Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 21:48 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới gắn với phát huy giá trị các làng nghề truyền thống

15:49 | 22/11/2022

(Xây dựng) – Với mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu thiết thực hơn, hiệu quả bền vững hơn gắn liền với bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống, thời gian qua, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã tập trung mọi nguồn lực phấn đấu đạt kế hoạch đề ra, góp phần thúc đẩy, tạo tiền đề để huyện lên thành quận.

Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới gắn với phát huy giá trị các làng nghề truyền thống
Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại.

Huyện Gia Lâm nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thành phố Hà Nội, nơi giao thoa của 2 nền văn hóa Thăng Long và Kinh Bắc, quê hương của 2 trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam, huyện Gia Lâm có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại. Với tổng diện tích tự nhiên 116,71km2, Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính (20 xã, 02 thị trấn); 192 thôn, tổ dân phố; dân số hơn 28 vạn người.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết Đai hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội và Chương trình số 02/CTr-TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân; trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm đã tập trung triển khai, tổ chức thực hiện đạt được những kết quả quan trọng.

Với xuất phát điểm còn nhiều khó khăn, từ chỗ chỉ có 9 xã đạt từ 10 đến 13 tiêu chí, 11 xã đạt từ 7 đến 9 tiêu chí vào năm 2010, trong đó có nhiều tiêu chí quan trọng chưa đạt như: quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, hộ nghèo, môi trường… đến nay 20/20 xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới; huyện Gia Lâm vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Để triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu, đồng thời xây dựng huyện Gia Lâm thành quận, giai đoạn 2021 - 2025, Đảng bộ và nhân dân Gia Lâm đã đoàn kết, đồng lòng phát huy thế mạnh đã đạt được, hướng tới thực hiện nhiều chương trình trọng điểm trong năm 2022 và các năm tiếp theo đúng và sớm hơn tiến độ đã đề ra.

Trong đó, nhấn mạnh là công tác xây dựng nông thôn mới được thực hiện thực chất hơn, thiết thực hơn, hiệu quả và bền vững hơn gắn liền với quá trình đô thị hóa, hướng đến nông thôn mới phồn vinh, văn minh và hiện đại. Hiện huyện Gia Lâm có bốn xã được công nhận xã nông thôn mới nâng cao gồm: Phù Đổng, Yên Viên, Dương Xá và Bát Tràng.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, việc bảo tồn và phát huy giá trị các làng nghề truyền thống luôn được huyện đặc biệt quan tâm. Với các làng nghề truyền thống: Dát quỳ vàng, may da Kiêu Kỵ; thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp; gốm sứ Kim Lan, Bát Tràng… đã tạo ra các giá trị đặc trưng, các sản phẩm tiêu biểu mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Huyện đã xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn huyện giai đoạn 2016 - 2020” tập trung bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề, phát triển làng nghề theo định hướng xây dựng nông thôn mới gắn với công tác quản lý môi trường và phát triển du lịch, gắn với vấn đề tái cấu trúc làng nghề để thích nghi với hội nhập kinh tế, thúc đẩy quá trình đô thị hóa và phát triển liên doanh, liên kết giữa các cơ sở làng nghề; đảm bảo sự tăng trưởng ổn định lâu dài về mặt kinh tế và sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

Đặc biệt, cùng với làng nghề Vạn Phúc - Hà Đông, làng nghề truyền thống Bát Tràng đã được UBND Thành phố Hà Nội quy hoạch, đầu tư, bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống, kết hợp với du lịch; được UBND Thành phố công nhận là điểm du lịch. UBND huyện đã xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển du lịch Bát Tràng, đây là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển làng văn hóa du lịch Bát Tràng gắn với phát triển sản phẩm OCOP; để các sản phẩm truyền thống, dịch vụ của Bát Tràng đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường và trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, huyện cũng chú trọng đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, điện, đường liên xã liên thôn, đường làng cơ bản được bê tông hóa 99%. Hệ thống trường học các cấp, trang thiết bị dạy học đã và đang tiếp tục được ưu tiên đầu tư nâng cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục...

Cùng với đẩy mạnh công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, huyện Gia Lâm cũng tăng cường cơ cấu lại ngành Nông nghiệp tạo ra cho sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ và đã đạt được những kết quả quan trọng, cơ cấu nội bộ của ngành được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng chăn nuôi thủy sản tăng, giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp tăng, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng - vật nuôi theo hướng tích cực.

Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới gắn với phát huy giá trị các làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống Bát Tràng được UBND Thành phố công nhận là điểm du lịch.

Nhấn mạnh về công tác xây dựng nông thôn mới của huyện Gia Lâm, ông Nguyễn Đức Hồng, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết: Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ, huyện Gia Lâm luôn đảm bảo công khai, dân chủ để người dân được biết, bàn bạc, thống nhất tự giác chủ động tham gia; Phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện; Sự phối hợp của các cấp, các ngành với các địa phương, công tác đôn đốc, kiểm tra luôn thường xuyên để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc.

Thời gian qua, huyện Gia Lâm đã tranh thủ tối đa sự hỗ trợ ngân sách Nhà nước và huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng nông thôn mới. Việc thực hiện quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn mới được đảm bảo đúng quy định. Huyện đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Đồng thời, huyện cũng hỗ trợ đầu tư phát triển trung tâm thương mại, siêu thị mini, chợ nông thôn, hỗ trợ thành lập và hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản, vận tải; Xây dựng, tín dụng, xã hội hóa đầu tư phát triển các cơ sở y tế, giáo dục, văn hóa và du lịch để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân khu vực nông thôn...

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện việc nhân cấy nghề, tạo việc làm cho người lao động để tăng thu nhập và giảm hộ nghèo bền vững, thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Tuệ Minh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

    18:38 | 08/09/2024
  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

    18:36 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

    15:12 | 08/09/2024
  • Ninh Thuận: Tăng cường kiểm tra, xử lý nhà yến xây dựng không phép

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

    14:18 | 08/09/2024
  • Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

    14:02 | 08/09/2024
  • Bắc Ninh: Hơn 500 ngôi nhà ở bị tốc mái, nông nghiệp thiệt hại nặng do bão số 3

    (Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

    13:58 | 08/09/2024
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó

    Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

    11:11 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Thiệt hại nặng nề do bão Yagi

    (Xây dựng) - Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

    11:07 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load