Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 21:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Hà Tĩnh nguyện cùng nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy di sản của Đại thi hào Nguyễn Du

14:25 | 27/09/2020

(Xây dựng) – “Hà Tĩnh luôn tự hào về người con kiệt xuất, chúng ta nguyện cùng nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy các di sản của Đại thi hào Nguyễn Du, chung sức xây dựng Hà Tĩnh giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, quốc phòng - an ninh, đậm đà bản sắc văn hóa” - Đó là khẳng định quyết tâm của Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn trong diễn văn Lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du.

ha tinh nguyen cung nhan dan ca nuoc gin giu phat huy di san cua dai thi hao nguyen du
Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn phát biểu tại Lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du.

200 năm tưởng nhớ Đại thi hào

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn nhấn mạnh, Hà Tĩnh - vùng đất “Địa linh - Nhân kiệt”; nhân dân từ bao đời nay có truyền thống cần cù trong lao động, yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất, sống nghĩa tình, thủy chung; thời kỳ nào cũng xuất hiện những bậc anh hùng hào kiệt. Tiêu biểu như Mai Hắc Đế, Đặng Tất, Đặng Dung, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Ngô Đức Kế; các nhà cách mạng xuất sắc như Tổng Bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập; danh họa Nguyễn Phan Chánh, học giả Hoàng Xuân Hãn, nhà thơ Huy Cận, Xuân Diệu…

Tiêu biểu là Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, người đã để lại một di sản văn chương đồ sộ, nhất là kiệt tác Truyện Kiều - đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam, làm rạng rỡ văn hoá dân tộc và quê hương Hà Tĩnh trên trường quốc tế.

ha tinh nguyen cung nhan dan ca nuoc gin giu phat huy di san cua dai thi hao nguyen du
Các đại biểu tới dự buổi lễ.

“Từ hiện thực sinh động của xã hội, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử, những cảnh đời ngang trái, rồi khi làm quan, đi sứ, lúc phải bôn ba giữa vòng xoáy tao loạn ở các miền quê; từ mạch nguồn văn phái Hồng Sơn, nối tiếp dòng văn Tiên Điền, bằng tài năng và trái tim nhạy cảm của một nghệ sỹ bậc thầy, Nguyễn Du đã viết nên những áng văn chương thấm đẫm triết lý nhân sinh, tiêu biểu như “Thanh Hiên thi tập”, “Nam Trung tạp ngâm”, “Bắc hành tạp lục”, “Văn chiêu hồn” và đỉnh cao là kiệt tác Truyện Kiều”, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Tròn 200 năm ngày mất của Người, tổ chức UNESCO đã có chủ trương vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du với nhiều hoạt động ý nghĩa. Ở Việt Nam và trên quê hương Hà Tĩnh, nhiều hoạt động được tổ chức với những hình thức phù hợp, ý nghĩa. Thông qua các hoạt động, một lần nữa khẳng dịnh dù phải trải qua bao thăng trầm dâu bể, nhưng tên tuổi và di sản văn hóa Nguyễn Du mãi mãi xuyên thời đại, luôn là niềm tự hào lớn lao của các thế hệ người Việt Nam.

ha tinh nguyen cung nhan dan ca nuoc gin giu phat huy di san cua dai thi hao nguyen du
ha tinh nguyen cung nhan dan ca nuoc gin giu phat huy di san cua dai thi hao nguyen du
Các tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: “Để tri ân các bậc tiền nhân, chúng ta càng phải có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp những giá trị văn hóa của dân tộc, của quê hương, đặc biệt là những giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều’’.

Tiếp tục quan tâm đầu tư lĩnh vực văn hóa, xây dựng các giá trị chuẩn mực của con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới; Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn, tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng và sáng tạo các giá trị văn hóa; Tạo nền tảng tinh thần, động lực to lớn để thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, văn hóa phát triển, xã hội tiến bộ, quốc phòng – an ninh đảm bảo, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ; Cải thiện toàn diện đời sống nhân dân; Đến năm 2025 tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, thu nhập bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung bộ, phấn đấu năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước; Huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên nền văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Huy động mọi nguồn lực để đầu tư, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Làm tốt hơn nữa tuyên truyền, quảng bá di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều với bạn bè thế giới; xây dựng Đề án Lễ hội danh nhân thành một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo, hấp dẫn.

Ngưỡng vọng Đại thi hào Nguyễn Du, mỗi chúng ta càng thấm thía những câu Kiều ngợi ca phẩm giá con người, như nhắn nhủ thế hệ hôm nay về công tác con người, nhất là đối với công tác cán bộ là then chốt của then chốt, là mắt xích quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, gắn với nhân sự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, hướng tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bài viết “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIII của Đảng” và nhiều lần đã nhấn mạnh, phải lựa chọn được những cán bộ “phải vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc - “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Đó phải thật sự là những đồng chí tiêu biểu về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo tỉnh nhà phát triển bền vững trước những yêu cầu của chặng đường mới.

Nói về trách nhiệm đối với di sản văn hóa của Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều, bà Katherine Muller Marin - Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam khi phát biểu tại Lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du đã khẳng định: “Trong một thế giới luôn luôn thay đổi, các tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du cần được gìn giữ và chia sẻ thông qua nỗ lực không ngừng để nghiên cứu dịch thuật, giảng dạy và quảng bá làm cho các thế hệ tiếp nối biết đến và học hỏi từ ông”.

Hà Tĩnh noi gương Đại thi hào tiếp bước đi lên

Tự hào là quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh luôn ý thức được trách nhiệm, sứ mệnh phải tiếp bước xứng đáng với công lao của các bậc tiền nhân.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức do sự cố môi trường biển, thiên tai, lũ lụt, cháy rừng, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh vực đời sống xã hội nhưng Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện rõ bản lĩnh, kiên định vững vàng, đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh của toàn dân, kiên trì thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ.

Kinh tế dần phục hồi sau sự cố môi trường và tăng trưởng cao, cơ cấu chuyển dịch tích cực. Quy mô nền kinh tế gấp 1,6 lần so với đầu nhiệm kỳ, thuộc nhóm đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ. Thu ngân sách đạt trung bình khá, đứng thứ 21 của cả nước. Khu kinh tế Vũng Áng trở thành động lực phát triển của tỉnh.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả nổi bật, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, được Thủ tướng Chính phủ đồng ý xây dựng đề án thí điểm tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và huyện Nghi Xuân đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa, gắn với phát triển du lịch.

Các giá trị di sản văn hóa được bảo tồn, phát huy. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp; Mộc bản Trường học Phúc Giang và sách Hoàng Hoa sứ trình đồ được công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Giáo dục đào tạo đạt nhiều kết quả nổi bật; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 3%; quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế tiếp tục mở rộng, phát huy hiệu quả.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thường xuyên được quan tâm chăm lo. Thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Công tác tổ chức, cán bộ có nhiều đổi mới; quy trình cán bộ được thực hiện đảm bảo dân chủ, công tâm, công khai, minh bạch, tạo được đồng thuận và thống nhất cao.

Tổ chức bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn, từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Là một trong 5 địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã sáp nhập nhiều nhất cả nước với hơn 30% tổng số xã toàn tỉnh, nhưng quá trình thực hiện tạo được đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác kiểm tra, giám sát, nội chính và phòng chống tham nhũng được tăng cường.

Thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, Hà Tĩnh tổ chức Đại hội cấp cơ sở và cấp trên cơ sở đảm bảo đúng quy định, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc 4 nội dung, tạo sự đồng thuận cao, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, trách nhiệm cao; đến nay cơ bản công tác chuẩn bị đã hoàn thành và sẽ tổ chức Đại hội vào trung tuần tháng 10/2020.

“Kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh tự hào về người con kiệt xuất, về truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, chúng ta nguyện cùng nhân dân cả nước gìn giữ, phát huy các di sản của Đại thi hào; chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục xây dựng tỉnh nhà giàu về kinh tế, vững mạnh về chính trị, quốc phòng - an ninh, đậm đà bản sắc văn hóa, nhân dân có cuộc sống hạnh phúc, thỏa nguyện ước mơ của Đại thi hào và bao lớp tiền nhân về một xã hội công bằng, dân chủ, tiến bộ, văn minh cho tất cả mọi người. Đó là trách nhiệm của thế hệ hôm nay để cho những giá trị di sản văn hóa mang tầm nhân loại của Đại thi hào Nguyễn Du luôn tỏa sáng mãi mãi”, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định.

Các hoạt động kỷ niệm diễn ra từ ngày 23 - 26/9/2020 gồm: Công diễn vỡ kịch thơ: Hoạn Thư ghen; Khai mạc triển lãm tranh minh hoạ Truyện Kiều và các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du; Trao giải cuộc thi tìm hiểu về Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều trong các cơ sở giáo dục; Chương trình nghệ thuật Nguyễn Du trong cõi...; Hội thảo khoa học “Tiếng việt trong Truyện Kiều”; Trao giải thưởng Văn học Nguyễn Du và trai giải cuộc thi “Bạn đọc thuộc Truyện Kiều” và cuộc thi “Viết văn tế Nguyễn Du”…

Uyên Uyên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Đưa cuộc thi “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” vào trường mầm non

    (Xây dựng) – Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), trên khắp phố phường Hà Nội trang trí cờ hoa, pano, áp phích, băng rôn, nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, triển lãm được tổ chức sôi nổi nhằm tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa, giá trị lịch sử của sự kiện trọng đại này. Hòa trong không khí đó, một trong những hoạt động ý nghĩa đó là “Triển lãm tranh, ảnh, mô hình về Hà Nội” của cô trò trường Mầm non Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

    11:12 | 10/10/2024
  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

    21:44 | 09/10/2024
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

    09:06 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

    17:14 | 08/10/2024
  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

    11:15 | 08/10/2024
  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

    09:39 | 08/10/2024
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load