Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 22:07 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hải Phòng: Hỗ trợ tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà

21:51 | 05/08/2021

(Xây dựng) – Thành phố Hải Phòng vừa thông tin về việc hỗ trợ tháo dỡ cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải. Theo đó, tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ là 68.453.215.548 đồng.

hai phong ho tro thao do co so nuoi trong thuy san tren cac vinh thuoc quan dao cat ba
Lồng bè nuôi trồng thủy sản tại Cát Bà.

Trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà hiện có 440 cơ sở nuôi trồng thủy sản với 516 nhà chòi, 8.216 ô lồng, 58.790m2 giàn nuôi nhuyễn thể và 1.298 nhân khẩu trên các cơ sở nuôi, tập trung tại vịnh Cát Bà, vịnh Lan Hạ, vịnh Bến Bèo, vịnh Trà Báu và vịnh Gia Luận. Trong đó, 371 chủ cơ sở là người có hộ khẩu Hải Phòng, 69 chủ cơ sở là người không có hộ khẩu Hải Phòng. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên gây ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, xung đột với định hướng phát triển du lịch của địa phương.

Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó mục tiêu “Đến năm 2025, Cát Bà, Đồ Sơn cùng với Hạ Long trở thành trung tâm du lịch quốc tế”. Để đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế du lịch với thương hiệu “Cát Bà xanh” và thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 27/01/2004 của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về xây dựng và phát triển huyện Cát Hải đến năm 2020: “Xây dựng đảo Cát Bà trở thành một trung tâm du lịch sinh thái của cả nước và quốc tế; trọng điểm phát triển kinh tế biển; trung tâm thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố và vùng duyên hải Bắc bộ; đảo Cát Hải trở thành khu vực đô thị mới văn minh, hiện đại và khu dịch vụ cảng biển quan trọng của thành phố và khu vực các tỉnh phía Bắc”.

Để thực hiện các mục tiêu phát triển của thành phố Hải Phòng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để UNESCO công nhận vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2022, tạo bước đột phá trong công tác bảo vệ cảnh quan môi trường trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, đặc biệt nằm trong vùng lõi của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà.

Đồng thời, tạo điều kiện cho việc quy hoạch và phát triển không gian du lịch; đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm thủy sản đặc thù có chất lượng cao. Qua đó, từng bước đầu tư áp dụng công nghệ nâng cao sản lượng mà không xung đột với cảnh quan, môi trường du lịch. Để giảm bớt khó khăn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà khi thực hiện tháo dỡ các cơ sở nuôi trồng thủy sản. UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo UBND huyện Cát Hải xây dựng nội dung hỗ trợ cho các cơ sở nuôi.

Về căn cứ pháp lý khi để hỗ trợ, Luật Thuỷ sản năm 2017 mới chỉ quy định thực hiện bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi khu vực biển để nuôi trồng thuỷ sản vì mục đích công cộng, quốc phòng và an ninh; chưa có quy định cụ thể cơ chế hỗ trợ đối với việc cắt giảm các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản không được giao, không được cho thuê mặt nước biển, khu vực biển cũng như các trường hợp thu hồi khác quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thuỷ sản năm 2017. Các hộ nuôi trồng thủy sản trên các vịnh của quần đảo Cát Bà đều chưa được cơ quan có thẩm quyền giao, cho thuê mặt nước biển, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản.

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Trên cơ sở khảo sát, tính toán, xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương và thực hiện đầy đủ các thủ tục ban hành Nghị quyết theo quy định, UBND thành phố Hải Phòng đề xuất Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng ban hành Nghị quyết quy định các nội dung hỗ trợ cho toàn bộ các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Theo đó, mức hỗ trợ vật kiến trúc như sau: Mức hỗ trợ đối với nhà chòi là 19.857.983 đồng/nhà chòi. Mức hỗ trợ đối với ô lồng nuôi cá là 4.836.000 đồng/ô lồng. Mức hỗ trợ đối với giàn nuôi nhuyễn thể là 89.008 đồng/m2.

Hỗ trợ sản phẩm nuôi: Đối với sản phẩm nuôi là cá: Hỗ trợ đối với các ô lồng nuôi cá tháo dỡ trước ngày 01/01/2023. Các cơ sở nuôi trồng tháo dỡ trước ngày 01/01/2022: Mức hỗ trợ là 25.000 đồng/m3. Các cơ sở nuôi trồng tháo dỡ từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 31/12/2022: Mức hỗ trợ là 12.500 đồng/m3. Đối với sản phẩm nuôi là nhuyễn thể: Hỗ trợ đối với các giàn nuôi nhuyễn thể tháo dỡ trước ngày 01/01/2022; mức hỗ trợ là 12.500 đồng/m2.

Hỗ trợ ổn định đời sống đối với thành viên hộ gia đình là chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản bị tháo dỡ, sinh sống trên các cơ sở nuôi trồng thủy sản trước ngày 01/7/2021. Mức hỗ trợ: 6.480.000 đồng/1 nhân khẩu.

Đăng Hùng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

    18:38 | 08/09/2024
  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

    18:36 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

    15:12 | 08/09/2024
  • Ninh Thuận: Tăng cường kiểm tra, xử lý nhà yến xây dựng không phép

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

    14:18 | 08/09/2024
  • Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

    14:02 | 08/09/2024
  • Bắc Ninh: Hơn 500 ngôi nhà ở bị tốc mái, nông nghiệp thiệt hại nặng do bão số 3

    (Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

    13:58 | 08/09/2024
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó

    Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

    11:11 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Thiệt hại nặng nề do bão Yagi

    (Xây dựng) - Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

    11:07 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load