Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 20:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Tĩnh: Ưu tiên hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do dịch đại Covid-19

10:24 | 27/08/2021

(Xây dựng) - Để kịp thời đảm bảo đời sống cho người lao động đang gặp khó khăn trước diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành văn bản hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

ha tinh uu tien ho tro nguoi lao dong gap kho khan do dich dai covid 19
Bên cạnh các giải pháp phòng chống dịch, việc đảm bảo an sinh xã hội đang được tỉnh Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm.

Đảm bảo tiến độ hỗ trợ

Thực hiện Kế hoạch 267/KH/UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc triển khai hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định số 23 của Thủ tướng Chính phủ, thời gian qua, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã tích cực phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục để các đơn vị, địa phương rà soát, thẩm định hồ sơ, lập danh sách đối tượng được hỗ trợ.

Theo đó, tính đến ngày 12/8, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh đã tiến hành thẩm định và lập danh sách miễn giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 3.987 đơn vị, tương ứng với 47.837 lao động, tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng; xác nhận hồ sơ đề nghị của 2 đơn vị với 118 lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 vay vốn trả lương cho người lao động với số tiền đề nghị hơn 2 tỷ đồng.

Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn để trả lương cho người lao động ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho 12 đơn vị với 721 lao động, dự kiến số tiền gần 7 tỷ đồng. Trong đó, đã giải ngân cho các đơn vị, doanh nghiệp vay trả lương ngừng việc cho 352 lao động với số tiền 1,104 tỷ đồng; dự kiến, trước 30/8/2021, sẽ giải ngân cho 5 đơn vị, doanh nghiệp với 563 người lao động, tương đương số tiền 2 tỷ đồng.

Đối với nhóm viên chức hoạt động nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã hoàn thành hồ sơ đề nghị UBND tỉnh phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho gần 100 người với số tiền 337 triệu đồng.

Các huyện, thành phố, thị xã đã tiếp nhận hồ sơ, tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị của 3 doanh nghiệp, với 205 lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, người lao động ngừng việc…

Bên cạnh đó, hiện nay, các cơ quan liên quan chưa nhận được hồ sơ đối với nhóm đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do); nhóm người sử dụng lao động đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; người lao động chấm dứt hợp đồng lao động…

Người lao động học nghề được hỗ trợ 1.500.000 đồng/tháng

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động theo quy định tại chương III, Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ tới các phòng, ban, khoa, tổ, cán bộ, viên chức, người lao động của đơn vị được biết và khẩn trương triển khai, thực hiện.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động tìm hiểu, phối hợp với người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh để liên kết đào tạo và xây dựng phương án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động. Đối với các trường cao đẳng, nếu đào tạo trình độ sơ cấp những nghề chưa có trong giấy chứng nhận đăng ký hoặc giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có báo cáo gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội biết trước khi tổ chức đào tạo, còn đối với các cơ sở đào tạo khác thì gửi báo cáo về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định.

Mức hỗ trợ đào tạo: Đối với các ngành nghề, thời gian đào tạo đã được quy định tại Nghị quyết số 262/2020/NQ-HĐND ngày 8/12/2020 của HĐND tỉnh có mức chi phí đào tạo nhỏ hơn 1.500.000đ/tháng thì áp dụng mức hỗ trợ bằng mức chi phí đào tạo quy định tại Nghị quyết; nếu mức phí đào tạo các ngành nghề cao hơn 1.500.000đ/tháng thì áp dụng mức hỗ trợ là 1.500.000đ/tháng.

Đối với các ngành nghề chưa có quy định tại Nghị quyết thì mức hỗ trợ cụ thể được tính theo thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học nhưng không vượt quá 1.500.000đ/tháng. Thời gian hỗ trợ thời gian đào tạo tối đa 6 tháng.

Theo đó, các huyện, thành phố, thị xã rà soát, xác định số lượng đối tượng thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ gửi UBND huyện thẩm định, phê duyệt trình UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định hỗ trợ. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ của người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng.

Chủ trì phối hợp các tổ chức, đơn vị chi trả hỗ trợ kịp thời cho đối tượng sau khi có quyết định hỗ trợ của UBND tỉnh và kịp thời thanh toán, đầy đủ các chính sách theo quy định. Thực hiện chính sách hỗ trợ lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do). Đối tượng, điều kiện, mức hỗ trợ nhóm lao động này sẽ thực hiện theo quyết định của UBND tỉnh.

Ông Đặng Văn Dũng - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Tĩnh cho biết: Chúng tôi đang tích cực đẩy mạnh công tác rà soát để sớm hoàn thiện hồ sơ các nhóm đối tượng thụ hưởng và nhanh chóng hỗ trợ cho người dân; đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 đến người lao động; rà soát mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh để đề xuất các cơ quan chức năng thực hiện các chính sách hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.

Dung Uyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load