Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 11:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Hai yếu tố quyết định kế hoạch làm một triệu ngôi nhà giá rẻ cho người lao động

21:13 | 09/12/2021

(Xây dựng) - Kế hoạch phát triển một triệu ngôi nhà giá rẻ dành cho người lao động của UBND Thành phố Hồ Chí Minh mới đây là động thái thiết thực, thể hiện tính nhân văn sâu sắc trong việc hỗ trợ những người có thu nhập thấp, người lao động có nơi an cư lạc nghiệp. Tuy nhiên, từ kế hoạch tới thực tiễn vẫn cần có nhiều sự tham gia đóng góp và nguồn lực chung của cả xã hội.

hai yeu to quyet dinh ke hoach lam mot trieu ngoi nha gia re cho nguoi lao dong
Tiến sĩ Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam.

Quỹ đất và thời gian

Theo Tiến sĩ Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, ở góc độ thực tiễn có hai yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của kế hoạch phát triển một triệu ngôi nhà giá rẻ dành cho người lao động, đó là quỹ đất và thời gian thực hiện.

Nói về yếu tố thứ nhất là quỹ đất, Tiến sĩ Khương cho rằng đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng cấu thành lên giá thành sản phẩm, tính hiệu quả của dự án; bởi vì nếu các doanh nghiệp tự đi “làm đất”, nghĩa là đi mua đất và làm những thủ tục để giao lại cho thành phố, sau đó thành phố giao lại cho các dự án thì giá đất rất cao và mất nhiều thời gian, sẽ khó thực hiện được.

“Nếu chính quyền thành phố có sẵn quỹ đất để giao cho doanh nghiệp triển khai dự án thì sẽ khả thi hơn. Về vị trí, dễ thấy rằng các dự án động sản nhà ở cho những người có thu nhập thấp sẽ không đạt được những vị trí như các dự án bất động sản thương mại”, Tiến sĩ Sử Ngọc Khương chia sẻ. Đối với yếu tố thứ hai, liên quan vấn đề về thời gian thực hiện, với trọng tâm là các vấn đề pháp lý, giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam cho rằng, việc cấp phép, phê duyệt cần phải thần tốc thì mới giải quyết được bài toán trong 2022 đạt được chỉ tiêu một triệu căn hộ. Đây là một chỉ tiêu khá thử thách.

Cũng theo Tiến sĩ Khương, hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh quỹ đất ở trung tâm quận 1, quận 3, quận 7 đã không còn. Do vậy, Thành phố chỉ có thể cân nhắc hai phương án, một là hướng sử dụng quỹ đất đã dự trù sẵn từ trước tại những khu vực này để dành cho những dự án nhà ở giả rẻ. Thứ hai là có thể lựa chọn những khu vực ngoài trung tâm như: Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi… vì đây là có những quỹ đất trống phù hợp.

“Tuy nhiên, vấn đề về khoảng cách đi lại giữa nơi làm việc và nơi sinh sống cũng là điều cần phải tính toán, nhằm đảm bảo đời sống an sinh, đi lại, công việc của người dân. Liên quan đến bài toán kinh tế đô thị thì người dân ở đó làm gì, ở đâu là câu chuyện mà Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ xây dựng và là đơn vị tham mưu cho UBND Thành phố, và chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được những điều này nếu các Sở, ban, ngành có một quyết tâm và định hướng cũng như chỉ đạo sát sao”, Tiến sĩ Sử Ngọc Khương nhấn mạnh.

hai yeu to quyet dinh ke hoach lam mot trieu ngoi nha gia re cho nguoi lao dong
Người lao động gặp khó khăn phải rời Thành phố Hồ Chí Minh về quê trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.

Nhà ở giá rẻ giữ chân lao động

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương cũng chỉ ra, đối tượng chính của chính sách nhà ở giá rẻ này sẽ là đối tượng lao động, nhóm người đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về kinh tế, xã hội của Thành phố. Mặc dù vậy, trong đợt đại dịch Covid-19 vừa qua, đây cũng là những người chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực nhất. Đã có một làn sóng người lao động đã rời khỏi Thành phố Hồ Chí Minh, điều này phần nào liên quan đến vấn đề chỗ ở của họ. Dễ nhận thấy, vấn đề khó khăn nhất của lực lượng lao động trong thời gian vừa qua là thu nhập thấp không ổn định, vì thế tiền thuê nhà của họ trở thành một gánh nặng không nhỏ.

“Nếu chúng ta chỉ nghĩ tới việc giảm giá thuê nhà 30%- 50% thì điều này làm cho người lao động không liên kết được sự cống hiến của họ cho thành phố này. Vì thế, thay vì cho thuê giá rẻ thì việc bán nhà cho họ với giá phù hợp nhất, cộng với ưu đãi về thanh toán, với chu kỳ chi trả lên đến 30 năm, 50 năm là giải pháp khả thi. Bán nhà với giá rẻ và chu kiỳ trả nợ dài, thì cho dù trong thời kỳ khó khăn đi nữa, người lao động nghèo vẫn có khả năng xoay sở và gắn bó với thành phố”, Tiến sĩ Khương nhận định.

Theo Giám đốc cấp cao của Savills Việt Nam, việc cho thuê giá rẻ không phải là hướng giải quyết được vấn đề một cách triệt để, đồng thời cũng không thu hút được lực lượng lao động. Dù lực lượng lao động là công nhân hay có trình độ đi nữa cũng không quá khác biệt, vì khó khăn thì ai cũng có thể mất việc như nhau.

Giả sử, trong trường hợp người đang thuê nhà bị mất việc và người đang mua nhà trả góp cũng bị mất việc, thì khả năng những người thuê nhà rời Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cao hơn những người đang mua nhà trả góp; bởi vì người mua nhà họ phải cố gắng làm việc để có được ngôi nhà của mình. Và thực tế đã rõ, trong thời gian bùng dịch vừa qua, một bộ phận lớn người lao động đã chọn “bỏ phố về làng”.

Theo Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, khi nghĩ về câu chuyện lợi ích kinh tế thì chúng ta nên nghĩ vào câu chuyện bức tranh phát triển kinh tế hơn lợi nhuận từ việc cho thuê này, việc mua nhà trả góp dài hạn với giá phù hợp với túi tiền của đại bộ phận lực lượng lao động có thu nhập thấp sẽ giữ chân người lao động - những người đóng góp một phần rất lớn vào sự thành công của các khu công nghiệp, dịch vụ, sản xuất kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Về phương diện tài chính đối với các chủ đầu tư nhà ở, Tiến sĩ Khương cho biết, giả định, khi dự án được phê duyệt nhanh chóng, có quỹ đất giá rẻ và biên độ lợi nhuận của họ từ 7-10% thì tôi tin rằng các chủ đầu tư, nhà phát triển bất động sản sẽ sẵn sàng làm, có nhiều chủ đầu tư dù lợi nhuận thấp hơn họ vẫn làm vì sự tâm huyết muốn đóng góp cho xã hội.

“Bởi thế, bài toán tài chính không phải câu chuyện lớn của bất động sản Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, các vấn đề về thủ tục pháp lý lại làm cho giá trị sản phẩm cuối của bất động sản có lợi nhuận thấp đi, do đó các dự án nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp không được các nhà đầu tư bất động sản quan tâm. Đây cũng là điều làm tôi trăn trở trong thời gian 30 năm tôi ở Sài Gòn và tôi nghĩ rằng nên có những động thái quyết liệt hơn, có vậy thì những người ở tỉnh như chúng tôi mới có cơ hội đóng góp, học tập, làm việc, cống hiến cho sự phát triển của thành phố này”, Tiến sĩ Sử Ngọc Khương cho biết.

Thiên Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Có được chuyển đất trồng cây làm sân phơi?

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Chung (Đắk Nông) liên hệ UBND xã để xin phép sử dụng 1.000m2 đất trồng cây lâu năm làm sân phơi (lúa, cà phê...). Tuy nhiên, UBND xã trả lời, không cho phép vì không đúng với mục đích sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận và thửa đất không quy hoạch làm sân phơi.

  • Quy định về nội dung hợp đồng thuê nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2023

    (Xây dựng) - Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản. Tại Điều 163 Luật Nhà ở 2023 quy định rõ về nội dung hợp đồng về nhà ở.

  • Quy chế hoạt động và thu, chi tài chính của Ban quản trị

    (Xây dựng) – Tại Khoản 3 Điều 24 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 05/2024/TT-BXD ngày 31/07/2024 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về Quy chế hoạt động và quy chế thu, chi tài chính của Ban quản trị.

  • Nhiều quy định mới gỡ khó cho cải tạo chung cư cũ ở Hà Nội

    Tiến độ cải tạo chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang chậm so với kế hoạch, chưa đạt kết quả rõ nét. Cùng với quyết tâm cao, thực hiện các giải pháp đột phá, thành phố đang kỳ vọng quy định mới từ các luật có liên quan vừa có hiệu lực sẽ tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy quá trình triển khai dự án cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô.

  • Quy định mới về đánh số căn hộ chung cư

    (Xây dựng) - Đánh số căn hộ của nhà chung cư được quy định tại Thông tư 08/2024/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2024.

  • Kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất, tránh nhiễu loạn thị trường

    Đối với trường hợp không kịp thời điều chỉnh Bảng giá đất hay điều chỉnh Bảng giá đất tăng ở mức cao đột biến đều dẫn đến các phản ứng trái chiều, thiếu đồng thuận trong dư luận xã hội, tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng để trục lợi, gây nhiễu loạn thị trường, tác động đến phát triển kinh tế, an ninh xã hội, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh...

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load