Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 22/09/2024 23:13 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng đảm bảo cân đối chi

13:14 | 06/11/2021

(Xây dựng) – Tổng thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 10 tháng năm 2021 ước thực hiện 216,9 nghìn tỷ đồng, đạt 92,1% dự toán Trung ương giao, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, chi ngân sách ước thực hiện 53,6 nghìn tỷ đồng.

ha noi thu ngan sach 10 thang dam bao can doi chi
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19” (Ảnh: Hà Nội mới).

Từ đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 đã bùng phát với biến chủng Delta nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Cùng các địa phương trong cả nước, thành phố Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm, đình trệ; cuộc sống của một bộ phận người lao động gặp khó khăn. Với tinh thần nghiêm túc, quyết liệt, có nhiều biện pháp đồng bộ, sáng tạo, xây dựng kịch bản ứng phó dịch bệnh cao nhất, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân lực và nguồn lực nên đến ngày hôm nay, tuy vẫn còn nguy cơ tiềm ẩn nhưng thành phố vẫn cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, mọi hoạt động của xã hội đang dần trở lại trạng thái bình thường mới.

Năm 2021 – năm đầu của kế hoạch 5 năm 2021-2025; ngay đầu năm, đại dịch Covid-19 đã bùng phát với biến chủng Delta nguy hiểm và lây lan rất nhanh. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là các tháng 7, 8, 9 các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ du lịch, vận tải, vui chơi giải trí,... suy giảm mạnh. Sang tháng 10, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh dần phục hồi, tuy nhiên lũy kế 10 tháng vẫn giảm sâu hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tháng 10 tăng 59,8% so với tháng 9 và tăng 5,09% so với cùng kỳ năm 2020; Lũy kế 10 tháng đầu năm giảm 7,8% (cùng kỳ tăng 2,2%).

Kim ngạch xuất khẩu tháng 10 tăng 3% so với tháng 9 và tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2020; Lũy kế 10 tháng giảm 2,8% (cùng kỳ tăng 0,1%).

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 10,2% so với tháng 9 và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2020; Lũy kế 10 tháng đầu năm, IIP tăng 4,2% (cùng kỳ tăng 4,4%).

Khách du lịch quốc tế tháng 10 giảm 47,2% so với cùng kỳ; lũy kế 10 tháng giảm 81,7% (cùng kỳ giảm 79,9%). Khách du lịch trong nước tháng 10 giảm 75,5%; lũy kế 10 tháng giảm 24,7%. Trên 40% cơ sở lưu trú tạm dừng hoạt động và chuyển đổi ngành nghề; nhiều lao động tạm thời không có việc làm hoặc làm việc cầm chừng, bán thời gian; công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1-5 sao khoảng 21%, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng doanh thu ngành vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính chuyển phát tháng 10 tăng 23,5% so với tháng 9, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2020; Lũy kế 10 tháng đầu năm giảm 2,9% (cùng kỳ tăng 0,8%).

Tỷ lệ giải ngân xây dựng cơ bản đạt thấp. Chi đầu tư xây dựng cơ bản đến 20/10 đạt 33,91% dự toán; giảm 11,03% so với cùng kỳ.

Thu hút vốn đầu tư đạt thấp: Vốn trong nước ngoài ngân sách đạt 17.159 tỷ đồng; Vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 1,21 tỷ USD (đứng thứ 8 cả nước).

Đáng chú ý, trong 10 tháng đầu năm, có 19.848 doanh nghiệp thành lập mới (giảm 10%) với số vốn đăng ký 275.152 tỷ đồng (giảm 2%), nâng tổng số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố lên hơn 320.000 doanh nghiệp; Có 2.566 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể (tăng 26%), 11.034 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động (tăng 17%); 9.144 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 76%).

Các doanh nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn khi thành phố thực hiện biện pháp giãn cách xã hội, tuy nhiên, với ý thức trách nhiệm cao, các doanh nghiệp đã nghiêm túc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh của thành phố, chủ động xây dựng và vận hành phương án sản xuất, kinh doanh thích nghi với tình hình dịch bệnh, phù hợp điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Vì thế, Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị “Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội trong bối cảnh dịch Covid-19”.

Về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn, theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, đối với Dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội), có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đi trên cao và 4 km đi ngầm với tổng mức đầu tư 32,9 nghìn tỷ đồng.

Đến nay, tiến độ thực hiện các gói thầu phần trên cao đạt trên 90%; công tác giải phóng mặt bằng các ga ngầm cơ bản hoàn thành; 10/10 đoàn tàu đang được chạy thử nghiệm. Dự kiến thời gian tới, 10 đoàn tàu sẽ chạy liên tục tại các ga trên cao với chiều dài 8,5 km đoạn Nhổn - Cầu Giấy.

Dự án đường Vành đai 2 đoạn cầu Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở: Đến tiến nay, độ toàn dự án ước đạt trên 80% khối lượng công việc, đã hoàn thành đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến cầu Mai Động và đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Ngã Tư Sở. Hiện dự án đường Vành đai 2 trên cao đang được nhà thầu khẩn trương triển khai thi công để kịp đảm bảo tiến độ đã đề ra.

Dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2): Tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ đồng. Cầu có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4 km, được khởi công từ ngày 09/01/2021.

Đến nay, nhà thầu đã hoàn thành khoan nhồi nhiều trụ cầu và đang hoàn thiện mặt bằng đường dẫn lên cầu. Hiện việc thi công đang bị chậm lại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng nhà thầu đang cố gắng đảm bảo các biện pháp phòng dịch cũng như huy động nhân lực nhằm thi công vượt tiến độ dự án.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load