Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 03:14 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh

08:08 | 02/07/2024

(Xây dựng) – Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp theo Công văn số 3029/UBND-GT ngày 30/5/2024 của UBND tỉnh, về tăng cường các giải pháp kiềm chế, giảm tai nạn giao thông.

Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn tỉnh
Yêu cầu Sở Giao thông vận tải kịp thời khắc phục các hư hỏng, bất hợp lý về kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức giao thông trên các tuyến đường tỉnh, đường quốc lộ được ủy thác.

Thời gian qua, với sự vào cuộc tích cực của các Sở, ban, ngành và các địa phương, tình hình vi phạm quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt đã từng bước được kiềm chế; công tác tuyên truyền, rà soát, thống kê, phân loại công trình trong phạm vi đất hành lang an toàn giao thông đường bộ và đất của đường bộ đã được thực hiện theo lộ trình. Các cơ quan, đơn vị và các địa phương đã tích cực vào cuộc triển khai lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè, hành lang giao thông, kiên quyết xử lý các vi phạm, kết quả ban đầu đã nhận được sự đồng thuận của đại đa số người dân trên địa bàn.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh, sau thời gian cao điểm các cấp, các ngành, các địa phương triển khai quyết liệt công tác giải tỏa hành lang giao thông theo Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay tại nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh, tình hình vi phạm lấn chiếm hành lang giao thông, vỉa hè đang tái diễn trở lại. Tại nhiều địa phương vẫn còn tình trạng sử dụng đất của đường bộ, đường sắt trái quy định. Đây là nguyên nhân dẫn đến mất trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông.

Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới; nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của hành lang và quản lý hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; xác định duy trì bảo vệ hệ thống hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; thực hiện xây dựng đường gom, đường nhánh đấu nối vào các tuyến đường bộ, đường ngang qua đường sắt… góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp theo Công văn số 3029/UBND-GT ngày 30/5/2024 của UBND tỉnh về tăng cường các giải pháp kiềm chế, giảm tai nạn giao thông, đồng thời tập trung một số nhiệm vụ sau:

Đề nghị Khu Quản lý đường bộ II, giao Sở Giao thông vận tải và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý triển khai thực hiện: Xác định phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ theo quy định tại Nghị đinh số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đồng thời rà soát hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng, mốc lộ giới bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ và lập kế hoạch cắm bổ sung (nếu chưa có); rà soát, thống kê các vị trí lấn chiếm hành lang giao thông, vị trí sử dụng trái phép và các vị trí đấu nối trái phép… trên đất hành lang an toàn giao thông đường bộ; tuyên truyền vận động người dân tự giác tháo dỡ, di dời các công trình, vật kiến trúc, bãi tập kết vi phạm nằm trong hành lang an toàn giao thông đường bộ; xây dựng kế hoạch phối hợp với các địa phương mở đợt cao điểm tuyên truyền, giải tỏa hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông trên các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý và triển khai thực hiện trước ngày 15/7/2024.

Chỉ đạo các lực lượng tăng cường phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, phường, thị trấn kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường bộ và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo quy định.

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường quản lý quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, đất đai, phát triển quỹ đất hai bên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, các tuyến đường trục chính có lưu lượng giao thông lớn theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 4473/UBND-XD ngày 15/7/2024.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, sử dụng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.

Công an tỉnh: Chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông, Công an các huyện, thành phố, thị xã, Công an cấp xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị và chính quyền địa phương xử lý, giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, sử dụng lòng lề đường trái phép…; kiên quyết xử lý, cưỡng chế những trường hợp vi phạm theo quy định. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, kịp thời kiến nghị với chính quyền các cấp, cơ quan quản lý đường bộ để xử lý, giải tỏa các vi phạm về lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, lòng lề đường có nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn giao thông trên các tuyến đường bộ.

Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng các nội dung và biện pháp tuyên truyền đẩy mạnh phong trào bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến để động viên, khuyến khích phong trào phát triển ở tất cả các địa phương.

UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ rà soát, thống kê, phân loại đầy đủ, chính xác các công trình vi phạm, các công trình cần giải tỏa trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ, đường sắt; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường sắt cho các tổ chức, cá nhân và nhân dân biết, chấp hành; tuyên truyền, vận động người dân tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm, dẹp bỏ các bãi tập kết vật liệu trong phạm vi lấn chiếm hành lang giao thông… ; căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, triển khai xây dựng hệ thống đường gom, hệ thống đường nội bộ khu dân cư; lập quy hoạch tổng thể các điểm đấu nối vào các tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh, đề nghị Sở Giao thông vận tải xem xét trình Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh phê duyệt, cấp phép trước khi thực hiện theo quy định.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức tiếp nhận và phối hợp với 4 các cơ quan quản lý đường bộ cắm mốc xác định giới hạn phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ, mốc chỉ giới hành lang an toàn đường bộ, quản lý hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa, bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm. Công bố công khai mốc giới hành lang an toàn giao thông đường bộ cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn biết, chấp hành. Có hình thức xử lý nghiêm, triệt để đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn.

Chi nhánh khai thác đường sắt Nghệ Tĩnh: Phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, thống kê, phân loại các công trình vi phạm trong hành lang an toàn đường sắt cần giải tỏa; phối hợp với UBND các huyện và các xã, thị trấn thực hiện giải tỏa các công trình trong hành lang an toàn giao thông đường sắt; kịp thời phát hiện và phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn ngăn chặn, xử lý tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Phương Dung

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

    18:38 | 08/09/2024
  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

    18:36 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

    15:12 | 08/09/2024
  • Ninh Thuận: Tăng cường kiểm tra, xử lý nhà yến xây dựng không phép

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

    14:18 | 08/09/2024
  • Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

    14:02 | 08/09/2024
  • Bắc Ninh: Hơn 500 ngôi nhà ở bị tốc mái, nông nghiệp thiệt hại nặng do bão số 3

    (Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

    13:58 | 08/09/2024
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó

    Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

    11:11 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Thiệt hại nặng nề do bão Yagi

    (Xây dựng) - Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

    11:07 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load