Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 05:53 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy đối với xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

15:46 | 25/04/2024

(Xây dựng) - Bộ Công an đang dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy – Xe ôtô chữa cháy – Phần 5: Xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Dự thảo Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về Phòng cháy chữa cháy đối với xe thang chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Xe phun chữa cháy có đầu làm việc hoặc độ cao làm việc không nhỏ hơn 30m phải có sử dụng điều chỉnh cân bằng tự động.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, đóng gói, vận chuyển và bảo quản đối với xe chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trên cao. Xe chữa cháy trên cao ngoài phù hợp yêu cầu kỹ thuật cơ bản TCVN 13316-1, còn phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của tiêu chuẩn này.

Cụ thể, dung tích bình nhiên liệu phải đáp ứng được cho xe chạy 100 km và hoạt động hoàn thành 50 chu kỳ làm việc. Xe chữa cháy trên cao lắp đặt lăng phun chữa cháy có độ cao làm việc tối đa không nhỏ hơn 50m phải lắp thêm bơm tăng áp. Độ cao làm việc tối đa của xe chữa cháy trên cao phải lớn hơn 15 m, góc quay của cần trục (thang) phải lớn hơn 900.

Xe thang phải có khả năng điều chỉnh cân bằng chân chống hoặc mâm xoay và phạm vi điều chỉnh không được nhỏ hơn 50. Sai số chính xác trong việc điều chỉnh cân bằng không được vượt quá ±1°. Xe phun chữa cháy có đầu làm việc hoặc độ cao làm việc không nhỏ hơn 30m phải có sử dụng điều chỉnh cân bằng tự động.

Cần trục của xe cần trục chữa cháy có độ cao làm việc tối đa không lớn hơn 35m, thời gian nâng từ vị trí lái đến vị trí làm việc tối đa và quay 900 phải nhỏ hơn 150s. Xe cần trục chữa cháy khi có độ cao làm việc tối đa từ 35 m đến 70 m, cứ tăng bộ phận thêm 10m cho phần vượt quá 35m thì thời gian tăng thêm 40s; khi có độ cao làm việc tối đa lớn hơn 70m, khi tăng bộ phận thêm 10m cho phần vượt quá 70m thì thời gian tăng thêm 100s, các bộ phận khi tăng không đủ 10m thì được tính toán làm tròn.

Khi xe cần trục chữa cháy lắp thang trèo lên phải lắp đặt thang phụ, thang phụ phải được bảo đảm cho nhân viên tiếp cận mặt đất an toàn. Đỉnh của thang trèo lên phải có đoạn thang chuyển tiếp liên kết với giỏ làm việc.

Khi xe cần trục chữa cháy lắp thang trèo lên phải lắp đặt thiết bị chiếu sáng, số người tối đa mà thang có thể chịu tải phải biển ký hiệu trong khoang làm việc trên mâm xoay, độ cứng của thang trèo lên phải bảo đảm chịu tải số lượng người tối đa mà không bị biến dạng và hư hỏng. Chiều dài thanh ngang phải lớn hơn 400mm, khoảng cách các bậc thang phải nhỏ hơn 350mm, bề mặt bậc thang phải có biện pháp chống trượt và độ dài chống trượt phải lớn hơn 60% độ dài bậc thang. Cạnh thang trèo lên cách xa cần trục phải có tay vịn, khoảng cách giữa tay vịn cao hơn bậc thang phải lớn hơn 300mm.

Xe phun chữa cháy phải lắp đặt thiết bị chiếu sáng trên thân lăng chữa cháy, màu sáng của đèn chiếu sáng là màu vàng và hướng của đèn chiếu sáng cùng hướng với đầu của lăng chữa cháy. Nếu trên xe phun chữa cháy lắp máy quay thì phạm vi quay của máy quay không nhỏ hơn phạm vi phun của lăng chữa cháy, hình ảnh của máy quay phải hiển thị trên màn hình trong khoang vận hành.

Xe chữa cháy trên cao được trang bị bơm chữa cháy phải được thử nghiệm liên tục trong thời gian 6h. Trong quá trình thử nghiệm liên tục, lưu lượng nước ra của bơm chữa cháy phải bảo đảm lưu lượng phù hợp của bơm và lăng chữa cháy, áp suất họng nước ra của bơm chữa cháy phải bảo đảm áp suất của bơm và lăng chữa cháy tại độ cao làm việc tối đa của cần trục (thang). Nếu giỏ làm việc trang bị họng nước bên ngoài, lưu lượng nước ra của bơm chữa cháy phải không nhỏ hơn lưu lượng của bơm và lăng chữa cháy cộng thêm 20l/s.

Bộ Công an đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load