Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ tư 09/10/2024 15:16 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Khoa học - Công nghệ /

Hà Tĩnh: Áp dụng Mô hình thông tin công trình trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh

18:28 | 22/09/2023

(Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 358/KH-UBND, về việc thực hiện Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh: Áp dụng Mô hình thông tin công trình trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh
Ứng dụng BIM trong thiết kế xây dựng.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đầy đủ, thống nhất, bám sát mục tiêu, lộ áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 theo đúng quy định, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của địa phương. Phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện kế hoạch gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng của dự án, thiết kế, thi công xây dựng; giảm thiểu việc sửa chữa, điều chỉnh thiết kế, tiết kiệm chi phí vật tư, vật liệu, nhân công lao động, máy thi công và góp phần giảm chi phí thực hiện dự án nhằm đạt được các nhiệm vụ của kế hoạch.

Lộ trình áp dụng BIM trong hoạt động xây dựng tại Hà Tĩnh được áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, dự án sử dụng vốn khác.

Đối với các công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng mới sử dụng vốn khác, chủ đầu tư cung cấp tệp tin BIM khi thực hiện thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, xin cấp phép xây dựng, nghiệm thu công trình theo lộ trình sau: Công trình cấp I, cấp đặc biệt từ năm 2024; từ năm 2026, bổ sung thêm công trình cấp II.

Đối với các dự án, công trình xây dựng bắt buộc áp dụng BIM, tệp tin BIM là một thành phần trong hồ sơ thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn thành công trình. Chủ đầu tư hoặc đơn vị chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm cung cấp tệp tin BIM cùng với loại hồ sơ khác theo quy định khi thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, xin cấp phép xây dựng và nghiệm thu công trình; chủ đầu tư cần lưu ý giải pháp để khuyến khích các nhà thầu đã có năng lực, kinh nghiệm áp dụng BIM trong quá trình lựa chọn nhà thầu.

Từ năm 2023, đối với công trình áp dụng BIM, cơ quan quản lý Nhà nước sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ trong quá trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng, kiểm tra công tác nghiệm thu. Chủ đầu tư các dự án áp dụng BIM theo lộ trình quy định, có trách nhiệm tổ chức cập nhật mô hình BIM để phục vụ quá trình quản lý, vận hành và bảo trì công trình.

Tùy theo yêu cầu của thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, hồ sơ hoàn thành công trình, khi áp dụng BIM, tệp tin BIM cần phải đáp ứng một số yêu cầu tối thiểu sau: Thể hiện được kiến trúc công trình, các kích thước chủ yếu; hình dạng không gian ba chiều các kết cấu chính của công trình; hệ thống đường ống điều hòa, thông gió, cấp thoát nước công trình. Một số bản vẽ các bộ phận chi tiết ở dạng không gian hai chiều nhằm bổ sung thông tin (nếu có) phải ở định dạng số khi nộp kèm theo tệp tin BIM. Các bản vẽ, khối lượng chủ yếu của các bộ phận công trình phải trích xuất được từ tệp tin BIM.

UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, giám đốc các Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực, chủ đầu tư, Ban QLDA có dự án, công trình áp dụng BIM trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương và các chủ đầu tư dự án phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) để xem xét, chỉ đạo.

Vân Hà – Lê Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bến Cát (Bình Dương): Đưa chuyển đổi số vào cuộc sống

    (Xây dựng) – Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 39-CTr/TU ngày 16/9/2022 về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong 41 chỉ tiêu và 80 nhiệm vụ, Bến Cát đã hoàn thành 21 chỉ tiêu, 9 chỉ tiêu dự kiến hoàn thành trước năm 2025, đồng thời đã thực hiện được 28 nhiệm vụ, 34 nhiệm vụ đang thực hiện…

  • Bình Phước tiên phong đi đầu trong việc triển khai chuyển đổi số trên nhiều lĩnh vực

    (Xây dựng) - Đó là nhận định của ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) trong Hội nghị tổng kết các hoạt động hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia năm 2024 của tỉnh Bình Phước.

  • Các phương pháp tiên tiến và công nghệ 4.0: Hướng tới phát triển bền vững ngành Xây dựng

    (Xây dựng) – Ngày 8/10, tại Hà Nội, trường Đại học Xây dựng Hà Nội phối hợp với Đại học Salford (Vương quốc Anh), Đại học Công nghệ Malaysia (UTM), Đại học Kỹ thuật và Công nghệ Peshawar (Pakistan) cùng nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế tổ chức Tọa đàm “Thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành Xây dựng thông qua việc áp dụng các phương pháp xây dựng tiên tiến và Cách mạng công nghiệp 4.0”.

  • Bình Phước: Tăng tốc chuyển đổi số trong sản xuất kinh doanh, thương mại điện tử cho doanh nghiệp

    (Xây dựng) - Sáng 8/10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Phước phối hợp với UBND thành phố Đồng Xoài tổ chức chức khai mạc Hội thảo chuyên đề về chuyển đổi số năm 2024. Hội thảo bàn, thảo luận về các giải pháp nhằm tăng tốc chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, thương mại điện tử cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, chủ trang trại trên địa bàn tỉnh.

  • Hà Nam: Đạt nhiều thành tựu nổi bật trong chuyển đổi số

    (Xây dựng) - Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ tại Việt Nam, tỉnh Hà Nam đã khẳng định vị thế của mình khi đứng đầu cả nước về tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình. Sự thành công này không chỉ là kết quả của những nỗ lực cải cách hành chính mà còn phản ánh sự quyết tâm của chính quyền tỉnh trong việc hiện đại hóa các dịch vụ công.

  • Hà Nam: Nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024

    (Xây dựng) - Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024, tỉnh Hà Nam đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tập trung vào việc tăng cường và đa dạng hóa công tác truyền thông về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load