Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 15:12 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Văn hóa /

Đưa Đền Trạng trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa Hải Phòng

19:12 | 18/09/2023

(Xây dựng) - Cả dân tộc Việt Nam, nền Văn hóa Việt Nam có quyền tự hào về Danh nhân văn hoá của mình - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Ngôi sao sáng trên nền trời Việt Nam, làm vẻ vang cho giống nòi”, như cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã từng đánh giá. May mắn thay, vinh dự và trách nhiệm thay, Hải Phòng lại là quê hương của Danh nhân, nơi đã và đang bảo tồn, phát huy di tích Đền Trạng.

Đưa Đền Trạng trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa Hải Phòng

Theo chúng tôi, khu di tích Đền Trạng cần thiết và có thể trở thành sản phẩm đặc thù có một không hai, điểm nhấn của du lịch văn hoá Hải Phòng. Rừng, biển, làng mạc, văn hoá lúa nước, văn minh sông Hồng nhiều nơi có, nhưng danh nhân văn hoá nổi tiếng, đặc thù, kỳ lạ như Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ có một, ở Hải Phòng. Đưa khu Đền Trạng thành điểm nhấn của du lịch Hải Phòng, trong tuyến du lịch quốc gia, chắc chắn sẽ thu hút được đông đảo du khách bốn phương với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi.

Vấn đề này đã được đặt ra từ năm 2000. Đến nay Đền Trạng đã được trùng tu nâng cấp khá khang trang. Khách trong, ngoài nước đã đến viếng thăm, dự lễ, cầu tài lộc ngày một nhiều, nhưng quy mô, tốc độ và hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Nguyên nhân cũng dễ hiểu. Để tổ chức hội thảo, để tìm hiểu về Trạng Trình, để đọc thơ, biết về sấm Trạng, có thể tổ chức ở bất kỳ đâu, ngày nay mọi người có thể vào mạng tra cứu là ra, đầy đủ cả. Nếu cầu thị, ngưỡng mộ, tâm linh, có đến Đền Trạng, thì cũng chỉ thắp nén hương thờ, lầm rầm khấn vái. Học sinh muốn sáng dạ, học tài thi đỗ, cũng chỉ đến thắp hương, lòng thành khấn vái, xin xoa chạm vào tượng Trạng mà cầu, rồi dạo quanh một vòng... xong là về. Đấy chưa phải là khách du lịch. Thành ra có thể đã hoàn thiện nâng cấp khu di tích mà chưa chắc đã đạt tính hướng đích là phát triển du lịch văn hóa quê Trạng.

Vấn đề đặt ra là khu di tích phải trở thành điểm đến có sức lôi cuốn đặc biệt, có hiệu ứng lan truyền, thôi thúc đến kỳ lạ, không thể không đến. Đã đến, không thể chỉ thắp hương cầu khấn mà xong, phải nghe, phải khám phá, trải nghiệm, rồi xin chữ, xin thơ, nghe bình sấm, đọc bia ký, phải ăn uống theo cách của Trạng. Rồi từ Đền Trạng lại muốn khảo sát cả vùng quê nơi sinh ra Trạng. Phải nghỉ lại để ngắm trăng quê, xem đèn trời, rối nước, ngắm giả sơn ở miếu Cựu Điện, đến Bảo Hà xem rối cạn, tìm hiểu về tổ nghề tạc tượng Đồng Minh, xem pháo đất Tân Liên, Hiệp Hòa, xem dệt cửi Cổ Am, đấu vật Hòa Bình, Vĩnh An. Chiêm bái hàng chục đền chùa miếu mạo, cổ kính, linh thiêng, khác biệt, nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật, thư tịch cổ quý hiếm, như: Chùa Thái Bình - Trấn Dương xây dựng thời nhà Mạc do chính Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cắm đất dựng nền, đình cổ Nhân Mục- Nhân Hòa, đình Lễ Hợp - Tam Đa, đình An Quý - Cộng Hiền, đình Quán Khái- Vĩnh Phong, đình Cung Chúc- Trung Lập, chùa Đồng Quan - Dũng Tiến… để kéo dài ngày tour trên quê Trạng, rồi mua đồ đáng giá để lưu niệm, làm quà và về mách người khác đến thăm.

Để được như vậy, theo chúng tôi, cần một lần nữa đầu tư nâng cấp, theo chiều sâu văn hóa khu di tích Đền Trạng. Thực ra không khó để hình dung ra đường nét, nội dung cần thể hiện. Cứ lần theo thơ văn, sấm ký của Trạng thì ra cả. Nhưng thể hiện thế nào cho hợp lý, đúng tầm, phải dụng công, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa văn sử học, giữa các nhà quy hoạch, khoa học công nghệ, du lịch, các nhà đầu tư và chính quyền các cấp. Phải tái hiện được như cũ, hiện vật hóa được tư tưởng, thơ văn, sấm ký Trạng để có lý do giữ chân du khách, gợi được sự lôi cuốn, tò mò muốn khám phá trải nghiệm của khách đến thăm. Khu Đền Trạng phải được tạo dựng quy mô nhưng không bị bê tông hóa. Phải làm mới như cũ, tạo ra một quần thể làng quê cổ tích, đúng là nơi đã nảy sinh nuôi dưỡng bậc kỳ tài vượt tầm thế kỷ, vượt biên giới quốc gia, khám phá mãi không hết.

Đưa Đền Trạng trở thành điểm đến hấp dẫn của du lịch văn hóa Hải Phòng
Lễ hội đền Trạng Trình

Khu vườn Trạng, nơi dẫn khách tham quan tìm lại dấu vết người xưa, hẳn phải là một vùng “Giang sơn như hoạ, bút sinh hương”, êm ả, tĩnh mịch, với vườn rau, ao cá, thu tắm hồ sen, hạ tắm ao, có cổ thụ rợp đường, hoa say ngát, trúc rủ che, có sương dính dép ban mai, có trúc cài trăng buổi tối, bóng lọt thuyền đêm khuya: “Tìm được thôn khê đất một triền/ Khi nhàn ta thích tính thiên nhiên/ Vườn rau, sáng dạo sương đầy dép/ Bến cá đêm trăng bóng lọt thuyền/. Hay: “Vườn nhỏ, ao con cạnh tuyết khê/ Cuối xuân cổ thụ rợp đường đi/ Sông quang rạng vẻ hoa say ngát/ Suối lạnh xanh rờn trúc rủ che”.

Rất cần một thiết kế chi tiết thể hiện được sâu sắc và tinh tế hàm lượng văn hóa cao, tư tưởng lớn của nhà nho ưu thời mẫn thế, nhà tiên tri, nhà giáo đức cao vọng trọng, trong không gian tràn ngập một không khí đồng quê yên ả, thanh bình, linh thiêng, huyền ảo. Mỗi bước chân của hướng dẫn viên, mỗi điểm dừng của du khách trước một di tích là một vần thơ, một giai thoại. Mỗi khóm hoa, bụi cây là một bài thơ của Trạng. Cả khu Đền Trạng là một rừng thơ, sấm ký, giai thoại, được trích dẫn đắt giá, đặt đúng chỗ, thể hiện tinh tế đẹp mắt, dễ nghe, dễ đọc. Cần hiện vật hóa thơ ca sấm ký Trạng với cách viết thư pháp trên đá, trên gỗ, trên cây, cả chữ nho, chữ quốc ngữ, tiếng Anh tiếng Pháp, khắp khu Đền trạng, dọc đường tiếp cận từ quốc lộ vào cổng Đền. Mỗi bức thư pháp chú giải đều gắn liền với cành vật, với cỏ cây, với dấu ấn của Trạng. Trên khắp đường đi dạo, tiếp cận các di tích đều trồng các loại cây, loài hoa, vật dụng mà thơ văn Trạng đã mượn, đã dùng để gửi gắm ý tưởng, tinh thần: Hải đường, râm bụt, mẫu đơn, sen, liễu, cau, dừa, thạch lựu, hồ đào, thiên tuế, tùng, cúc, trúc, mai, nhài, lan, cam, quýt mít dừa, khoai lang, tường vi, giếng gạch, con chó, con gà, cái vò sành, cái thước, cái cân, chiếc mõ... cứ như vô tình xuất hiện đúng chỗ xưa kia đã từng có.

Khu Đền Trạng sẽ rất hấp dẫn nếu có mô hình hoặc sa bàn Việt Nam để có lý do cho hướng dẫn viên giới thiệu về tài tiên tri, tầm nhìn xa trông rộng của Trạng, khi mà ngót 500 năm trước Trạng đã có tuyên ngôn: “Biển Đông vạn dặm giang tay nắm/ Đất Việt muôn năm vững thái bình”. Khi mà Trạng đã xui Nguyễn Hoàng vào Nam mở cõi: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại khả dung thân”, khi Trạng khiến nhà Mạc lên Cao Bằng giữ biên cương: “Đất Cao Bằng tuy hẹp nhưng cũng giữ thêm được vài đời”. Cũng tại cụm chủ đề này, hướng dẫn viên sẽ có cớ lưu chân khách để dẫn ra câu chuyện về Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên sử dụng danh xưng Việt Nam một cách có ý thức nhất, tới bốn lần gọi tên nước là Việt Nam, như: "Việt Nam khởi tổ xây nền" trong phần đầu tập Sấm ký; hay “Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh” trong thơ Vịnh về non sông đất nước Việt Nam; “Tiền trình vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị phương danh trọng Việt Nam (Tiền đề rộng lớn nên ghi nhớ, Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam) - thơ gửi Trạng nguyên, Thư Quốc công Nguyễn Thiến; hay: “Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam” (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào Việt Nam)- Thơ gửi Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải. Và tấm lòng lo nước thương dân “Cổ lai quốc dĩ dân vi bản/ Đắc Quốc ưng tri tại đắc dân”...

Quán Trung Tân ở bên sông, không kiên cố hoá, không cửa đóng then cài, mà: “Ba gian am quán lòng hằng mến/ Cửa trúc bên sông rộng mở hoài”. Hai cây đa già bạn cùng già chắc phải ở bên quán Trung Tân và có chỗ để khách nghe, ngâm vịnh và bình về một tuyên ngôn: “Hãy đem bóng mát che dân chúng/ Tuy chẳng cột rường đỡ mái nhà/ Ai đó đừng so cùng gỗ tạp/ Thiện chân há chịu búa rìu a?”. Lời bia Trung Tân quán phải được phiên âm, dịch nghĩa tiếng Việt, tiếng Anh, Tiếng Pháp, tạc vào gỗ đá, trên chiếu tre chiếu trúc, đẹp và bền.

Bạch Vân Am, nơi tạo nguồn cảm hứng của gần nghìn bài thơ Hán, thơ Nôm, nơi nói lên sự thanh bạch, trong sáng của lòng trung, nơi đào tạo hàng trăm nhân tài cho đất nước cần được treo những áng văn thơ hay nhất của Người nơi cột trụ. Bước vào ngôi nhà được coi là Am Bạch Vân du khách cần được tạo cảm giác như thơ: “Am Vân bên cạnh làng mây/ Lầu sông soi bóng trời tây ban chiều/ Nói cười xuân hứng thêm cao/ Câu thơ ngọn bút ngọt ngào bay hương/ Trăng lồng hoa rọi chén vàng/ Hây hây gió trúc bên giường thoảng qua/ Tri nhân non nước mặn mà/ Trong vui nhường ấy lòng ta ai tường”. Trên án thư phải có bút, có nghiên. Bên bút, bên nghiên là bức thư pháp trích câu thơ đắt nhất, chẳng hạn như: “Có giũa có mài ngọc mới thành/ Mới hay trời đất sẵn tinh anh” (Nghiên mực); “Một đầu nhọn bén chí xông pha/... nắm quyền bút mực Trung thư đó/ Gợi ý răn vua vạch liễu già”(Cây bút); “Mềm nhẵn trắng tuồng tơ lụa khách/ Vàng son thắm tựa gấm hoa tây/ Chữ vàng bút thoáng ngưng màu phấn/ Nét họa mực đưa hóa áng mây” (Tờ giấy), đề có cớ cho hướng dẫn viên lưu chân khách trong Am quán nhiều giờ.

Cũng vậy, chùa Song Mai phải được vun trồng 2 cây mai với câu chuyện cổ tích về nàng Minh Nguyệt, thú vãn cảnh Đồ Sơn của Trạng, với giai thoại gặp mặt tình cờ và tài ứng đối giữa tài tử giai nhân: “Trai Đồ Sơn đứng núi Đồ Sơn/Gái Minh Nguyệt ngồi trong cung nguyệt” hay: “Nguyệt nguyệt bằng quân tử trượng phu/ Sơn sơn xuất anh hùng hào kiệt”; “Hải bất ba đào khan hải tĩnh/Hồ vô minh nguyệt, hồ bán mê”. Rồi câu chuyện vì sao Trạng cho xây chùa, vì sao nhà thờ Tổ lại chỉ thờ bà ba Minh Nguyệt. Từ câu chuyện 3 bà vợ lại cần và có thể kể về một bản diễn ca dân gian về 5 người vợ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là Từ Ý, Nhu Tĩnh, Vi Tĩnh, người vợ thứ 4 không rõ tên và người vợ thứ 5 được tôn lên thành bà cả là công chúa Oanh Vàng, người nổi danh tài sắc, cầm kỳ thi họa, văn võ song toàn, em gái vua Lê Chiêu Tông, hoàng muội Tân Vương Mạc Đăng Doanh, chẳng hạn.

Đền thờ Trạng cần được thuyết minh, hướng dẫn, khắc thành văn 3-4 thứ tiếng, kể rằng ngôi đền được xây ngay sau khi cụ mất (năm 1585). Tên đền với 5 đại tự “Trạng nguyên tể tướng từ” là do chính vua ban. Ngôi đền hiện được dựng lại từ năm 1927 chính trên nền đất cũ; rồi hướng dẫn viên nhấn nhá giai thoại Nguyễn Công Trứ không thể phá Đền, giới thiệu ý nghĩa và vẻ đẹp hài hòa của hồ Thái Nhâm và cây cầu bắc qua hồ; nội dung tấm bia đá làm từ năm Vĩnh Hựu (1736)… Trong đền, đề nghị nên xem lại đôi “câu đối” mà thực ra là đôi câu thơ rất ý nghĩa nhưng không đối chút nào, để tránh hiểu lầm về tài đối chữ của Trạng. Đã đối Trạng đối chan chát từng chữ từng lời, kiểu như “Vạn cổ gian hùng không đất táng/ Một đời trung nghĩa có trời soi” hoặc “Thớt có tanh tao ruồi đậu đến/ Ang không mật mỡ kiến bò đi”. Hai “câu đối” trong Đền và trước Tượng Trạng nên được thu về thành bức đại thư pháp trong cùng một bức tranh hay phiến đá.

Nhà trưng bày cần được bổ sung nâng cấp, có thể trở thành bảo tàng Nguyễn Bỉnh Khiêm, gắn với bảo tàng văn minh lúa nước Sông Hồng, trưng bày những vật dụng sinh hoạt ở nông thôn Bắc bộ thế kỷ XVI, mà thơ văn Trạng đã đề cập: Mai, cuốc, cần câu, ang, thớt, áo tơi, chăn chiên, lanh sợi, cân tiểu ly, cày bừa, quang gánh... cũng như những ấn phẩm, thơ văn của các thế hệ viết về Trạng. Trên Hà Nội, Hội đồng hương Vĩnh Bảo có anh Nguyễn Ngọc Khôi - Ủy viên Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Thương mại KAT rất tâm huyết và có nhiều hiện vật, tiền kim loại về chủ đề này, rất nên và có thể tạo điều kiện khuyến khích anh đưa về tham gia mở rộng khu trưng bày hay bảo tàng này.

Cũng cần sớm xây dựng một nội dung hướng dẫn, thuyết minh hoàn chỉnh, nhất quán về thân thế, sự nghiệp, tài thơ văn, tài tiên tri, phong cách, lối sống, đạo đức, tấm lòng đau nước thương dân của danh nhân văn hoá, đúng với “tiếng tăm lừng lẫy như sấm rền, năng lực như cột trụ chống trời, tài năng kiệt xuất, dung mạo rực rỡ như tiên nơi trần thế” của Trạng Nguyên Tể Tướng. Các trường đại học hoặc trường Cao đẳng du lịch Hải Phòng cần hướng chọn con em Vĩnh Bảo và đặc biệt là cần sự truyền thụ kiến thức, tình cảm từ các nhà sử học tâm huyết như anh Ngô Đăng Lợi, chẳng hạn, để khu Đền Trạng sớm có một nhóm thuyết minh viên, hướng dẫn viên, người địa phương, giỏi, có sức truyền cảm, nói có hồn, có duyên, có bề dày kiến thức, như hướng dẫn viên ở Đền Hùng, Làng Sen, Tân Trào, Ngã Ba Đồng Lộc. Rất cần vai trò của Sở Khoa học công nghệ Hải Phòng để có kế hoạch trang bị hệ thống tai nghe di động, lập trình các nội dung hướng dẫn với các thứ tiếng phù hợp quốc tịch từng đoàn khách.

Khu di tích Đền Trạng cũng cần gắn kết với quần thể di tích bên quê ngoại Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Kiến Thiết, Tiên Lãng - nơi thờ ông ngoại Tiến sỹ Nhữ văn Lan, bà mẹ dày công sinh thành dưỡng dục Nhữ thị Thục, cũng là nơi thờ Nguyên Bỉnh Khiêm và khu lăng mộ của vợ chồng tiến sĩ thượng thư cùng mộ bà Nhữ Thị Thục.

Trong hành trình đó lại là rất ý nghĩa khi gắn di tích Đền trạng và di tích Kinh đô thứ hai triều Mạc – Dương Kinh- Kiến Thụy- công trình văn hóa tầm cỡ quốc gia, còn lưu giữ những giá trị lịch sử, văn hóa, biểu tượng cho sức mạnh, sự thành công của một vương triều, như thanh Bảo Long Đao của Mạc Đăng Dung, nặng hơn cả Đại Long đao của Quan Văn Trường.

Để kết nối các di tích văn hóa trên địa bàn huyện với Di tích Đền trạng, các cửa ngõ vào Vĩnh Bảo, từ cầu Chanh, cầu Quý Cao, cầu Nghìn cần có lời chào và bức đại tự “Giang san như họa bút sinh hương”. Sông Chanh Dương dọc Quốc lộ 37 cần được cải tạo lại, đôi bờ xanh ngát cây trái lưu niên, trồng theo quy hoạch có chủ đích. Dọc đường xuyên huyện, các ngả đến Đền Trạng, rải rác như vô tình du khách sẽ bắt gặp các câu thơ có tầm chiến lược, có tính giáo lý sâu sắc, văn hóa xuất xử, thái độ với giàu nghèo, khôn dại, vụng khéo, gian trung của Trạng, kiểu như: “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững thái bình”; “Đời không ai đọc bằng Khổng Tử/ Chớ vội vài trang vỗ ngực thông”hoặc : “Nghiền ngẫm một trang chưa thấu ý/ Thôi đừng khoác lác sách đầy nhà”; “Vạn cổ gian hùng không đất táng/Một đời trung nghĩa có trời soi”; “Có thuở được thời mèo đuổi chuột/ Đến khi thất thế kiến tha bò”; “Nặng lòng nhân nghĩa hay thương khó/ Giàu ấy ngõ hầu mới bền lâu”; “Chớ có hại người mà ích kỷ/ Giấu người khôn giấu được linh thần”…

Chắc rằng, nếu đầu tư lần thứ hai theo hướng thâm canh như thế, có chiến dịch xúc tiến quảng bá mạnh mẽ cả trong nước ngoài nước, khách sẽ đến nhiều và Vĩnh Bảo có khả năng lưu chân khách, không chỉ một buổi, một ngày mà trước mắt là 2 ngày một đêm rồi lâu hơn thế. Dịch vụ ăn uống và lưu trú sẽ được đặt ra và dần phát triển. Du lịch cộng đồng, khách ở trong nhà dân, các khách sạn đồng quê kiểu mái rạ dàn bầu, nhưng bên trong là tiện nghi hiện đại sẽ dần phát triển. Người dân Vĩnh Bảo khéo tay, hay làm, chế biến nhiều món ăn đồ uống địa phương đa dạng, sẽ làm hài lòng du khách hơn nếu đưa được nét đẹp văn hoá ẩm thực của Trạng vào thực đơn của chương trình tour tuyến hàng ngày. Du khách sẽ ăn nhiều hơn, uống nhiều hơn và thậm chí sẽ mua về kỷ niệm, dùng dần hoặc biếu tặng, khi biết thứ rượu đó, đồ ăn đó, trang phục đó, Trạng đã từng dùng để trải cuộc trường sinh bất lão, không chỉ sống lâu, còn sống nhiều, 5 vợ hơn chục người con, đa phần là phương trưởng thành đạt cả, đời lắm thăng trầm mà thọ ngang thế kỷ. Rượu Trạng chở thơ Trạng và là một phần tất yếu gắn với tên tuổi Trạng: “Mắc một bệnh này chừa không khỏi/ Đã thôi chén rượu, lại câu thơ”, “Nam Sách rượu nồng còn mượn cút”, “Vếu váo câu thơ cũ rích/ Khề khà chén rượu hăng xì”, hay “Trăng sáng soi hoa vào chén rượu”, hoặc “Thuỳ ẩm niên niên hương lão yếu/ Tương thôi hương quán cánh hoan hô”... Trạng ăn cơm niêu: “Giàu 3 bữa, khó 2 niêu” với khoai lang mắm cáy: “Vũ hậu, tương châu tài phóng diệp/Thu tiền, kết ngọc dĩ đăng bàn”. Trạng chọn:“Cơm một lưng, rượu một bầu”, “Thu ăn măng trúc đông ăn giá”. Dưa muối, cua đồng, canh rau, ếch xào măng... là món đặc sản hàng ngày: “Cơm ăn chẳng quản muối dưa”/ Thèm, nỡ phụ canh cua rốc. Xôi măng trúc đắng, thèm thay thịt/ Măng trúc còn tươi, bếp mới xôi. Nhá rau lại tiếc mùi canh ngọt. Nếm ếch còn thèm có giống măng”... Trạng uống chè thung, chè mai: “Sớm uống chè thung hơi bát ngát/ - Khát uống chè mai hơi ngòn ngọt”... Du lịch Hải Phòng, huyện Vĩnh Bảo sẽ có cách hướng dẫn tổ chức cho các hộ dân trong khu Đền Trạng, quanh vùng, và các doanh nghiệp để tổ chức các dịch vụ ẩm thực truyền thống địa phương mang danh văn hóa ẩm thực của Trạng để lôi cuốn và làm hài lòng du khách...

TS Phạm Từ
Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô: Những công trình kiến trúc mang dấu ấn vượt thời gian

    (Xây dựng) - Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dấu tích qua những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Những công trình này là “nhân chứng sống”, đồng hành với những sự kiện quan trọng của đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), cùng nhìn ngắm lại qua những khung hình để thấy được một Hà Nội đã thay đổi thế nào.

    21:44 | 09/10/2024
  • Vẻ đẹp ngỡ ngàng của những công trình, kiến trúc vượt thời gian tại Hà thành

    Hà Nội ngàn năm văn hiến, nơi ghi dấu lịch sử ngàn năm, hội tụ hồn thiêng sông núi, tinh hoa văn hóa dân tộc. Ở đó, có những ngôi nhà xưa cũ đã "chứng kiến" biết bao thăng trầm của Thủ đô...

    09:06 | 09/10/2024
  • Bắc Ninh: Sắp diễn ra Lễ hội bánh dân gian ba miền

    (Xây dựng) - Từ ngày 11-13/10, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô (Khu công nghiệp Lâm Bình, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Lễ hội liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh. Sự kiện được tổ chức nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, mang thông điệp tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam tài hoa, những người gìn giữ và phát huy truyền thống làm bánh của dân tộc.

    17:14 | 08/10/2024
  • Có một Điện Biên trong lòng Hà Nội

    (Xây dựng) - Năm nay, chúng ta kỷ niệm lần thứ 70 “Ngày bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô” (10/10/1954-10/10/2024). Những người dân Hà Nội ngày ấy, giờ cũng đã cao tuổi. Tôi may mắn được quen biết một gia đình người Hà Nội gốc, có người con cả đi bộ đội từ vùng tự do Hà Nam năm 1949, tham gia đánh trận Điện Biên Phủ và là một trong những chiến sĩ công binh (thuộc Đại đoàn Công pháo 351) được vào Hà Nội từ sớm, rà phá bom mìn, chuẩn bị cho bộ đội ta về tiếp quản Thủ đô. May mắn thay, ông gặp lại gia đình. Người em trai thứ hai của ông, Trương Hiếu, năm đó 15 tuổi, đã chứng kiến giây phút anh trai mình trở về cùng đoàn quân chiến thắng. Ông kể lại những sự việc này, như muốn nói với thế hệ hôm nay rằng: “Người Hà Nội là như thế. Với gia đình ông, có một Điện Biên trong lòng Hà Nội”.

    11:15 | 08/10/2024
  • Hà Tĩnh: Bãi bỏ Quy hoạch chi tiết mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Quyết định số 2318/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quy hoạch chi tiết 1/500 mở rộng khuôn viên Khu di tích Nguyễn Công Trứ.

    09:39 | 08/10/2024
  • Ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô”

    (Xây dựng) – Ngày 7/10, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 – 2024)”. Tác phẩm là sự nhìn nhận lại chặng đường phát triển của kiến trúc, đô thị Hà Nội từ 1954 đến nay và những mong muốn phát triển cho một Hà Nội trong tương lai.

    00:43 | 08/10/2024
  • Tái hiện mô hình di tích ở Hồ Gươm: Nên hay không nên?

    (Xây dựng) - Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, việc dựng lên các mô hình di tích lịch sử của Hà Nội ven hồ Hoàn Kiếm cho buổi lễ diễu binh, diễu hành đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận. Một số người thắc mắc: “Tại sao lại phải tái hiện những di tích vốn đã hiện hữu ngay tại Hà Nội?”. Thậm chí, có người còn gọi đây là “Hà Nội giả”.

    14:19 | 07/10/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Đầu tư 73 tỷ đồng tu bổ, phục hồi di tích điện Thoại Thánh

    (Xây dựng) - HĐND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi thích nghi điện Thoại Thánh thuộc Quần thể di tích lăng vua Gia Long với tổng mức đầu tư hơn 73 tỷ đồng.

    11:08 | 07/10/2024
  • Thanh Hóa: Điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đầu Thanh Tùng ban hành Quyết định số 3964/QĐ-UBND về việc điều chỉnh dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn và tượng đài Trung đội nữ dân quân tại xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

    11:55 | 05/10/2024
  • Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình

    (Xây dựng) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 – 16/7/2024), UBND Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình” tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm – biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô. Chương trình là dịp tôn vinh truyền thống lịch sử của Hà Nội, đồng thời quảng bá hình ảnh Thủ đô yêu chuộng hòa bình đến toàn thể người dân và bạn bè quốc tế.

    22:10 | 04/10/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load