(Xây dựng) – Xây dựng hầm đường bộ là một trong những giải pháp nhằm tránh xung đột giao thông và tạo không gian cho người đi bộ. Thế nhưng, nhiều năm qua, hệ thống hầm đường bộ tại Hà Nội vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả, người dân vẫn thờ ơ với những công trình này.
Tại các hầm đi bộ trên đường Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng, Nguyễn Xiển... đều được đầu tư khá mới, hiện đại, không gian rộng rãi, có mái che. Tuy nhiên, đa phần người đi bộ tại khu vực này vẫn chọn cách băng qua đường, bất chấp nguy hiểm và gây cản trở các phương tiện lưu thông.
Vào khung giờ cao điểm 7- 9 giờ sáng, hay 17-19 giờ chiều, tại hầm đi bộ đoạn Ngã Tư Sở với 12 cửa đặt 4 góc đường Tây Sơn - Láng, Láng - Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi - Trường Chinh, Trường Chinh - Tây Sơn thì lượng người đi bộ dưới hầm vẫn thưa thớt, lác đác vài người.
Giờ cao điểm cũng chỉ lác đác vài người sử dụng hầm đi bộ. |
Cũng theo ghi nhận tại hầm đi bộ trên đường Phạm Văn Đồng, tại đây luôn có người túc trực để lau dọn vệ sinh, hầm khá thông thoáng, đèn điện, quạt thông gió bên trong được trang bị đầy đủ. Vì xung quanh tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng nên người sử dụng hầm chủ yếu là sinh viên, tuy nhiên số lượng vẫn chưa nhiều.
Mặc dù đã có hầm bộ hành dành riêng cho người đi bộ, nhưng người dân vẫn chọn cách băng qua đường, bất chấp nguy hiểm và gây cản trở các phương tiện lưu thông. |
Tại hầm bộ hành trước Bến xe Mỹ Đình ghi dòng chữ “Hầm dành cho người đi bộ” song nhiều người qua lại khu vực này vẫn phớt lờ. Từ điểm đỗ xe buýt, hàng chục người xếp hàng ngang ào ào băng trên mặt đường thay vì đi xuống hầm, mặc cho làn xe cộ vây quanh.
Trước cửa hầm hầm đi bộ gần trường Đại học Công nghiệp lại trở thành nơi trung chuyển rác. |
Để nâng cao hơn hiệu quả của các cây cầu bộ hành đã có, bên cạnh việc phải nghiên cứu vị trí phù hợp, cần có những biện pháp mạnh để không còn tiếp diễn việc có cầu bộ hành, nhưng người dân vẫn băng cắt qua đường như hiện nay.
Mai Linh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Theo