Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 08:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Góp ý xây dựng số liệu phân vùng gió, động đất phục vụ xây dựng

11:52 | 28/11/2020

(Xây dựng) – Ngày 27/11, tại Hà Nội, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) đã tổ chức hội thảo khoa học lấy ý kiến cho dự thảo QCVN 02:2020/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng (Dự thảo), riêng về số liệu phân vùng gió, động đất phục vụ xây dựng.

gop y xay dung so lieu phan vung gio dong dat phuc vu xay dung
Quang cảnh hội thảo.

Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng; đại diện lãnh đạo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Viện Khoa học Công nghệ, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Viện Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng); đại diện Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) và Hội Môi trường xây dựng Việt Nam cùng các chuyên gia đến từ các trường đại học chuyên ngành, các Hiệp hội, các doanh nghiệp trong nước...

Dự thảo QCVN 02:2020/BXD do Viện Khoa học công nghệ xây dựng tổ chức xây dựng trên cơ sở soát xét QCVN 02:2009/BXD, với sự hợp tác của Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) và Hội Môi trường xây dựng Việt Nam.

Theo dự thảo QCVN 02:2020/BXD, số liệu điều kiện tự nhiên của quy chuẩn này được áp dụng cho việc thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình và các hoạt động xây dựng khác ở Việt Nam. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng ở Việt Nam.

Trong đó, số liệu gió do Viện Khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) lập, gồm áp lực gió và vận tốc gió, được cấp dưới dạng bản đồ phân vùng áp lực gió và phân vùng theo địa danh hành chính. Các số liệu gió này được dùng cho tính toán thiết kế công trình, thiết kế biện pháp thi công công trình chịu tải trọng gió...

Số liệu động đất dùng trong thiết kế gồm số liệu động đất theo đỉnh gia tốc nền tham chiếu, được trình bày dưới dạng Bản đồ phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu và Bảng phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu theo địa danh hành chính. Bản đồ phân vùng đỉnh gia tốc nền tham chiếu (lãnh thổ Việt Nam) tỷ lệ 1:1.000.000 do Viện Vật lý địa cầu – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cung cấp; Số liệu động đất theo phổ phản ứng Ss và S1 được cung cấp dưới dạng bản đồ phân vùng động đất và theo địa danh hành chính; Số liệu động đất theo cấp động đất (tham khảo), áp dụng cho việc thiết kế công trình chịu động đất sử dụng cấp động đất theo thang MSK – 64; Số liệu động đất đối với những công trình đặc biệt như đập bê tông chịu áp chiều cao trên 100m, nhà máy điện hạt nhân…

TS. Vũ Ngọc Anh – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường cho biết, trước tình hình biến đổi khí hậu có nhiều số liệu điều kiện tự nhiên thay đổi, ngành xây dựng kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phép thử, phép đo phần mềm, công cụ tính toán du nhập từ các nước trên thế giới.

Bộ Xây dựng ban hành 16 quy chuẩn, trong đó quy chuẩn 02 là một trong những quy chuẩn xương sống, cốt lõi. Số liệu không chỉ dùng trong tiêu chuẩn xây dựng, giao thông mà còn nhiều lĩnh vực khác. Bộ Xây dựng đã giao IBST tổ chức xây dựng trên cơ sở soát xét QCVN 02:2009/BXD, phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành sắp xếp, biên soạn, cập nhật số liệu phân vùng gió, phân vùng động đất. Đây là nhiệm vụ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến an toàn kết cấu, liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, rất cần các chuyên gia đầu ngành, kinh nghiệm, có điều kiện tiếp xúc với nhiệm vụ tương tự đưa ra ý kiến đóng góp, thống nhất số liệu điều kiện tự nhiên trong xây dựng, trong đó có số liệu phân vùng gió, áp lực gió, phân vùng động đất được cân nhắc kỹ lưỡng, gắn với thực tiễn, phản ánh giá trị thực tế, đảm bảo an toàn kết cấu, chi phí…

Tại hội thảo, thay mặt nhóm thực hiện, TS. Nguyễn Đại Minh – Viện trưởng IBST đã nêu lên sự cần thiết phải soát xét, cập nhật QCVN 02:2009/BXD, nhằm phù hợp với thực tiễn và sự phát triển của ngành Xây dựng trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng hiện nay.

Đề cập đến sự cần thiết cập nhật phân vùng gió, TS. Nguyễn Đại Minh cho biết, QCVN 02:2009/BXD ban hành từ năm 2009 đến nay (2020) là quy chuẩn rất quan trọng trong thực tiễn xây dựng. Số liệu gió bắt buộc phải có, nhưng đã 25 năm chưa cập nhật số liệu gió. Còn một số tồn tại trong số liệu gió ảnh hưởng đến an toàn công trình xây dựng. TCVN 2737:1995 đã soát xét 2006, 2010, tuy nhiên số liệu gió chưa cập nhật vì vướng giữa gió 3 giây và 10 phút, giữa địa hình A hay B. Hiện nay cần thay đổi để phù hợp với quốc tế là gió 3 giây, 50 năm hay 10 phút, 50 năm…

Đối với phân vùng động đất, cần cập nhật số liệu động đất cho bản đồ phân vùng đỉnh gia tốc nền (PGA) lãnh thổ Việt Nam do dựa trên kết quả đề tài cấp Nhà nước của Viện Vật lý địa cầu năm 2005 với số liệu vùng nguồn phát sinh động đất được cập nhật đến năm 2003. Từ năm 2003 đến nay, Viện Vật lý địa cầu đã mở hệ thống trạm quan trắc động đất và ghi nhận nhiều số liệu động đất. Bảng phân vùng đỉnh gia tốc nền theo địa danh hành chính cũng cần cập nhật do bảng phân vùng hiện tại khó sử dụng, khó nhớ, dễ gây nhầm lẫn trong tính toán, các địa danh hành chính đã có nhiều thay đổi kể từ năm 2005 đến nay, một số số liệu chưa chính xác, cần phải rà soát, điều chỉnh.

Do đó, các số liệu gió, động đất trong dự thảo QCVN 02:2020/BXD kế thừa tiêu chuẩn, quy chuẩn cũ; các nghiên cứu khoa học, khảo sát thực tế; kinh nghiệm quốc tế; số liệu cập nhật mới nhất, có đủ cơ sở để áp dụng trong thiết kế xây dựng.

Cho ý kiến về nội dung trên, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho rằng, số liệu về gió, động đất mang tính chính xác, tuy đôi khi có tính tổng quát. Do đó, rất cần các chuyên gia trong lĩnh vực kết cấu, số liệu đầu vào, nghiên cứu các tiêu chuẩn, dữ liệu học thuật chuyên sâu… đóng góp ý kiến để tìm ra số liệu chính xác nhất trong các thông số để lựa chọn đưa vào Dự thảo…

Góp ý cho Dự thảo, các chuyên gia đã đưa ra những ý kiến thẳng thắn, xác đáng và sâu sắc cho Dự thảo. Đồng thời ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong quá trình thực hiện soát xét, cập nhật QCVN 02:2009/BXD.

Theo các chuyên gia, đây là quy chuẩn rất quan trọng và cần thiết phải cập nhật, bổ sung cho phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay. Các số liệu điều kiện tự nhiên đưa trong Dự thảo cần cập nhật, phải có xử lý kỹ thuật dữ liệu, số liệu đáng tin cậy và cơ sở khoa học vững chắc, có căn cứ pháp lý. Số liệu đưa vào bản đồ phân vùng gió, động đất dùng để thiết kế phải đảm bảo các nguyên tắc, đó là đảm bảo an toàn cho công trình, đảm bảo yếu tố kinh tế kỹ thuật, sự ổn định trong quá trình sử dụng số liệu này trong thiết kế, xây dựng; làm rõ sự khác biệt so với số liệu cũ; dự đoán vùng có khả năng xảy ra động đất…

Nhóm thực hiện nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của các chuyên gia để tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa, soát xét nội dung liên quan đến phân vùng gió, động đất trong dự thảo QCVN 02:2020/BXD trước khi trình ban hành.

Linh Đan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load