Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 22:02 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn tái diễn

08:53 | 28/06/2024

(Xây dựng) - Tại Hà Nội, tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường, vỉa hè để kinh doanh, chụp ảnh tại các tụ điểm... vẫn tiếp tục tái diễn dù lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý nghiêm. Đây là hành vi vi phạm trật tự đô thị và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông.

Hà Nội: Vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn tái diễn
Tình trạng vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn tái diễn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn

Dù đã có quy định cấm kinh doanh, buôn bán tại khu vực hành lang an toàn đường sắt nhưng một số nơi tại Hà Nội, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông (ATGT) đường sắt như dựng lều lán, kinh doanh gần đường ray, mở đường ngang trái phép, phớt lờ biển cảnh báo... vẫn diễn ra rất phổ biến, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn.

Đặc biệt, trên địa bàn Thành phố Hà Nội, dọc tuyến đường sắt đi qua các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Thanh Trì…, tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt đang diễn ra phổ biến.

Hà Nội: Vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn tái diễn
Sau vụ việc nữ du khách nước ngoài bất ngờ lao ra đường ray để chụp ảnh khi tàu hỏa đang đến gần, phố cà phê đường tàu đoạn qua Phùng Hưng đã có người chốt chặn, không cho du khách đi vào.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, tại đoạn phố cà phê đường tàu từ Trần Phú – Phùng Hưng thuộc địa bàn phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm thì có rào chắn và bảo vệ túc trực. Bên trong vắng vẻ, khách chỉ đứng từ bên ngoài chụp ảnh.

Tuy nhiên trái ngược với đoạn vắng vẻ nói trên, tại khu vực đường tàu chạy qua phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) hàng loạt hàng quán đã tận dụng địa điểm này để mở các quán cà phê, ăn uống bất chấp nguy hiểm. Hàng chục chiếc bàn, ghế được bày la liệt ngay sát đường tàu để phục vụ những du khách muốn ngắm tàu chạy, chụp ảnh tại đây.

Không những vậy, nhiều người dân đã tự ý trải bạt, kê các tấm gỗ để tạo lối đi lại qua đường ray. Đoạn đường này là điểm tiếp xúc giữa đường sắt Bắc - Nam và đường Lê Duẩn, cách điểm chắn gác khoảng 400m.

Hà Nội: Vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn tái diễn
Thậm chí, một số người dân vẫn vô tư kê bàn ghế giữa đường ray “bất chấp” nguy hiểm đang cận kề.

Chị L.C (25tuổi, Đống Đa) một người dân sinh sống trên phố Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội) cho biết, thường xuyên phải chứng kiến các hàng quán cafe tại đây bày bàn, ghế ra sát đường ray để thực khách ngồi uống nước, chụp ảnh bất chấp nguy hiểm.

“Lối đường tàu ở khu vực này vừa hẹp vừa nguy hiểm nhưng nhiều người dân vẫn bày bàn ghế ra sát đường tàu để thu hút khách đến uống cà phê. Thậm chí, du khách còn cảm thấy thích thú coi đây là trải nghiệm mạo hiểm khi đến thăm Hà Nội” – chị C cho hay.

Chị C mong rằng, chính quyền địa phương sẽ có những biện pháp để giải quyết tình trạng trên, đảm bảo an toàn cho người dân.

Hà Nội: Vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn tái diễn
Người dân bày hàng hóa lấn chiếm lối đi lại cạnh đường sắt.

Tương tự, nhiều khu vực hành lang đường sắt tại Hà Nội bị chiếm dụng làm nơi kinh doanh. Trên đường Lê Duẩn, Giải Phóng nhiều tiểu thương ngang nhiên trưng bày các mặt hàng kinh doanh, biển quảng cáo tràn ra sát đường ray, lấn chiếm lối đi lại của người dân.

Nhiều hệ lụy nhưng vẫn chủ quan

Theo số liệu từ Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) trong quý I/2024, cả nước đã xảy ra 46 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 21 người và bị thương 25 người. Trong đó, 1 vụ tai nạn rất nghiêm trọng, 18 vụ tai nạn nghiêm trọng và 27 vụ tai nạn ít nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tai nạn là do người băng qua đường sắt không chú ý tín hiệu cảnh báo khi tàu hỏa đến. Nhiều người còn cố tình băng qua đường sắt trong khi tàu hỏa đang đến gần.

Hà Nội: Vi phạm hành lang an toàn đường sắt vẫn tái diễn
Nữ du khách lao ra đường ray để chụp ảnh thì được 1 người đàn ông lao đến kéo vào trong vỉa hè. (Ảnh cắt từ clip)

Điển hình, mới đây trên mạng xã hội lan truyền đoạn video một nữ du khách liều mình nhảy ra giữa đường ray tạo dáng, khi chiếc tàu hỏa đang lao tới rất gần. Rất may, một người đàn ông đứng bên đường vội vã lao tới ngăn cản, kịp thời đẩy nữ du khách vào vỉa hè. Sau đoạn video ghi lại hành động quá nguy hiểm của nữ du khách, nhiều người cho rằng cần phải "khai tử" phố cà phê đường tàu vì nơi đây tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn, mất ATGT đường sắt.

Trước đó, ngày 16/3, tại khu vực đối diện nhà số 1333 đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) khi tàu hỏa SE1 lưu thông đến Km 6+500 đã va phải người đàn ông đang nghe điện thoại không để ý tín hiệu còi cảnh báo của tàu. Mặc dù người điều khiển tàu đã dùng biện pháp "hãm khẩn" để dừng tàu nhưng vì cự ly quá gần nên không tránh khỏi tai nạn khiến người đàn ông tử vong.

Thống kê cũng cho thấy, tai nạn tại các lối đi tự mở chiếm 50% (24 vụ tại lối đi tự mở, 8 vụ tại đường ngang có cảnh báo, 1 vụ tại đường ngang có người gác, 13 vụ dọc 2 bên đường sắt) gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Xác định xóa bỏ lối đi tự mở là giải pháp căn cơ để hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông đường sắt, Cục Đường sắt Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, đường sắt là tuyến đường ưu tiên hoạt động. Khi đi qua đường sắt, các phương tiện giao thông đường bộ phải tuân thủ các quy định về đảm bảo hành lang ATGT đường sắt, nhường đường cho tàu hỏa, bất luận đó là đường ngang dân sinh hay đường ngang có rào chắn, có phòng vệ.

Luật Đường sắt năm 2005 và Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng đã quy định rõ các nội dung nhằm đảm bảo an toàn cho tàu chạy cũng như người, phương tiện lưu thông giao nhau với đường sắt. Cụ thể tại Điều 12, Luật Đường sắt 2005 nghiêm cấm các hành vi: “Lấn chiếm hành lang ATGT đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt; Tự ý mở đường ngang, xây dựng cầu vượt, hầm chui, cống hoặc các công trình khác qua đường sắt…”.

Quy định là thế, song hiện tình trạng dựng lều quán, trồng cây xanh, kinh doanh, mở đường ngang dân sinh trái phép… xâm phạm an toàn đường sắt vẫn xảy ra ở khắp nơi.

Có thể thấy, tình trạng vi phạm hành lang ATGT đường sắt trước hết là do ý thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, không thấy được hết những hệ lụy khôn lường đi kèm với hành vi vi phạm của mình.

Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần siết chặt quản lý, phối hợp với ngành Đường sắt và lực lượng chức năng tổ chức giải tỏa các vi phạm hành lang ATGT đường sắt, chống tái lấn chiếm. Đối với các điểm nhức nhối, thường xuyên xảy ra va chạm, cần sớm triển khai xây dựng hệ thống đường gom dân sinh để người dân đi lại được an toàn, thuận tiện.

Diệu Linh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

    18:38 | 08/09/2024
  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

    18:36 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

    15:12 | 08/09/2024
  • Ninh Thuận: Tăng cường kiểm tra, xử lý nhà yến xây dựng không phép

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

    14:18 | 08/09/2024
  • Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

    14:02 | 08/09/2024
  • Bắc Ninh: Hơn 500 ngôi nhà ở bị tốc mái, nông nghiệp thiệt hại nặng do bão số 3

    (Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

    13:58 | 08/09/2024
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó

    Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

    11:11 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Thiệt hại nặng nề do bão Yagi

    (Xây dựng) - Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

    11:07 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load