Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 20:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Tĩnh: Triển khai nhiệm vụ chủ động ứng phó với mưa lũ đảm bảo tính mạng cho người dân

19:09 | 13/10/2023

(Xây dựng) - Trước tình hình mưa lớn còn tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có công điện khẩn triển khai một số nhiệm vụ ứng phó với mưa lũ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Hà Tĩnh: Triển khai nhiệm vụ chủ động ứng phó với mưa lũ đảm bảo tính mạng cho người dân
Mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số tuyến đường tại huyện Kỳ Anh (ảnh: Huyền Trang).

Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, ngập lụt, huyện Hương Khê luôn chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai với việc luôn sẵn sàng phương án sơ tán, di dời người dân, tài sản ở các khu vực xung yếu, trong đó có vùng nguy cơ xảy ra sạt lở, đến nơi an toàn.

Theo rà soát, trong số 7.130 hộ dân với 24.660 nhân khẩu ở huyện Hương Khê nằm trong vùng nguy cơ ảnh hưởng của thiên tai (ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạ du hồ chứa, công trình thủy lợi trọng điểm); có 339 hộ với 1.534 người phải di dời, sơ tán khi xảy sạt lở đất, sạt lở ven sông. Các vùng nguy cơ xảy ra sạt lở đất như: Hương Lâm, Hương Liên, Hương Trạch, Hương Vĩnh, Phú Phong, Hà Linh.

Còn tại huyện Nghi Xuân, xã Xuân Lam hiện có 19 hộ dân với 61 nhân khẩu đang sinh sống cũng nằm trong vùng nguy cơ cao xảy ra sạt lở; 45 hộ dân với 160 nhân khẩu của các xã Xuân hồng, Xuân Lĩnh, Cương Gián của huyện Nghi Xuân cũng nằm trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng của sạt lở đất.

“Trước nguy cơ cao xảy ra sạt lở vào mỗi mùa mưa lũ, ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản của các hộ dân, chúng tôi đã đề xuất các cấp chính quyền ưu tiên hỗ trợ về nhà ở để có thể sớm di dời các hộ dân tới vùng tái định cư, đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân. Đề xuất này hiện đang được huyện, tỉnh xem xét, khảo sát. Hiện giờ, để đảm bảo an toàn cho các hộ dân, chúng tôi đang theo dõi sát tình hình thời tiết và trường hợp có dấu hiệu bất thường sẽ nhanh chóng sơ tán người dân, tài sản các hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất tới nơi an toàn” - lãnh đạo xã Xuân Lam cho biết.

Tại huyện Kỳ Anh, mưa lớn trong nhiều ngày qua đã làm tuyến Tỉnh lộ 551 (đoạn từ xã Kỳ Phong đến xã Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) bị sạt lở, khiến hàng trăm m3 đất, đá đã đổ xuống đường với chiều dài khoảng 50m. Sạt lở khiến các phương tiện không thể lưu thông qua đoạn đường này.

Hà Tĩnh: Triển khai nhiệm vụ chủ động ứng phó với mưa lũ đảm bảo tính mạng cho người dân
Hà Tĩnh đang chủ động ứng phó với tình hình mưa lớn diễn biến phức tạp, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại.

Chính quyền các địa phương đang tích cực huy động lực lượng, phương tiện để giải phóng đất đá; lập rào chắn, cắm biển cảnh báo mức độ nguy hiểm tại khu vực sạt lở. Mưa lớn trong nhiều giờ cũng khiến nước ở các sông lên cao, làm ngập một số tuyến đường và 7 cầu trên địa bàn huyện.

Theo rà soát của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Tĩnh, trên địa bàn tỉnh có 2.039 hộ dân với 7.127 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ ảnh hưởng về sạt lở, tập trung nhiều ở huyện như: Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Kỳ Anh…

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành công điện khẩn yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ, triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ” nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Theo đó, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền đầy đủ thông tin mưa lũ đến các địa phương, đơn vị và người dân được biết đồng thời phổ biến, hướng dẫn kỹ năng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng để người dân chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại.

Kiểm tra, rà soát tất cả các vị trí có nguy cơ cao về lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu để kịp thời thông báo cho người dân chủ động, phòng tránh. Tổ chức rà soát các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đê sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn. Chủ động lực lượng, phương tiện di dời các hộ dân tại các khu vực nguy hiểm, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Hướng dẫn người dân chủ động dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm thiết yếu để đề phòng mưa, lũ gây ngập lụt chia cắt kéo dài.

Triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường đang thi công, đề phòng mưa lớn gây sạt lở, làm ách tắc; cử người trực và hướng dẫn tại các khu vực xung yếu như: Ngầm qua suối, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc... nghiêm cấm vớt củi, đánh bắt cá ở những khu vực lũ lụt để đảm bảo an toàn cho người dân; tránh lơ là, chủ quan trong mưa, lũ để xảy ra những tai nạn chết người do bất cẩn. Căn cứ tình hình mưa lũ xảy ra trên địa bàn, chủ động cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn (trong trường hợp cần thiết).

Hướng dẫn người dân triển khai phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp, cây ăn quả, các lồng bè và diện tích nuôi trồng thủy hải sản đã đến kỳ thu hoạch, nhất là khu vực có nguy cơ bị ngập sâu; chủ động khơi thông các trục tiêu để tiêu thoát nước đệm phòng, chống ngập úng, bảo vệ sản xuất. Bố trí lực lượng, phương tiện tại các địa bàn trọng điểm, xung yếu sẵn sàng triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai.

Các đơn vị, địa phương được giao quản lý các công trình hồ đập, thủy lợi, thủy điện, đê điều tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập; đặc biệt là các hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hồ chứa đã tích đầy nước, các tuyến đê xung yếu. Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác để kịp thời phát hiện, xử lý các sự cố (nếu có) ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ, vật tư, phương tiện, nhân lực để xử lý khi có tình huống xấu xảy ra, đặc biệt tại các vị trí trọng điểm xung yếu.

Đối với các hồ chứa có cửa van, đơn vị quản lý theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ để chủ động vận hành, nhằm đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du và tích đủ nước phục vụ sản xuất. Đối với các cống tiêu, thoát lũ cử người thường xuyên theo dõi mực nước thượng, hạ lưu để vận hành tiêu thoát lũ kịp thời.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương, đơn vị thường xuyên kiểm tra, tổ chức vận hành các công trình tiêu thoát lũ kịp thời chống ngập úng, triển khai các phương án đảm bảo an toàn các hồ, đập thủy lợi, công trình đê điều. Chỉ đạo hướng dẫn các địa phương, đơn vị triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất nông nghiệp, thủy sản.

Sở Công Thương chỉ đạo công tác vận hành, xả lũ của các nhà máy thủy điện trên địa bàn, trong đó đặc biệt lưu ý việc vận hành xả lũ của Nhà máy thủy điện Hố Hô; yêu cầu phải điều tiết xả lũ cho phù hợp, vừa đảm bảo an toàn cho công trình, vừa an toàn cho nhân dân vùng hạ du. Chuẩn bị đầy đủ lương thực, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu để hỗ trợ các địa phương khi có yêu cầu; có phương án đảm bảo an toàn hệ thống điện, duy trì nguồn điện phục vụ tiêu úng, vận hành tràn xả lũ của các hồ chứa.

Sở Giao thông vận tải sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo giao thông trên các tuyến giao thông chính, chuẩn bị phương tiện, vật tư để khắc phục các sự cố sạt lở khi mưa lũ gây ra; hướng dẫn đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện ở các tuyến đường thường xuyên bị sạt lở, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ bị ngập lụt thuộc phạm vi quản lý; đồng thời chỉ đạo các địa phương chủ động triển khai ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh tổ chức phân công chỉ huy, điều hành triển khai các phương án ứng phó với mưa lũ, đến tận các đơn vị thuộc địa bàn khu kinh tế nhằm đảm bảo an toàn cho lực lượng lao động, phương tiện trên công trường và cơ sở hạ tầng, tài sản trên địa bàn khu kinh tế; nắm chắc tình hình và phối hợp với các lực lượng của tỉnh và địa phương để chủ động triển khai ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.

Yêu cầu các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương theo phân công của UBND tỉnh, tại các Quyết định số 1261/QĐ-UBND ngày 5/6/2023, căn cứ tình hình mưa lũ tổ chức xuống cơ sở để kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai các giải pháp ứng phó với tình hình mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất.

Phương Dung - Vân Hà

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load