Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 07:01 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Hiểm họa cháy nổ tại các khu nhà tập thể cũ

15:55 | 27/04/2022

(Xây dựng) – Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ hỏa hoạn tại khu vực nhà tập thể, chung cư cũ trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đặc điểm chung tại đây đều là những ngôi nhà có kết cấu hạ tầng xuống cấp, người dân tự ý cơi nới, không đảm bảo các thông số kỹ thuật, điều kiện phòng cháy chữa cháy, dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao.

ha noi hiem hoa chay no tai cac khu nha tap the cu
Cháy lớn tại ngõ 65 phố Phạm Ngọc Thạch, phường Phương Liên, quận Đống Đa khiến 5 người tử vong thương tâm.

Thực trạng cháy nổ đáng báo động và nguyên nhân xảy ra

Theo thống kê của Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an), trong quý I/2022, cả nước xảy ra hơn 400 vụ cháy nổ, làm 24 người bị chết và 32 người bị thương, với thiệt hại về tài sản lên tới gần 60 tỷ đồng. Thiệt hại về của lẫn thiệt hại về người đã tạo thành nỗi đau xót quá lớn. Rủi ro đến từ những điều ít ai ngờ tới khiến chúng ta không kịp trở tay. Chỉ mới 4 tháng đầu năm, số vụ cháy đã lên tới hơn 400, con số này chính là hồi chuông cảnh báo nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy tại các nhà tập thể, chung cư cũ đang tồn tại giữa trung tâm thành phố.

ha noi hiem hoa chay no tai cac khu nha tap the cu
Các “lồng sắt” bịt kín dùng để cơi nới diện tích tại Khu tập thể Thành Công.

Theo tìm hiểu, trên địa bàn Thủ đô có 2.983 cơ sở, 1.569 nhà tập thể cũ, chung cư xuống cấp không đảm bảo yêu cầu phòng cháy chữa cháy. Đặc điểm chung của loại nhà ở này đều đã cũ, không được thiết kế và lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, không có đủ các trang thiết bị về phòng cháy chữa cháy. Vị trí nằm trong những con ngõ nhỏ, kết cấu hạ tầng xuống cấp, người dân thì “đua nhau” sửa chữa, cơi nới, không đảm bảo các thông số kỹ thuật, không có kinh phí khắc phục điều kiện phòng cháy chữa cháy. Khi xảy ra cháy nổ thì không có lối thoát hiểm dẫn đến hậu quả thương tâm.

Mặt khác, nhiều khu tập thể cũ đã sử dụng trên 50 năm nhưng chưa một lần được cải tạo, duy tu sửa chữa. Công năng và diện tích, hạ tầng của công trình không còn khả năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hiện nay của người dân. Các chung cư - tập thể cũ đều rơi vào tình trạng không lối thoát nạn thứ 2, chuồng cọp được hàn chặt, đường điện cũ kỹ, đồ đạc chất đống khắp hành lang. Cùng với đó, những bất cập về cơ sở hạ tầng hiện nay cũng đang gây không ít khó khăn cho công tác chữa cháy như ngõ nhỏ, đường hẹp...

ha noi hiem hoa chay no tai cac khu nha tap the cu
Từ ngõ 49 Huỳnh Thúc Kháng có thể nhìn thấy khu tập thể được thiết kế theo phương pháp lắp ghép nên việc mất kết nối kết cấu tòa nhà là rất nguy hiểm. Để có thêm chỗ sinh hoạt, chuyện cơi nới thêm “chuồng cọp” và gia cố bằng cột thép đã không còn xa lạ với các khu tập thể cũ này.

Những khu nhà tập thể, chung cư cũ thường tập trung trong các con ngõ nhỏ, chỉ rộng từ 1.5 - 3m không đủ để xe cứu hỏa vào chữa cháy khi có sự cố cháy nổ. Hơn nữa, cấu trúc nhà tập thể cũ không có lối thoát hiểm vì bị người dân tự bịt kín, hạn chế cứu hộ cứu nạn. Nguyên nhân dẫn đến cháy nổ đa phần được xác định là nổ khí ga do nấu nướng, hệ thống đường dây điện chằng chịt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn phòng cháy chữa cháy rất cao. Ngoài ra, nhiều khu nhà cũ do không có nơi để xe, nên việc trông giữ xe máy chỉ tự phát từ người dân ở tầng 1. Trong khi đó, phương tiện phòng cháy chữa cháy không đảm bảo, không đủ điều kiện nên khi xảy ra sự cố cháy là đe dọa đến tính mạng người dân.

Bà Nguyễn Thị Định 68 tuổi - người dân sống tại Khu tập thể 3 tầng (phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông) chia sẻ: Bản thân gia đình tôi và các nhà hàng xóm đều cơi nới theo kiểu càng rộng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu bởi lẽ nhà thì đông người mà diện tích lại hạn hẹp, chuồng cọp vừa để cơi nới vừa để chống trộm. Nhưng tôi cũng lo lắng, chẳng may có hỏa hoạn, gia đình không biết chạy đi đâu.

KTS. Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, nêu ý kiến: Các khu chung cư cũ đều được xây dựng, sử dụng trên 50 năm nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhà cũ lại cơi nới chằng chịt chuồng cọp thì không thể đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ. Theo thiết kế ban đầu của nhà tập thể đều đã tính toán đến yếu tố an toàn thoát hiểm. Xong, trong quá trình sử dụng của người dân thì vấn đề an toàn, thoát hiểm không được quan tâm đúng mức. Những năm gần đây, vấn đề cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ được đặt ra nhưng đến nay thực hiện chưa được nhiều. Nguyên nhân thì có nhiều như thiếu nguồn lực, cơ chế thỏa thuận hỗ trợ đền bù di dời, quy hoạch.

Giải pháp, phương án phòng chống cháy nổ

Thực tế trên cho thấy, công tác phòng chống chữa cháy ở các chung cư cũ, nhà tập thể còn nhiều tồn tại, bất cập. Để tránh những tai nạn, sự cố cháy nổ đáng tiếc xảy ra, cấp ủy, chính quyền, ngành chức năng, đoàn thể các cấp ở cơ sở cần quan tâm, làm tốt hơn nữa vai trò, chức năng của mình để có giải pháp phòng chống chữa cháy hiệu quả. Biện pháp tối ưu hiện nay vẫn là ý thức chủ động của người dân, cùng với đó là phát huy tinh thần tự phòng ngừa cháy, nổ của đoàn thể ở khu dân cư, tổ dân phố.

Để có phương án phòng chống cháy nổ trong thời gian tới, Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo: Khi xảy ra trường hợp xảy ra cháy, nổ, cần bình tĩnh xử lý, tìm lối thoát nạn an toàn đã định sẵn, đồng thời báo cho mọi người xung quanh để kịp thời thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm. Báo cháy nhanh nhất cho lực lượng cảnh sát, chính quyền, công an địa phương nơi cư trú. Sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để chữa cháy.

Mỗi căn hộ cần dự kiến các tình huống thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, chủ động trang bị các dụng cụ trữ nước như xô thùng, vòi mềm dẫn nước để vừa phục vụ sinh hoạt hàng ngày vừa phục vụ chữa cháy khi cần thiết. Các gia đình nên trang bị thêm các bình chữa cháy xách tay để nơi cố định, dễ thấy, dễ lấy và tập luyện cho người trong gia đình biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã trang bị.

Mỗi căn hộ cần bố trí tối thiểu 2 lối thoát nạn, chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn, có đèn pin chiếu sáng đề phòng khi mất điện. Không bố trí đồ vật cản trở lối thoát nạn. Dự kiến tình huống thoát nạn an toàn cho người, khi có cháy.

Cơ quan chức năng về phòng cháy chữa cháy khuyến cáo không lắp lồng sắt, lưới sắt, biển quảng cáo ở lan can. Trường hợp đã lắp thì phải thiết kế ô cửa thoát nạn và quy định rõ vị trí để chìa khóa. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây, dây tự cứu để thoát nạn khi cháy xảy ra.

ha noi hiem hoa chay no tai cac khu nha tap the cu
Theo ghi nhận của phóng viên, Khu nhà tập thể tại phố Tôn Thất Tùng cũng trong tình trạng "chuồng cọp" lơ lửng trên không, giăng kín toàn khu tập thể.

Thực hiện việc bảo quản, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp, đúng quy định, không lấn chiếm lối thoát nạn. Đối với nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có nhiều biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp.

Về hệ thộng điện và thiết bị điện, các giải pháp tính toán, thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện trong nhà bảo đảm tiêu chuẩn và các yêu cầu kỹ thuật. Lựa chọn dây dẫn điện có chất lượng cao, tiết diện phù hợp với khả năng chịu tải của thiết bị tiêu thụ điện.

Thảo Phương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

    18:38 | 08/09/2024
  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

    18:36 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

    15:12 | 08/09/2024
  • Ninh Thuận: Tăng cường kiểm tra, xử lý nhà yến xây dựng không phép

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

    14:18 | 08/09/2024
  • Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

    14:02 | 08/09/2024
  • Bắc Ninh: Hơn 500 ngôi nhà ở bị tốc mái, nông nghiệp thiệt hại nặng do bão số 3

    (Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

    13:58 | 08/09/2024
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó

    Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

    11:11 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Thiệt hại nặng nề do bão Yagi

    (Xây dựng) - Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

    11:07 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load