Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 07:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Tiếp tục triển khai các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19

20:21 | 06/04/2022

(Xây dựng) - Chiều 6/4, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố phòng, chống dịch Covid-19 đã chủ trì phiên họp giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo với các quận, huyện, thị xã bàn về các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19.

ha noi tiep tuc trien khai cac giai phap phong chong dich covid 19
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp.

Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, tuần qua, trung bình Hà Nội ghi nhận 6.961 ca bệnh/ngày, giảm 36% so với kỳ báo cáo trước (trung bình 10.548 ca ca bệnh/ngày). Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến 18h00 ngày 05/4/2022), Hà Nội ghi nhận 1.508.189 ca mắc. Cộng dồn đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 1.508.429 ca mắc, 1.388 trường hợp tử vong (chiếm 0,09%).

Theo lãnh đạo Sở Y tế, 3 tuần liên tiếp vừa qua ghi nhận tình hình dịch giảm nhanh chóng cả ở số mắc, số chuyển nặng và số tử vong. Đây là thành quả của chiến lược phòng, chống dịch đúng đắn, công tác triển khai quyết liệt, hiệu quả ở tất cả các cấp, các ngành, phù hợp với tình thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Về tiêm phòng vắc xin phòng Covid-19, toàn Thành phố đã tiêm được 16.592.777 mũi. Thời gian tới, Thành phố tiếp tục triển khai tốt công tác tiêm chủng, đồng thời, sẵn sàng tiêm vắc xin cho lứa tuổi 5 -11 tuổi khi được Bộ Y tế giao.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Lưu Hoa cho biết, sáng 6/4, tất cả các cơ sở giáo dục đã tưng bừng phấn khởi đón các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 trở lại trường học sau một thời gian dài học trực tuyến tại nhà để phòng chống dịch.

Tính đến trưa nay, số học sinh tiểu học đi học trực tiếp đạt 75,3%; số học sinh THCS đạt 93,18%... Các nhà trường đều chuẩn bị sẵn sàng phương án vừa dạy trực tiếp vừa dạy trực tuyến. Tất cả các lớp học đều có camera để thực hiện cùng lúc 2 hình thức học tập. Dự kiến, một vài ngày tới, số học sinh Tiểu học đi học trực tiếp sẽ tăng lên.

Trong thời gian tới, ngành Giáo dục sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, thị xã, các cơ quan y tế, công an để cập nhật thường xuyên diễn biến tình hình dịch tại địa phương; tránh tâm lý lơ là chủ quan trong công tác phòng, chống dịch.

Cũng tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Vân Anh thông tin, trong tháng 3 và đầu tháng 4, Sở đã phối hợp với Sở Y tế, Công an Thành phố cùng các quận, huyện tổ chức các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao đảm bảo an toàn phòng chống Covid-19, góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội. Các hoạt động văn hóa như mở lại phố đi bộ, di tích, rạp chiếu phim, nhà hát, chuẩn bị cho SEA Games 31… đều được đảm bảo, các đơn vị đã chuẩn bị phương án với các tình huống cụ thể.

Về phần mềm hỗ trợ các thủ tục hành chính cho F0 điều trị tại nhà, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Việt Hùng cho biết, đến nay, toàn bộ các chữ ký số đã được cấp và cuối tuần này hơn 1.000 chữ ký số sẽ được bàn giao cho các cơ sở y tế. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp với đối tác hỗ trợ cài đặt chữ ký số cá nhân lên máy tính và hướng dẫn quy trình ký số cho đội ngũ y, bác sỹ để các cơ sở y tế nhanh chóng áp dụng thực tiễn, phục vụ người bệnh.

Tại phiên họp, các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Mỹ Đức, Tây Hồ, Ba Đình, Quốc Oai, Phúc Thọ cho biết, số ca nhiễm trên địa bàn giảm sâu và đa số đều có triệu chứng nhẹ… Học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tới trường học trở lại tại các địa phương đạt tỷ lệ cao và nhận được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Thời gian tới, các địa phương tiếp tục các giải pháp phòng, chống dịch, trong đó, vận động người dân tiêm đủ các mũi vắc xin…

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, trong bối cảnh mới, một số quy định phòng, chống dịch đã không còn phù hợp thực tiễn. Vì vậy, Sở đã báo cáo UBND kiến nghị Bộ Y tế để sửa đổi một số quy định và hiện đang đợi văn bản chính thức của Bộ Y tế. Giám đốc Sở Y tế đề nghị các quận, huyện, thị xã tiếp tục tích cực trong chiến dịch tiêm chủng, xây dựng kế hoạch tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi. Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, khuyến khích người dân thực hiện 5K tránh tình trạng tái nhiễm…

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng nhấn mạnh, trong những ngày vừa qua, các ca bệnh, ca bệnh nặng và số ca tử vong trên địa bàn tiếp tục giảm mạnh… Theo đồng chí Chử Xuân Dũng, đây là con số đáng ghi nhận trong công tác phòng, chống dịch. Mặc dù các hoạt động cơ bản đã được mở cửa trở lại trong trạng thái bình thường mới, song, biến chủng của SARS-CoV-2 tiếp tục diễn biến phức tạp, do đó, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng đề nghị tất cả các cấp, ngành và các địa phương tiếp tục quan tâm, tập trung chỉ đạo, tránh lơ là, chủ quan.

Thống nhất ý kiến các địa phương cũng như chỉ đạo về chuyên môn của Sở Y tế, đồng chí Chử Xuân Dũng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo thành phố phòng, chống dịch Covid-19 tiếp tục yêu cầu Ban Chỉ đạo các địa phương duy trì, thực hiện nghiêm tổ chức thực hiện phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố từ công tác truyền thông, điều trị, kiểm tra, giám sát…

Tiếp tục duy trì phương châm “4 tại chỗ” theo phân cấp, song cần linh hoạt trong thực hiện. Trong đó, đối với các đơn vị thu dung tại cơ sở không còn bệnh nhân, Phó Chủ tịch Chử Xuân Dũng chỉ đạo phải linh hoạt thu hẹp đầu mối, thu hẹp quy mô nhưng luôn sẵn sàng hoạt động trở lại, phù hợp với tình hình dịch bệnh…

Liên quan đến vấn đề giáo dục và đào tạo, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng ghi nhận các đơn vị và Sở Giáo dục và Đào tạo đã rất tập trung trong việc thực hiện cho học sinh quay trở lại học trực tiếp. Trong ngày đầu tiên, tỉ lệ học sinh đi học trở lại rất tích cực. Đây cũng là mong muốn của đông đảo phụ huynh và học sinh.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu Sở giáo dục và Đào tạo, các nhà trường phải tiếp tục rà soát các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ triển khai nghiêm công tác an toàn phòng, chống dịch, chú trọng tổ chức bữa ăn bán trú tại nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh và phụ huynh. Sở Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường cũng cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường khi các trường học trực tiếp.

“Đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với nhà trường, gia đình học sinh tăng cường nắm bắt diễn biến tâm lý lứa tuổi, tư vấn kịp thời, có biện pháp củng cố kiến thức đi học trở lại. Đặc biệt quan trọng là học sinh đầu cấp lớp 1 và lớp 6 khi lần đầu tiên được đến trường kể từ đầu năm học”, Phó Chủ tịch UBND Thành phố nhấn mạnh. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cũng đề nghị xử lý nghiêm bạo lực học đường, gây mất an toàn trường học. Các địa phương tiếp tục triển khai Tổ hỗ trợ Covid-19 cho các nhà trường do các lãnh đạo của các xã phường, thị trấn làm tổ trưởng.

Về công tác tiêm chủng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị làm tốt công tác quản lý nhóm người có nguy cơ cao, rà soát tiêm mũi 3 cho người trên 18 tuổi, sẵn sàng điều kiện tiêm chủng cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Các đơn vị tiếp tục chủ động điều trị ca mắc Covid-19, thực hiện bài bản từ cơ sở, hạn chế chuyển tầng, giảm tỉ lệ tử vong, linh hoạt trong việc chuyển đổi khu thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 sang điều trị thông thường…

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

    18:38 | 08/09/2024
  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

    18:36 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

    15:12 | 08/09/2024
  • Ninh Thuận: Tăng cường kiểm tra, xử lý nhà yến xây dựng không phép

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

    14:18 | 08/09/2024
  • Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

    14:02 | 08/09/2024
  • Bắc Ninh: Hơn 500 ngôi nhà ở bị tốc mái, nông nghiệp thiệt hại nặng do bão số 3

    (Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

    13:58 | 08/09/2024
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó

    Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

    11:11 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Thiệt hại nặng nề do bão Yagi

    (Xây dựng) - Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

    11:07 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load