Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 13:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Hà Nội: Hàng tấn cá chết tại hồ Tây – Nguyên nhân và giải pháp

11:44 | 25/11/2022

(Xây dựng) – Đánh bắt, giảm mật độ cá ở hồ Tây là một trong những giải pháp được UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) thực hiện để ngăn chặn tình trạng cá chết ở hồ này.

Hà Nội: Hàng tấn cá chết tại hồ Tây – Nguyên nhân và giải pháp
Hiện tượng cá chết nổi trên mặt hồ Tây diễn ra gần 2 tháng qua nhưng chưa được giải quyết triệt để.

Từ cuối tháng 9 cho đến nay, tại hồ Tây xuất hiện tình trạng cá chết, trong đó có thời điểm đơn vị quản lý vớt lên với số lượng lớn các loài cá như: Rô phi, trôi, trắm, mè… trôi dạt vào ven hồ khu vực đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Thanh Niên... Cá chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối, khó chịu tại hồ Tây đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân sống tại khu vực này.

Ngay khi xảy ra hiện tượng cá chết nổi trên mặt hồ Tây, Sở Xây dựng đã chỉ đạo Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước) theo dõi, kiểm tra và thực hiện công tác duy trì vệ sinh, dọn dẹp.

Công ty Thoát nước đã thực hiện vớt, thu gom kịp thời, vận chuyển về bãi xử lý theo quy định. Số lượng thu gom cá chết bình quân 50-70kg/ngày.

Có mặt tại hồ Tây, phóng viên Báo điện tử Xây dựng nhận thấy tình trạng cá chết nổi trên mặt hồ vẫn xuất hiện rải rác. Ngoài ra, theo quan sát, mặt nước hồ còn bị bao phủ bởi một lớp váng màu xanh đặc quánh.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tượng cá chết tại Hồ Tây do nhiều nguyên nhân như: Thay đổi thời tiết; thiếu không khí, hàm lượng oxy trong nước giảm; khối lượng cá trong hồ nhiều, chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc (do bùn, tảo… gây ra); cá bị bệnh.

Số liệu kết quả quan trắc tại điểm quan trắc tự động Trích Sài do Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, thông số Oxy hòa tan (DO) có thay đổi liên tục cụ thể: Có dấu hiệu giảm bắt đầu từ ngày 25/9/2022, ngày 25/9 là 3.6mg/l; ngày 26/9 là 0,46 mg/l; ngày 28/9 giảm xuống còn 0…; tuy nhiên đến ngày 29/9 giá trị thông số đạt 4,54mg/l; ngày 6/10 đạt 6,19 mg/l (theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08-MT:2015/BTNMT, giá trị giới hạn cột B1 đối với thông số DO là ≥ 4 mg/l).

Theo GS.TS Trần Đức Hạ - Giảng viên cao cấp bộ môn Cấp thoát nước – trường Đại học Xây dựng Hà Nội, hiện tượng cá chết tại hồ Tây là do: Hồ Tây là hồ điều tiết nước mưa nên vào mùa mưa, nước mưa và nước thải từ các mương như mương Thụy Khuê đổ vào hồ gây ô nhiễm nước tại đây. Hơn nữa, các lớp bùn tích tụ ở các mương không được nạo vét, khi mưa lớn sẽ bị đẩy ra cống thoát nước. Trong bùn cặn bao gồm cả bùn cặn hữu cơ (từ các bể phốt, bể tự hoại) bị đẩy ra gây tích tụ và ô nhiễm hồ Tây. Khi các bùn này phân hủy tạo thành khí mùi hôi gọi là khí Hydro Sunfua (H2S), NH3, CH4 tịch tụ trong lớp bùn. Khi mưa to, quét lớp bùn bên trên thì các khí H2S, CH4, NH3 phát lên, trôi theo nước và lan truyền trong nước.

“Đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, cường độ phân hủy các chất lắng đọng trong hồ càng lớn tạo nên lượng lớn các khí H2S, NH3, CH4 trong nước. Ngoài ra, còn có phốt pho trong bùn cặn rất nhiều, khi phân hủy thành phốt pho hoạt tính, các loại tảo và các vi sinh vật rất dễ hấp thụ. Hồ Tây lại có nắng lớn và mặt nước rộng dẫn đến quá trình phú dưỡng do khi mưa một lượng lớn phốt pho ở bên dưới lại xâm nhập trở lại hồ Tây. Cả khí độc, cả phú dưỡng (làm oxy hòa tan trong nước thay đổi đột ngột – khiến các sinh vật sống trong nước như cá, tôm… gây hạn chế quá trình phát triển) khiến các sinh vật sốc và chết”, GS.TS Trần Đức Hạ chia sẻ.

Hà Nội: Hàng tấn cá chết tại hồ Tây – Nguyên nhân và giải pháp
Cá chết trôi dạt vào ven hồ, bốc mùi hôi thối, khó chịu.

Để khắc phục tình trạng cá chết trên mặt hồ, Sở Xây dựng đề xuất một số giải pháp như: Giảm mật độ cá trong hồ và đánh giá tình trạng cá chết bệnh khi xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt đối với các hồ do Thành phố quản lý; tiếp tục theo dõi, đánh giá chất lượng nước hồ Tây và tình trạng vận hành hệ thống sục khí trên hồ; phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chất lượng nước các hồ của Thành phố. Ngoài ra, Công ty Thoát nước tiếp tục theo dõi và tăng cường vớt cá chết từ xa trước khi dạt vào bờ nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước hồ và đảm bảo cảnh quan.

Hồ Tây là hồ nước tự nhiên lớn nhất nội thành Hà Nội, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa thoát nước, phòng chống úng ngập cho các khu vực lân cận thuộc lưu vực hồ Tây. Cảnh quan hồ Tây tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho Thủ đô. Vì vậy, việc gìn giữ hồ Tây xanh, sạch, đẹp không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân, đặc biệt là những người dân sống xung quanh hồ.

Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vĩnh Phúc: Vì sao loạt sự cố sạt lở, hư hại công trình trong khi chạy thử nghiệm tại dự án ODA?

    (Xây dựng) – Ban Quản lý dự án sử dụng vốn vay nước ngoài tỉnh Vĩnh Phúc (ODA) đã chính thức lên tiếng và đưa ra những giải thích ban đầu về tình trạng sạt lở, hư hại các hạng mục công trình thuộc dự án Quản lý nguồn nước và ngập lụt tỉnh Vĩnh Phúc.

  • Bài 3: Tín hiệu vui

    (Xây dựng) - Trước tiềm năng đang được “đánh thức”, nhiều ý kiến của lãnh đạo nhằm xúc tuyến thực hiện dự án giao thông trọng điểm để phát triển Cà Mau. Hiện các dự án đang được thực hiện, một tín hiệu vui miền cuối đất.

  • Bài 2: Đánh thức tiềm năng

    (Xây dựng) - Hiện nay, ngoài việc thực hiện các dự án, tỉnh đang gấp gúp hoàn thiện hồ sơ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm. Tại các hội nghị giao ban, công tác hoàn thành hồ sơ, tiến độ của dự án được đặt lên hàng đầu…

  • Bài 1: Các “điểm nghẽn” cần tháo gỡ

    (Xây dựng) - Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đã có văn bản chỉ đạo về việc tập trung phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Trung ương để tiếp tục triển khai thực thiện các nội dung kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư xây dựng các dự án giao thông trọng điểm như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Cà Mau, cảng biển Hòn Khoai; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh từ thành phố Cà Mau đến Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Các dự trên hoàn thành tạo một viễn cảnh mới ở miền cuối đất.

  • Yên Bái: Đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

    (Xây dựng) - Ngày 11/10, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể xã Y Can và xã Cường Thịnh (huyện Trấn Yên) đã tổ chức trọng thể Lễ đón nhận, truy điệu và an táng 2 hài cốt liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là liệt sỹ Phan Văn Ngó (xã Y Can) và liệt sỹ Nguyễn Văn Bình (xã Cường Thịnh).

  • Đông Anh (Hà Nội): Gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị Khu dân cư Thăng Long

    (Xây dựng) – Mới đây, Hội Nông dân huyện Đông Anh, Hội Nông dân xã Hải Bối tổ chức bàn giao, gắn biển công trình vườn hoa, tuyến đường văn minh đô thị trên địa bàn Khu dân cư Thăng Long.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load