Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 12:43 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Hai Thủ tướng Việt Nam – Hà Lan nhất trí về nhiều vấn đề hợp tác chiến lược

21:10 | 12/12/2022

Nhận lời mời của Thủ tướng Mark Rutte, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Vương Quốc Hà Lan từ 11-13/12/2022. Sáng 12/12, ngay sau Lễ đón trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Mark Rutte.

Hải Phòng: Huyện Tiên Lãng đạt chuẩn nông thôn mới
Ngay sau Lễ đón trọng thể, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiến hành hội đàm với Thủ tướng Mark Rutte - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhiệt liệt chào đón Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, nhấn mạnh quan hệ hai nước có bề dày lịch sử gần 400 năm và bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ đưa quan hệ hai nước sang giai đoạn phát triển mới sâu sắc, mạnh mẽ hơn. Thủ tướng Mark Rutte cũng chia sẻ tình cảm đặc biệt và ấn tượng tốt đẹp về các chuyến thăm chính thức Việt Nam, vào năm 2014 và 2019; bày tỏ trân trọng về sự đón tiếp thân tình và hiếu khách của Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Thủ tướng Mark Rutte cũng gửi lời thăm hỏi thân tình tới các lãnh đạo cấp cao Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Thủ tướng Mark Rutte về sự đón tiếp trọng thị và nồng hậu, cũng như những tình cảm đặc biệt của Thủ tướng đối với Việt Nam; cảm ơn Chính phủ và nhân dân Hà Lan đã ủng hộ vaccine và trang thiết bị y tế, giúp Việt Nam sớm đẩy lùi dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Khẳng định quyết tâm cùng Hà Lan đẩy mạnh quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, Thủ tướng Chính phủ trân trọng mời Thủ tướng Mark Rutte thăm Việt Nam trong năm 2023, nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Thủ tướng Mark Rutte.

Trong không khí cởi mở, chân thành, tin cậy và thẳng thắn, hai Thủ tướng đã trao đổi toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội mỗi nước, quan hệ song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Thủ tướng Mark Rutte đánh giá cao việc Việt Nam sớm kiểm soát đại dịch và đạt nhiều kết quả ấn tượng trong phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định coi trọng vị thế và vai trò quan trọng của Việt Nam trong chính sách của Hà Lan đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Hải Phòng: Huyện Tiên Lãng đạt chuẩn nông thôn mới
Hai Thủ tướng Việt Nam, Hà Lan nhất trí về nhiều vấn đề hợp tác chiến lược - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng về những phát triển tích cực trong quan hệ Đối tác toàn diện thời gian qua, với các chuyến thăm, trao đổi thường xuyên giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, trên các kênh Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; đồng thời bày tỏ hài lòng về sự phát triển mạnh mẽ của hợp tác thương mại, đầu tư, đưa Hà Lan trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam ở châu Âu và là nhà đầu tư lớn nhất trong số các quốc gia EU đầu tư vào Việt Nam.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), cùng thúc đẩy để hai nước trở thành các trung tâm trung chuyển hàng hoá ở hai khu vực. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Hà Lan sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA); khuyến khích các doanh nghiệp Hà Lan đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan như cảng biển, công nghệ đóng tàu, kết nối về logistics, hạ tầng chiến lược; đề nghị Hà Lan ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam xây dựng cảng biển, cảng hàng không và trung tâm đổi mới sáng tạo theo mô hình trung tâm Brainport; và đề xuất hai bên sớm ký hiệp định hợp tác lao động.

Thủ tướng Mark Rutte khẳng định Hiệp định EVFTA là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước; nhấn mạnh các doanh nghiệp Hà Lan ngày càng quan tâm đến Việt Nam, nơi có ổn định chính trị và môi trường đầu tư – kinh doanh thuận lợi; đánh giá cao nỗ lực phát triển nghề cá bền vững của Việt Nam, ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí đẩy mạnh, làm sâu sắc hợp tác hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và Đối tác chiến lược về nông nghiệp bền vững. Hà Lan sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ và các khoản vay ưu đãi để giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp bền vững, hệ thống logistics, chuyển đổi xanh, bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý nước, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hải Phòng: Huyện Tiên Lãng đạt chuẩn nông thôn mới
Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Tuyên bố chung giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Vương quốc Hà Lan về hợp tác giảm phát thải trong sản xuất và tiêu dùng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Hà Lan hỗ trợ Việt Nam xây dựng một nền nông nghiệp hướng tới sinh thái, hiện đại, thông minh; Chính phủ Hà Lan hỗ trợ về tài chính, công nghệ đào tạo nguồn nhân lực trong khuôn khổ "Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng" (JETP) trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích, nhằm giúp Việt Nam ứng phó hiệu quả và thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu; hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế tuần hoàn.

Thủ tướng Mark Rutte khẳng định sẽ thúc đẩy hợp tác trong phát triển năng lượng tái tạo, hỗ trợ Việt Nam về công nghệ khai thác cát ngoài khơi, chống sạt lở đất, sửa đổi Luật Tài nguyên nước ở Việt Nam; đồng thời, hoan nghênh đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc hai bên thành lập cơ chế hợp tác ba bên về nông nghiệp, an ninh lương thực, nhằm ứng phó với đứt gãy chuỗi cung ứng và đóng góp vào nỗ lực chung giải quyết vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.

Hai bên nhất trí mở rộng hợp tác về an ninh - quốc phòng, văn hóa - du lịch, giao thông vận tải, khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo, tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương như khuôn khổ hợp tác ASEAN - EU, ASEM, Liên Hợp Quốc... Thủ tướng Chính phủ đề nghị thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương như giữa Hà Nội – Amsterdam, Thành phố Hồ Chí Minh – Rotterdam; đề nghị Hà Lan tăng học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tại các trường đại học của Hà Lan.

Hải Phòng: Huyện Tiên Lãng đạt chuẩn nông thôn mới
Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký Kế hoạch hành động chung về quản lý tài nguyên nước giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Bộ Hạ tầng và Tài nguyên nước Hà Lan - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về vấn đề Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Cũng tại buổi hội đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Hà Lan tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng đồng người Việt Nam, là cầu nối quan trọng trong quan hệ hữu nghị hai nước, hội nhập thành công và đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội Hà Lan.

Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã chứng kiến Lễ ký kết một số văn kiện hợp tác giữa hai nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, đào tạo đại học./.

Theo Hà Văn/Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.

  • Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

    Hôm nay 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Ðoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga, theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matviyenko.

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

    22h ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương.

  • Kinh tế - xã hội 8 tháng đầu năm tiếp tục đà phục hồi tích cực, toàn diện

    (Xây dựng) - Tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024 của nước ta tiếp tục đà phục hồi, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra, góp phần củng cố nền tảng để chúng đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu đề ra cho năm 2024.

  • Bộ Xây dựng tham gia ứng phó bão số 3 cùng địa phương

    (Xây dựng) - Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ huy công tác phòng, chống cơn bão số 3 tại Bộ Chỉ huy tiền phương đặt tại Hải Phòng.

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo ứng phó bão số 3 tại Sở Chỉ huy tiền phương

    Sáng 7/9, sau khi kiểm tra công tác dự báo bão số 3 tại Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã họp tại Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo tình hình ứng phó với bão số 3 tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load