Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 15:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / 789club ios /

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có ý nghĩa hết sức quan trọng với Hà Nội và cả nước

21:55 | 05/03/2024

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc trình Quốc hội xem xét cả 3 nội dung tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ tạo khung khổ pháp lý, thể chế hết sức quan trọng cho Thủ đô phát triển.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có ý nghĩa hết sức quan trọng với Hà Nội và cả nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh việc trình Quốc hội xem xét, thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô tại cùng một Kỳ họp sẽ tạo khung khổ thể chế hết sức quan trọng cho Thủ đô phát triển.

Các nội dung này phải thể chế hóa đầy đủ các Nghị quyết của Trung ương, đặc biệt là các quan điểm, mục tiêu, định hướng lớn tại Nghị quyết số 15-NQ/TW (Nghị quyết số 15) ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị và ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển Thủ đô Hà Nội.

Chiều 5/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Tham dự về phía Đảng đoàn Quốc hội có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Đảng Đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng Đoàn Quốc hội: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương và các Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội.Về phía Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội có: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng và các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.

Cùng dự còn có Lãnh đạo các Bộ Tư pháp, Tài chính, Xây dựng...

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có ý nghĩa hết sức quan trọng với Hà Nội và cả nước
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu chỉ đạo buổi làm việc. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 và theo chương trình sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 tới.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh đây là dự án Luật có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với riêng Hà Nội mà còn với cả nước với tính chất Hà Nội là Thủ đô của cả nước.

Đây cũng là dự án Luật khó, vừa mang tính đặc thù, vừa mang tính đa ngành, có nhiều nội dung quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, khác với quy định pháp luật chung hiện hành.

Sau khi được Quốc hội cho ý kiến, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã chủ trì tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật.

Qua tiếp thu, giải trình dự án Luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật đã có báo cáo một số nội dung lớn, quan trọng xin ý kiến Đảng đoàn Quốc hội.

Đối với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Chủ tịch Quốc hội cho biết khoản 2, Điều 34 Luật Quy hoạch và khoản 2, Điều 8 Luật Thủ đô quy định: Quy hoạch Thủ đô và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ sau khi có ý kiến của Quốc hội.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều nội dung quan trọng liên quan đến Quy hoạch Thủ đô và Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô.

Do đó, Đảng đoàn Quốc hội tổ chức cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, có sự tham dự của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ để lắng nghe, cho ý kiến về các vấn đề lớn, trọng tâm nhằm chuẩn bị tốt nhất cho việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua và chuẩn bị trình Quốc hội cho ý kiến về Quy hoạch Thủ đô, Đồ án Quy hoạch chung Thủ đô.

Tại Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã khẳng định phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến-Văn minh-Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước;" là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô Hà Nội.

Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) có ý nghĩa hết sức quan trọng với Hà Nội và cả nước
Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)

Do đó, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh việc trình Quốc hội xem xét cả 3 nội dung trên tại cùng một kỳ họp (Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV) sẽ tạo khung khổ pháp lý, thể chế hết sức quan trọng cho Thủ đô phát triển và thực hiện được những quan điểm, mục tiêu, các định hướng lớn đã được xác định tại Nghị quyết số 15 cũng như thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng, phát triển Thủ đô.

Với tinh thần khẩn trương, tạo điều kiện thuận lợi nhất về khung khổ thể chế cho Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và thành phố Hà Nội nỗ lực thúc đẩy việc hoàn thiện cả 3 nội dung trên để trình Quốc hội xem xét tại cùng một Kỳ họp.

Theo đó, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 15, thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 phải tạo được bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và nguồn lực quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị-hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Sau khi nghe các ý kiến của các đại biểu về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, công tác chuẩn bị cho dự án luật cho đến thời điểm này công phu; đồng thời nhắc lại một lần nữa, đây là án luật khó, cần phải đảm bảo động bộ với hệ thống pháp luật.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan liên quan lắng nghe ý kiến của các bộ, ngành, bởi đây là cơ hội tốt để xây dựng dự án luật; cái gì chưa rõ, cần phải thêm, sửa, đơn vị soạn thảo phải chủ động đề xuất đưa vào luật; đồng thời rà soát lại các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc của Đảng, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, nhà nước về Thủ đô Hà Nội.

Với Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các cơ quan chức năng và thành phố Hà Nội cần chú trọng mối liên hệ của quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch chung của Hà Nội. Trong đó, Quy hoạch tổng thể phải đi trước một bước và Đồ án đi sau, phải phù hợp với nhau, phù hợp với quy hoạch vùng và các quy hoạch ngành, quốc gia. Căn cứ để xây dựng quy hoạch và đồ án là dân số, lao động, lực lượng vũ trang, sinh viên, khách du lịch vãng lai. Về vấn đề này, Hà Nội cần phải rà soát lại sát với thực tế để thực hiện.

Bên cạnh đó, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh cần có mối liên quan giữa các nghị quyết, chủ trương của Đảng như Nghị quyết số 30 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 15...; quy hoạch đô thị phải “khớp” với Quy hoạch Thủ đô; việc tổ chức không gian tổ chức đô thị; làm rõ sự cần thiết điều chỉnh chung quy hoạch Thủ đô. Đặc biệt, Hà Nội cũng cần phải thực hiện tư duy mới trong quy hoạch đô thị...

Theo Hoàng Thị Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load