Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 18/11/2024 06:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Hà Nam: Đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới

09:04 | 22/11/2023

(Xây dựng) – Là địa phương thứ 4 của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện nhiều mục tiêu quan trọng và đạt những kết quả nổi bật. Hiện 100% các xã và đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM với thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 6 tháng đầu năm đạt 55 triệu đồng, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt gần 90%...

Hà Nam: Đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới
Nhờ có NTM, nhiều tuyến đường trên địa bàn các xã, huyện của tỉnh Hà Nam được mở rộng.

Thay đổi diện mạo khu vực nông thôn

Năm 2023, tỉnh Hà Nam có 17 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn xã NTM nâng cao, gồm: La Sơn, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Đồn Xá, Tràng An, Đồng Du (huyện Bình Lục); Liêm Thuận, Liêm Túc (huyện Thanh Liêm); Tiến Thắng, Công Lý, Nguyên Lý (huyện Lý Nhân); Lê Hồ, Liên Sơn, Thụy Lôi (huyện Kim Bảng); Yên Nam (thị xã Duy Tiên); Tiên Hải, Trịnh Xá (thành phố Phủ Lý).

Chia sẻ về những kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về NTM, ông Ngô Mạnh Ngọc – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam cho biết: Hà Nam luôn xác định Chương trình xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong suốt quá trình tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi luôn luôn xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Với tinh thần đó, tỉnh đã rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí đạt được của các xã, huyện, thành phố và thị xã, đồng thời chỉ đạo xây dựng các kế hoạch và có lộ trình để tổ chức triển khai thực hiện.

Với công tác chỉ đạo cùng sự nỗ lực của toàn bộ nhân dân, đến thời điểm này trên địa bàn của tỉnh Hà Nam đã có 83/83 xã để đạt chuẩn NTM, đạt chuẩn 100%, có 6 huyện, thành phố, thị xã đã được Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn NTM và hoàn thành chương trình NTM từ năm 2020 gồm thành phố Phủ lý, Thị xã Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm, Kim Bảng. Hiện trên địa bàn đã có 31/83 xã NTM nâng cao.

Có thể khẳng định, chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi được cái diện mạo của khu vực nông thôn, rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa nông thôn và thành thị.... Hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn được các cấp, các ngành, thậm chí cả bà con nông dân tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng, tạo điều kiện để giao thông đi lại thuận lợi; các chương trình xanh, sạch đẹp, vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn cũng được quan tâm thực hiện, từng bước đưa khu vực nông thôn trở thành những vùng quê đáng sống.

“Thời gian qua, chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế khu vực nông thôn đã đem lại hiệu quả thiết thực cũng như đáp ứng, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân. Đây là chương trình đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập, mức sống cả về vật chất, tinh thần cho người dân khu vực nông thôn”, ông Ngô Mạnh Ngọc nhấn mạnh.

Hà Nam: Đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới
Các cháu thiếu nhi có cơ sở học tập khang trang hơn.

Cũng theo ông Ngô Mạnh Ngọc, Chương trình xây dựng nông thôn mới đã huy động được sự tham gia đóng góp, ủng hộ của bà con cả về vật chất lẫn tinh thần, đặc biệt là khơi dậy lòng tự hào dân tộc của quê hương. Nhiều người con quê hương đang sinh sống ở mọi miền đất nước cũng tham gia đóng góp, ủng hộ địa phương trong xây dựng NTM, điển hình như một số doanh nghiệp ở Bắc Giang, Hà Nam… đã đóng góp để xây dựng đường giao thông thôn xóm, trường học, các khu văn hóa tâm linh và các công trình phúc lợi khác.

Việc triển khai đầu tư xây dựng NTM cũng được người dân kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, từ đó, không để xảy ra các vấn đề khiếu kiện phức tạp. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhiều hộ dân đã chủ động hiến đất, dịch dậu, phá nhà, để tổ chức triển khai xây dựng.

Để đạt được những mục tiêu quan trọng này, tỉnh Hà Nam xác định, nhiệm vụ quy hoạch phải đi trước nhằm tạo tiền đề để tổ chức triển khai thực hiện. Quy hoạch này cũng phải được thực hiện trên tinh thần dân chủ, được người dân tham gia đóng góp để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp.

Bà Lê Thị Hà, người dân sống tại xã Công Lý, huyện Lý Nhân cho biết : Người dân chúng tôi luôn ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt, thời gian qua, tôi thấy rõ sự “hưởng lợi” từ kết quả này. Đi vòng quanh các xã, hầu hết đều các tuyến đường giao thông đều được nâng cấp, mở rộng, giúp người dân đi lại thuận tiện, an toàn hơn rất nhiều.

“Điều chúng tôi thấy mừng là con em, các cháu được học tập tại những ngôi trường khang trang, đạt chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Đời sống của người dân chúng tôi, thời gian qua cũng được cải thiện, nâng cao với nhiều hoạt động hữu ích tại nhà văn hóa xã”, bà Hà chia sẻ thêm.

Nhiều hợp tác xã (HTX) phát triển mô hình xanh, kinh tế tuần hoàn

Đánh giá cao vai trò của HTX trong xây dựng NTM, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nam cho biết, với chức năng, nhiệm vụ hỗ trợ và giúp đỡ để phát triển kinh tế hộ, đến thời điểm này, tỉnh Hà Nam có 256 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có 150 HTX là chuyển đổi từ HTX nông nghiệp kiểu cũ thành HTX nông nghiệp hoạt động trong Luật HTX năm 2012, hơn 100 HTX mới thành lập theo mô hình ít xã viên, các HTX cơ bản duy trì tốt và hoàn thành được các nhiệm vụ đặt ra.

Hà Nam: Đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới
Ông Nguyễn Văn Hiếu – Tổng Giám đốc HTX sông trong ao Hải Đăng chia sẻ về công nghệ sông trong ao, phát triển kinh tế tuần hoàn.

Bà Nguyễn Thị Hồng – Chi cục Phát triển Nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nam) cho biết: Tổ chức sản xuất là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, yêu cầu mỗi xã có ít nhất 01 HTX hoạt động theo Luật HTX năm 2012, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Do đó, để về đích NTM, các địa phương của tỉnh Hà Nam luôn chú trọng việc hình thành và phát huy vai trò của hợp tác xã.

Về mô hình, các HTX dịch vụ hỗ trợ cho các hộ nông dân để phát triển sản xuất như trồng lúa, trồng rau, trồng ngô, rau sạch, cây ăn quả. Định hướng phát triển các mô hình HTX ít xã viên, theo hình thức tự nguyện, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng trực tiếp của từng người dân. Trong đó, điển hình trên địa bàn là HTX sông trong ao Hải Đăng mới thành lập với nguồn vốn lớn đã ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ gắn giữa sản xuất và chế biến, chủ yếu là nuôi cá và chế biến các sản phẩm từ cá.

Đặt chân đến HTX sông trong ao Hải Đăng, chúng tôi không chỉ bị thu hút bởi không gian cảnh quan mà còn ấn tượng với mô hình chuỗi liên kết gồm nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOOP 4 sao.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Tổng Giám đốc HTX sông trong ao Hải Đăng cho biết: HTX chúng tôi phát triển theo mô hình chuỗi liên kết khép kín, vừa nuôi trồng, vừa chế biến các sản phẩm sản phẩm từ cá. Hiện tại, HTX có 03 sản phẩm chế biến là cá kho, ruốc cá, chả cá đều đạt sản phẩm OCOOP 4 sao của tỉnh Hà Nam.

Các sản phẩm được phân phối và đưa ra các cửa hàng thực phẩm trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, chuỗi siêu thị Vinmart, phân phối tại các đại lý, kênh bán online. Sản lượng khai thác, chế biến đạt hơn 100 tấn/năm. HTX từ khi thành lập đã tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế ổn định cho người dân địa phương, thu nhập mỗi lao động làm việc tại HTX là hơn 7 triệu đồng/tháng.

Hà Nam: Đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới
Mô hình HTX sông trong ao Hải Đăng được chọn là điểm tham quan của các cháu thiếu nhi.

Hiện nay, HTX Hải Đăng đang áp dụng công nghệ nuôi trồng mới, công nghệ sông trong ao, tận dụng mặt nước ao tĩnh dùng thiết bị động cơ điện để tạo ra dòng chảy, theo quy luật tự nhiên cá bơi ngược dòng chảy sẽ tạo cho cá luôn được vận động, thịt cá săn chắc, sức đề kháng tốt hơn, da ít tanh. Lợi thế của mô hình sông trong ao giúp tăng sản lượng so với nuôi truyền thống, quản lý thức ăn không dư thừa và tránh được dịch bệnh. Đây chính là mô hình phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, vì mô hình sông trong ao giúp thu gom chất thải, nước thải của cá để tưới cho cây ăn quả, quá trình chế biến xương cá và đầu cá được thu gom, nghiền nhỏ, trộn với cám tái sử dụng làm thức ăn cho lứa cá tiếp theo, giúp tiết kiệm chi phí đầu vào.

Có thể nói, thành quả mà người dân được thụ hưởng hôm nay đã minh chứng cho sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân tỉnh Hà Nam trong việc thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Đây sẽ là những tiền đề quan trọng để tỉnh Hà Nam tiếp tục vươn lên, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Diệu Anh - Ảnh Tuấn Nghĩa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load