho các chủ đầu tư các dự án có quy hoạch, thiết kế kiến trúc đạt giải cao, có khả năng lan tỏa tích cực đến xã hội và cộng đồng; 01 Bằng khen cho đơn vị đạt nhiều thành tích nhất tại kỳ giải này.

Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2023 nhận định: “Các tác phẩm tham gia năm nay ở mọi loại hình, đều có sự tiến bộ rõ rệt về chất lượng, đa dạng về thể loại, nội dung, phong phú về hình thái… phản ánh sự phát triển theo hướng kết nối bản sắc – hiện đại - hội nhập có hiệu quả của kiến trúc nước ta hiện nay.

Quý Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load