Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ hai 09/09/2024 00:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng

16:02 | 10/04/2024

(Xây dựng) - Hơn 2 năm sau ngày khởi công, đến nay, dự án kè và đường ven sông Đồng Nai (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) vẫn chưa thể về đích như kế hoạch vì vướng bài toán giải phóng mặt bằng.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Một đoạn dự án kè và đường ven sông Đồng Nai tại phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa.

Không chịu giao mặt bằng vì “tái định cư”

Bà N.T.T., (67 tuổi) ngụ phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa có một lô đất rộng hơn 50m2 thuộc diện thu hồi đất để thực hiện dự án kè và đường ven sông Đồng Nai cho biết, gia đình đồng thuận để di dời, nhưng chưa bốc thăm đất tái định cư (TĐC). Theo bà T. trường hợp của gia đình bà chỉ được bốc 1 lô chính TĐC, không có lô phụ. Bà T. phân trần do nhà bà là hộ chính, ở phía trước đang có 3 người sinh sống nhưng phía sau nhà còn có thêm gia đình con trai với 4 nhân khẩu. “Toàn gia đình có tổng cộng là 7 người nhưng chỉ được cấp 1 lô cho hộ chính, tôi mong chính quyền tạo điều kiện để cấp thêm 1 lô phụ các con tôi có nơi ở ổn định”, bà T. nói.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Nhiều hộ dân không chịu giao đất vì liên quan tới chính sách tái định cư.

Còn ông N.N., cùng ngụ phường Bửu Long khẳng định, nhân dân ở đây đều rất đồng thuận về việc giao đất làm dự án. Tuy nhiên, nhiều hộ dân khi giao đất xong thì vẫn chưa được sắp xếp TĐC. “Có đường ven sông đẹp, cảnh quan được cải tạo nâng câp, dân chúng tôi cũng mừng. Tôi thấy người dân đều đồng thuận giao đất, tài sản trên đất để chủ đầu tư làm dự án. Vì lẽ trước đó, cơ quan chức năng hứa giao đất xong chỉ vài tháng là có TĐC. Nhưng đến nay có những người giao đất cả 3 năm nay rồi vẫn phải đi ở trọ, chưa được TĐC”, ông N. nói và khẳng định, giải quyết được khâu TĐC một cách nhanh chóng và hài hòa thì dân chắc chắn sẽ giao đất cho Nhà nước làm dự án.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Người dân chưa chịu giao đất vì chưa có nơi ở mới tại khu tái định cư.

Ông N. và bà T. là hai trong số hàng trăm trường hợp người dân có đất bị ảnh hưởng bởi dự án tại phường Bửu Long đến nay vẫn trong tình cảnh đi ở trọ (đã giao đất) và cố thủ (chưa giao đất) để được mong giải quyết về chính sách TĐC.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Đến nay, mặt bằng mới bàn giao được khoảng trên 80%.

Theo Ban Quản lý dự án thành phố Biên Hòa, đến nay, mặt bằng mới bàn giao được khoảng trên 80%, nên ảnh hưởng đến tiến độ thi công toàn dự án.

Việc người dân chậm bàn giao mặt bằng chủ yếu là do chưa đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và mong muốn có đất TĐC hộ chính, hộ phụ…Đặc biệt, khó khăn lớn nhất hiện nay chính là người dân chưa được giao TĐC để ổn định cuộc sống nên nhiều hộ chưa chịu bàn giao mặt bằng.

Rất khó hoàn thành dự án trước quý III/2024

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai có tổng chiều dài 5,2km, kéo dài từ cầu Hóa An đến điểm giáp ranh giữa phường Bửu Long (Biên Hòa) và xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu).

Được khởi công vào cuối tháng 11/2021 với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng, dự án do UBND thành phố Biên Hòa làm chủ đầu tư và dự kiến, hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 6/2023. Tuy nhiên, do vướng khâu mặt bằng nên đến nay dự án chưa về đích như kế hoạch.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Vướng mặt bằng nên dự án chưa thể về đích như kế hoạch.

Theo thành phố Biên Hòa, để thực hiện dự án, địa phương phải thu hồi hơn 20ha đất của 545 hộ dân và 12 tổ chức, trong đó 274 hộ dân bị giải tỏa trắng. Đến nay, cơ quan chức năng đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho 538 hộ và 12 tổ chức với diện tích 15,66/16,19ha, tổng kinh phí khoảng 816 tỷ đồng.

Trong đó, đã chi trả cho 462 hộ dân và các tổ chức với số tiền khoảng 685 tỷ đồng. Còn 7 hộ dân chưa phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ với diện tích khoảng 0,53ha, kinh phí khoảng 9 tỷ đồng.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Những căn nhà tại điểm cuối của dự án giáp ranh giữa phường Bửu Long (Biên Hòa) và xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) chưa chịu di dời gây khó trong thi công.

Ban Quản lý dự án thành phố Biên Hòa cho biết, tính đến hết tháng 3/2024, tổng khối lượng công việc toàn tuyến đạt gần 65%. Trước đó, theo kế hoạch, toàn bộ mặt bằng dự án sẽ được giao hết trong quý I/2024. Toàn dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý III/2024.

Tuy nhiên, với việc mặt bằng chưa bàn giao như kế hoạch, nhiều nhà thầu thi công đang khá lo lắng vì tiến độ mới cũng chưa chắc sẽ đạt được.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Công nhân đang thi công bờ kè ở những đoạn tuyến đã có mặt bằng.

Theo ghi nhận của phóng viên, trên công trường, máy móc, nhân lực đang thực hiện các phần việc như: Lu nền, thảm nhựa, thảm đá mi, cấp phối đá dăm, lắp đặt hệ thống thoát nước, lan can bờ kè. Nhiều đoạn đã kè, đường đã xong với chiều dài hàng trăm mét nhưng vì chỉ vướng 1-2 căn nhà nên ảnh hưởng đến cả đoạn.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Máy móc trang thiết bị được huy động để làm những đoạn tuyến đã có mặt bằng.

“Có những đoạn đường đã thảm nhựa gần xong, kè cũng đã làm xong, đã lắp đặt lan can nhưng chỉ vì vướng một căn nhà không chịu di dời khiến toàn bộ phải ngưng, không thể bó vỉa, tiếp tục kè và thảm nhựa để có tính liền mạch”, đại diện nhà thầu thi công - Công ty TNHH Vân Nga Phát nói và cho biết, với việc chưa có mặt bằng sạch cộng với việc Đồng Nai sắp bước vào mùa mưa, nên khả năng cao sẽ không đảm bảo được tiến độ theo kế hoạch mới là sẽ xong trong quý III/2024.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Nhiều đoạn lan can bờ kè đã được làm xong, chờ bó vỉa.

Lãnh đạo UBND thành phố Biên Hòa cho hay, địa phương đang nỗ lực để phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan thúc đẩy vấn đề TĐC cho người dân bị ảnh hưởng không chỉ dự án kè và đường ven sông Đồng Nai mà còn một số dự án khác đang triển khai trên địa bàn.

Dự án kè và đường ven sông Đồng Nai: Sớm “gỡ” nút thắt mặt bằng
Một căn nhà cố thủ chưa chịu di dời giữa hai đầu đường đã rải đá mi, chờ thảm nhựa.

Về mặt chính sách hỗ trợ TĐC, lãnh đạo thành phố Biên Hòa khẳng định triển khai theo đúng quy định hiện hành của pháp luật, một số trường hợp “đặc biệt”, địa phương vẫn sẵn sàng áp dụng cơ chế linh hoạt nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân được an cư lạc nghiệp, đồng thuận giao đất cho Nhà nước triển khai dự án đảm bảo tiến độ.

Thìn Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ công trình tại thành phố Sóc Trăng

    (Xây dựng) – Thông tin từ UBND tỉnh Sóc Trăng, Đoàn công tác gồm: Đồng chí Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lành đạo Sở, ban, ngành vừa có chuyến kiểm tra công tác giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện các công trình trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.

    18:38 | 08/09/2024
  • Cà Mau: Triển khai xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu

    (Xây dựng) – Dự án xây dựng đê biển và kè những đoạn xung yếu có tổng kinh phí gần 32 triệu euro để xây đê biển và kè chắn sóng ở Cà Mau. Liên minh châu Âu sẽ viện trợ không hoàn lại 3,76 triệu euro, Cơ quan Phát triển Pháp cho vay hơn 19 triệu euro, còn lại khoảng 9 triệu euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh Cà Mau.

    18:36 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3

    (Xây dựng) – Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu chỉ đạo, khắc phục ngay sự cố cây xanh, chặt tỉa, thu gom cành cây gãy đổ, trồng lại các gốc cây bảo đảm yêu cầu; trong ngày 8/9 phải đảm bảo giao thông kết nối các quận huyện, đến ngày 9/9/2024 phải đảm bảo giao thông thông suốt toàn thành phố.

    15:12 | 08/09/2024
  • Ninh Thuận: Tăng cường kiểm tra, xử lý nhà yến xây dựng không phép

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Ninh Thuận yêu cầu Sở Xây dựng và các Sở, ban ngành, các địa phương rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động nuôi chim yến đảm bảo theo đúng quy định.

    14:18 | 08/09/2024
  • Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.

    14:02 | 08/09/2024
  • Bắc Ninh: Hơn 500 ngôi nhà ở bị tốc mái, nông nghiệp thiệt hại nặng do bão số 3

    (Xây dựng) – Cơn bão Yagi (bão số 3) càn quét qua tỉnh Bắc Ninh để lại những hậu quả nặng nề về tài sản và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê sơ bộ, cơn bão đã gây thiệt hại trên diện rộng, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực quan trọng của tỉnh, tuy nhiên không có thiệt hại nào về người.

    13:58 | 08/09/2024
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó

    Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất sau bão.

    11:11 | 08/09/2024
  • Hải Phòng: Thiệt hại nặng nề do bão Yagi

    (Xây dựng) - Tính đến 6h sáng nay (8/9), Hải Phòng đã có 1 chết và 13 người bị thương, nhiều công trình, kết cấu hạ tầng bị hư hại, gãy đổ. Tình hình thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.

    11:07 | 08/09/2024
  • Vĩnh Phúc: Ước thiệt hại hơn 20,6 tỷ đồng sau bão số 3

    (Xây dựng) - Tính đến 5 giờ sáng 8/9, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bão số 3 tuy không gây thiệt hại về người nhưng làm 100 nhà dân bị thiệt hại; 10 điểm trường bị tốc mái, hư hại; khoảng 6.500ha lúa, hoa màu bị thiệt hại, ảnh hưởng; 72 cột điện hạ thế gãy đổ, 16 trạm hạ thế bị hư hỏng; nhiều cây cối, biển quảng cáo, cột điện bị đổ, gãy, chắn ngang các tỉnh lộ. Bão số 3 ước gây thiệt hại khoảng 20,6 tỷ đồng.

    10:49 | 08/09/2024
  • Quảng Ninh: Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề

    (Xây dựng) - Từ sáng 7/9, bão số 3 (Yagi) ập vào Quảng Ninh gây thiệt hại nặng nề cho địa phương, mặc dù tỉnh đã chủ động triển khai công tác phòng chống trước khi bão đến nhưng bão quá lớn. Đây được xác định là trận bão lớn nhất trong vòng 60 năm trở lại đây.

    08:56 | 08/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load