Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 09:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hiệp hội VARSI – Một năm nhìn lại

15:35 | 07/06/2020

(Xây dựng) - Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.

Mặc dù ra đời muộn màng nhưng VARSI đã thu hút được sự quan tâm của nhiều ban ngành. Nhân dịp kỷ niệm tròn 1 năm chính thức đi vào hoạt động (31/5/2019-31/5/2020), phóng viên Báo điện tử Xây dựng có buổi phỏng vấn PGS.TS. Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội.

hie p ho i varsi mot nam nhin lai
PGS.TS. Trần Chủng - Chủ tịch Hiệp hội VARSI.

PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ một cách khái quát nhất về lịch sử quá trình hình thành của VARSI?

PGS.TS. Trần Chủng: Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (Vietnamese Association of Road Systems Investors – VARSI) được thành lập theo Quyết định số 72/QĐ-BNV ngày 22/01/2019 sau hơn hai năm hoạt động miệt mài của Ban vận động theo sáng kiến của ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả.

Ngày 21/3/2019 đã tổ chức Đại hội thành lập với 25 thành viên sáng lập và ngày 31/5/2019, bằng Quyết định số 460/QĐ-BNV Bộ Nội vụ phê duyệt điều lệ hoạt động của Hiệp hội, Hiệp hội chính thức đi vào hoạt động. Hiệp hội là một tổ chức xã hội nghề nghiệp với các hội viên là các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, là nơi để các hội viên chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và đóng góp ý kiến về chủ trương, chính sách đối với Nhà nước nhằm mang lại môi trường đầu tư tích cực, đồng thời tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, thu hút các nhà đầu tư tích cực tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Mặc dù Hiệp hội mới được thành lập, nhưng sự ra đời của Hiệp hội trong bối cảnh hiện nay thực sự có ý nghĩa khi phương thức đối tác công – tư PPP (Public Private Partnership) mở ra cơ hội, điều kiện huy động nguồn lực của khu vực tư nhân vào việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, giảm nợ công góp trách nhiệm cùng với Nhà nước xây dựng các công trình, dịch vụ công cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Phương thức hợp tác công - tư ở nước ta thời gian vừa qua được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực giao thông vận tải.

Sau một năm, bằng các hoạt động tích cực, hiệu quả, tiếng nói của Hiệp hội đã được Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành, truyền thông và xã hội quan tâm, lắng nghe. Hiệp hội đã tạo được vị thế của mình trong xã hội mà biểu hiện cụ thể nhất trong thời gian gần đây là việc ký kết các văn bản hợp tác với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) và với Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Nhật Bản (JPI).

PV: Những kết quả chính đạt được trong 1 năm qua là gì, thưa ông?

PGS.TS. Trần Chủng: Trong suốt quá trình vận động thành lập Hiệp hội, Ban vận động đã nhận dạng được rào cản lớn nhất cho phương thức PPP ở Việt Nam hiện nay chính là thể chế. Là một lĩnh vực kinh tế đặc thù và là một chủ trương lớn của Nhà nước nhưng chúng ta chưa có một hành lang pháp lý hoàn chỉnh.

Văn bản pháp luật cao nhất điều chỉnh hoạt động này đang có hiệu lực mới ở cấp Nghị định nhưng cũng sửa đổi, bổ sung liên tục. Các tồn tại của PPP thông qua hình thức hợp đồng BOT trong lĩnh vực giao thông làm dư luận bức xúc thời gian qua cũng có xuất phát điểm từ đây. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng đầu tiên ngay sau khi thành lập, Hiệp hội đã tích cực, chủ động tham gia góp ý Luật về phương thức đối tác công - tư đang được Chính phủ xây dựng trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2020. Các thành viên của Hiệp hội là đối tượng chịu sự tác động chủ yếu của Luật này. Do đó, việc tập hợp ý kiến của các nhà đầu tư để góp ý hoàn thiện dự thảo Luật PPP được coi là quyền và nghĩa của Hiệp hội.

Để có những đóng góp thực sự có chất lượng, khoa học, khách quan, ngay trong tháng 8/2019, Hiệp hội đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức khảo sát 12 dự án hạ tầng giao thông đường bộ trải dọc đất nước từ Cần Thơ tới Quảng Ninh trong đó có 10 dự án đầu tư áp dụng phương thức PPP. Ngoài ra, Hiệp hội đã chủ trì hoặc phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Tạp chí Nhà đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, các đơn vị của VCCI tổ chức nhiều hội thảo bàn sâu về các khía cạnh của phương thức đầu tư PPP, nhận dạng được các mặt ưu việt, nhược điểm, tồn tại của các dự án BOT giao thông đã triển khai trong thời gian qua ở Việt Nam. Thông qua đợt khảo sát thực tế, kết quả từ các hội thảo, tọa đàm chuyên đề trong nước và quốc tế, Hiệp hội đã có cái nhìn đa chiều hơn, tổng quát hơn, khách quan hơn về những thuận lợi, khó khăn của nhà đầu tư, về môi trường đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ hiện nay ở nước ta và kinh nghiệm quốc tế về phương thức PPP để có thể áp dụng vào điều kiện đặc thù Việt Nam. Vì thế, các góp ý của Hiệp hội cho dự thảo Luật PPP được các cơ quan soạn thảo và thẩm định trân trọng tiếp thu.

Một kết quả đáng trân trọng khác của Hiệp hội đạt được trong năm qua là đã vươn ra quốc tế với việc ký kết hợp tác với Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Nhật Bản (JPI). Các cuộc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm đã được tổ chức tại hai nước nhưng do đại dịch Covid-19 mà nhiều hoạt động chuyên đề của sự hợp tác đã không được thực hiện trong nửa đầu năm 2020.

Ngoài các hoạt động nội nghiệp, một năm qua, Hiệp hội cũng tích cực phối hợp với Bộ Giao thông vận tải về việc triển khai dịch vụ thu phí không dừng (ETC), đấu thầu cao tốc Bắc Nam tuyến phía Đông và Hiệp hội cũng có ý kiến phản biện về việc chuyển toàn bộ 8 dự án đầu tư PPP sang hình thức đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách Nhà nước. Quan điểm của Hiệp hội là nhất trí sử dụng vốn đầu tư công để kích hoạt cung - cầu của nền kinh tế nhưng chỉ chuyển đổi một số dự án không hoặc ít nhà đầu tư quan tâm hoặc các dự án liên quan đến an ninh quốc phòng.

Các dự án còn lại tiếp tục thưc hiện theo Nghị quyết số 52/2017/QH 14 ngày 22/11/2017 của Quốc hội bằng phương thức PPP. Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nhất trí chuyển 3 dự án sang đầu tư công còn 5 dự án tiếp tục thực hiện theo phương thức PPP. Đây cũng là một kết quả cụ thể về hoạt động của Hiệp hội trong một năm qua.

PV: Thưa ông, ông có thể cho biết thêm về kế hoạch ngắn hạn và trung hạn của VARSI trong bối cảnh hiện nay?

PGS.TS. Trần Chủng: Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của đất nước trong đó có các nhà đầu tư thuộc Hiệp hội. Hiệp hội đã tổng kết và đánh giá tình hình, chia sẻ các khó khăn hậu Covid-19, chúng tôi vận động các doanh nhân, các nhà đầu tư biết thích nghi với thời cuộc cùng đất nước vượt khó. Trong thời gian tới, Ban chấp hành Hiệp hội họp phiên định kỳ để đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu 2020, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Kế hoạch ngắn hạn trước mắt là tiếp tục bám sát tình hình thảo luận tại Quốc hội về Luật PPP, việc lựa chọn nhà thầu cho các dự án PPP của cao tốc Bắc Nam. Với việc chuẩn bị tốt nhất cho các nhà đầu tư tham gia vào các dự án đường cao tốc, loại công trình có yêu cầu rất cao về an toàn giao thông, quyết loại bỏ các căn bệnh cố hữu của một số dự án cao tốc vừa qua là chậm tiến độ, giá thành vượt tổng mức đầu tư và đặc biệt chất lượng công trình kém đã trở thành bức tranh ảm đạm trong lĩnh vực xây dựng các công trình đường bộ, Hiệp hội sẽ tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc về “Đường cao tốc tại Việt Nam: Các thách thức”.

Hội thảo này, Hiệp hội sẽ phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan (Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Kiểm toán Nhà nước, Cục cảnh sát kinh tế Bộ Công an…) thực hiện nhằm đưa ra các ý kiến tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các dự án cao tốc trong thời gian vừa qua làm bài học bổ ích cho các nhà đầu tư, tìm tiếng nói chung giữa các nhà đầu tư với các cơ quan Nhà nước đồng thời là cơ sở góp ý hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu quả đầu tư và triển khai các dự án đường cao tốc trong tương lai.

Hiệp hội tiếp tục hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các Hiệp hội khác để phối hợp tổ chức các buổi toạ đàm, hội thảo và các hoạt động khác hướng đến bảo vệ quyền lợi và sự phát triển của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tiếp tục các hoạt động nội nghiệp và phát triển hội viên.

PV: Ông có nguyện vọng và kiến nghị như thế nào đối với Chính phủ, thưa ông?

PGS.TS. Trần Chủng: Rào cản lớn và khó khăn đối với các nhà đầu tư tư nhân khi tham gia dự án PPP là huy động vốn tín dụng. Hệ thống ngân hàng nhiều lần lên tiếng không ưu tiên cho vay các dự án PPP. Họ cũng phát đi thông điệp rằng hạn mức cho vay trong lĩnh vực BOT đã chạm ngưỡng tối thiểu về hệ số an toàn vốn. Tuy vậy, tổng nợ của các dự án đầu tư theo phương thức PPP trong lĩnh vực giao thông tính tới tháng 2/2020 chỉ chiếm 1,24% tổng dư nợ tại các ngân hàng thương mại. Vì vậy, Hiệp hội đang đề nghị Chính phủ cho phép các ngân hàng thương mại tăng tỷ lệ cho vay các dự án PPP hoặc Chính phủ phát hành trái phiếu công trình. Vấn đề này, Nhà nước phải có chính sách cụ thể tiến tới hình thành, phát triển thị trường vốn.

Thông thường, các dự án PPP, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước chiếm khoảng 20%, còn lại vốn của nhà đầu tư (vốn chủ sở hữu và vốn vay tín dụng). Hiệp hội mong muốn Chính phủ cần có quy định riêng và cụ thể về việc quản lý, giải ngân phần vốn Nhà nước tham gia hỗ trợ trong dự án đầu tư PPP để tạo nên nền tảng pháp lý rõ ràng, cụ thể, tránh để các chủ thể của Hợp đồng dự án loay hoay trong quá trình đầu tư. Đồng thời việc không bố trí vốn hỗ trợ như cam kết, không thanh toán đúng hạn và đầy đủ vốn cho nhà đầu tư là làm phương hại đến lợi ích của nhà đầu tư và ảnh hưởng đến dự án. Vì vậy, các dự án PPP cần có lộ trình và thời hạn cấp vốn cụ thể cũng như quy định rõ ràng về việc quản lý, giải ngân phần vốn Nhà nước này.

Sắp tới, nếu Quốc hội thông qua Luật PPP, Hiệp hội mong muốn Chính phủ sớm ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn để Luật đi nhanh vào thực tiễn tạo môi trường minh bạch, thông thoáng cho các nhà đầu tư thể hiện được bản lĩnh và khát vọng đóng góp cho đất nước những công trình chất lượng cao.

PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông đã dành thời gian cho độc giả của Báo điện tử Xây dựng hiểu thêm về VARSI. Chúc ông dồi dào sức khỏe và chúc VARSI tiếp tục gặt hái được nhiều thành công!

Khánh Phương (Thực hiện)

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hà Tĩnh: Khó hoàn thành mục tiêu về xuất nhập khẩu

    (Xây dựng) - Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD. Với 1,4 tỷ USD đạt được trong 8 tháng qua, kết quả này còn cách mục tiêu rất xa. Cộng thêm tín hiệu thị trường vẫn chưa cải thiện rõ rệt, cần thêm giải pháp quyết liệt hơn để hoàn thành mục tiêu xuất khẩu năm.

    22:56 | 06/09/2024
  • Bình Phước vẫn giữ đà tăng trưởng

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bình Phước vừa thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm với những tín hiệu tích cực như: Thu ngân sách đến hết tháng 8 đạt 6.762 tỷ đồng; giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 1.337 tỷ đồng; xuất khẩu đạt 485 triệu USD; nhập khẩu đạt gần 314 triệu USD…

    22:42 | 06/09/2024
  • Hậu Giang: Kinh tế - xã hội tăng tốc phát triển từ chính sách “Tam nông”

    (Xây dựng) – Tỉnh ủy Hậu Giang vừa ban hành Báo cáo số 601-BC/TU tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo cáo cho biết 05 năm qua, thực hiện chính sách “Tam nông”, kinh tế - xã hội của Hậu Giang đã tăng tốc phát triển.

    21:07 | 06/09/2024
  • Ninh Bình: Thực hiện “5 quyết tâm”, “5 đảm bảo” trong giải ngân kế hoạch đầu tư công

    (Xây dựng) – Tỉnh Ninh Bình là một trong các địa phương được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương đã nỗ lực, phấn đấu, đạt kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm 2024 là 39,3% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao (trên mức trung bình của cả nước là 34,68%).

    19:46 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh: Hoãn hội nghị xúc tiến đầu tư do ảnh hưởng bão số 3

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ra thông báo về việc hoãn tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024 và Hội nghị sơ kết 1 năm “Tỉnh an toàn giao thông” nhằm ứng phó với cơn bão số 3 năm 2024, theo Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

    14:55 | 06/09/2024
  • Bắc Ninh – “Thủ phủ” mới của FDI Việt Nam

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước. Con số này gấp 2,94 lần so với cùng kỳ năm 2023.

    14:37 | 06/09/2024
  • Làm dự án điện mặt trời trên đất nông nghiệp có bị xử phạt?

    (Xây dựng) - Theo phản ánh của ông Trần Văn Bình, hiện nay, tại một số tỉnh, các chủ đầu tư làm dự án điện mặt trời áp mái theo cụm 5x1MW hoặc 10x1MW trên các diện tích đất chưa được chuyển đổi (đất trồng cây lâu năm, hằng năm) hoặc đất đã được quy hoạch để xây dựng trụ sở ủy ban…

    14:32 | 06/09/2024
  • Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ở 61 địa phương trên cả nước

    Theo Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng qua tăng 8,6% và tăng ở 61 địa phương.

    14:30 | 06/09/2024
  • Vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tám tháng đạt 20,52 tỷ USD

    Vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, trong đó vốn đăng ký đạt 20,52 tỷ USD và vốn thực hiện là 14,15 tỷ USD. Đây cũng là mức thực hiện cao nhất của tám tháng trong 5 năm qua.

    14:28 | 06/09/2024
  • Đồng Nai: Dẫn đầu cả nước về xuất siêu, 8 tháng đầu năm 2024 đạt 4,2 tỷ USD

    (Xây dựng) - Ngày 6/9, Cục Thống kê Đồng Nai cho biết, trong 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai đạt 15,5 tỷ USD, tăng 8,6% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt 11,3 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ. Như vậy, trong 8 tháng Đồng Nai xuất siêu 4,2 tỷ USD, tiếp tục dẫn đầu cả nước về xuất khẩu và xuất siêu.

    10:57 | 06/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load