Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 16:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: Sẽ thông tuyến vào cuối năm 2020

15:11 | 23/04/2020

(Xây dựng) - Ngày 22/4, tại Tiền Giang, Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đã tổ chức Hội nghị về “Tiến độ - Chất lượng - Thông tuyến dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận”. Tham dự Hội nghị có đại diện của Bộ Giao thông Vận tải, tỉnh Tiền Giang, Cơ quan an ninh (Bộ Công an) và các Ban ngành liên quan tham dự.

du an cao toc trung luong my thuan se thong tuyen vao cuoi nam 2020
Chủ đầu tư và nhà thầu tập trung nhân lực, trang thiết bị thi công 3 ca/ngày đưa công trình thông tuyến đúng dự kiến.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hồ Minh Hoàng - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận cho biết: “Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Công ty Cổ phần BOT cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã cùng với các chuyên gia tổ chức họp với các bên liên quan (nhà thầu, tư vấn giám sát, nhà cung cấp) để đánh giá lại quá trình triển khai và tổ chức thực hiện dự án”.

Đến tháng 12/2019, UBND tỉnh Tiền Giang đã bàn giao 100% mặt bằng tuyến chính. Riêng một số công trình hạ tầng kỹ thuật, viễn thông, đường điện cần phải di dời đã được UBND tỉnh Tiền Giang thống nhất sẽ giải quyết dứt điểm trong quý II/2020.

Đối với công tác thi công và kiểm soát chất lượng trên hiện trường: Mặc dù dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động của xã hội nhưng toàn thể cán bộ, công nhân viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020. Do vậy, với sự quyết tâm vượt khó, khối lượng công việc toàn dự án đã đạt trên 40% (tăng hơn 30% so với thời điểm tháng 3/2019).

Chủ đầu tư cùng các bên liên quan thường xuyên kiểm soát chất lượng công trình theo quy định. Các hạng mục chỉ được phép chuyển giai đoạn khi khối lượng đã thực hiện được nghiệm thu đảm bảo đúng quy định dự án.

Về chất lượng đối với 310m3 cấp phối đá dăm tập kết tại gói thầu Xl-10 theo Hợp đồng giữa nhà thầu với Công ty Khánh Cường (đơn vị cung cấp vật liệu) đã được chủ đầu tư, tư vấn giám sát phối hợp với bộ phận lấy mẫu thí nghiệm xác định chất lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án (biên bản lấy mẫu ngày 28/3/2020 và kết quả thí nghiệm ngày 30/3/2020). Tuy nhiên, Công ty Khánh Cường chưa cung cấp và làm rõ nguồn gốc vật liệu không theo quy trình quản lý chất lượng nên chủ đầu tư đã cương quyết loại bỏ, không cho phép đưa vào thi công nền đường.

Sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn và kết quả thí nghiệm xác định thông tin phản ánh về nguồn gốc, chất lượng của 310m3 cấp phối đá dăm tại gói thầu XL-10 là không chính xác, mà nguyên nhân đưa ra thông tin này là do các nhà cung cấp cạnh tranh với nhau, muốn độc quyền trong việc cung cấp vật liệu.

Theo quy định chỉ dẫn kỹ thuật dự án đã được Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông - Bộ Giao thông Vận tải thẩm định (báo cáo thẩm định số 3116/CQLXD-ĐB3 ngày 29/09/2015) có thể sử dụng cấp phối đá dăm để gia tải. Như vậy, việc nhà thầu sử dụng vật liệu cấp phối đá dăm để gia tải không trái với quy định và không ảnh hưởng đến chất lượng công trình, nhưng việc có hay không sử dụng lại khối lượng cấp phối đá dăm sau khi gia tải làm vật liệu lớp móng nhất thiết phải được kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật theo chỉ dẫn mới quyết định việc đưa vật liệu vào thi công cho dự án.

Để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng vật liệu cung cấp cho dự án, chủ đầu tư đã tăng cường giải pháp quản lý bằng việc điều chỉnh quy trình kiểm soát, với các biện pháp, cụ thể: Thứ nhất, kiểm soát vật liệu tại mỏ. Thí nghiệm tần suất: 3.000m3. Chủ đầu tư bố trí tổ giám sát tại mỏ (bao gồm cả lực lượng bảo vệ) để kiểm soát nguồn gốc, chất lượng. Phiếu kiểm soát nguồn gốc, chất lượng mỏ sẽ được tổ kiểm soát xác nhận tại mỏ, mang theo tàu để chuyển sang bước tiếp theo. Thứ hai, kiểm soát vật liệu trước khi tập kết từ xà lan lên công trường. Chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu tại hiện trường sẽ tiếp nhận phiếu xác nhận nguồn gốc, chất lượng mang theo xà lan khi vật liệu cấp phối đá dăm đến công trường. Đồng thời sẽ thí nghiệm với tần suất 1.000m3 với 2 chỉ tiêu. Các vật liệu không có phiếu kiểm soát chất lượng, nguồn gốc hoặc không được xác nhận đảm bảo sẽ không được tiếp nhận; Thứ ba, kiểm soát vật liệu trước khi đưa vào sử dụng. Thí nghiệm tần suất: 1.000m3/1 lần; Và thứ tư: Kiểm soát vật liệu trong quá trình thi công. Thí nghiệm tần suất: 200m3/1 lần.

Ngoài ra, đã trang bị 50 camera giám sát trên toàn tuyến dự án và bố trí tổ công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo hàng ngày bằng hình ảnh. Chủ đầu tư sẽ tiếp tục lắp đặt các camera tại các trạm trộn bê tông nhựa trong thời gian tới.

Tuy nhiên để thông tuyến đúng tiến độ cần sớm thao gỡ một số vướng mắc như: Dự án được bố trí 2.186 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước, UBND tỉnh Tiền Giang đã giải ngân 1.776 tỷ đồng, còn lại 410 tỷ đồng chưa được giải ngân. UBND tỉnh Tiền Giang đã có Văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Văn bản số 5016/UBND-KTTC, 5542/UBND-KTTC ngày 24/12/2019), đồng thời các Bộ cũng đã có văn bản trả lời hướng dẫn cụ thể (Văn bản số 15299/BTC-ĐT ngày 17/12/2019, số 272/BGTVT-KHDT ngày 09/01/2020 và số 514/BKHĐT-KTĐPLT ngày 22/01/2020). Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo (Thông báo kết luận số 93/TB-VPCP ngày 08/3/2020) trong đó yêu cầu: "...UBND tỉnh Tiền Giang kịp thời giải ngân phần vốn ngân sách Nhà nước còn lại. Chủ đầu tư, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ đúng mục đích, hiệu quả".

Ngày 18/03/2020, UBND tỉnh Tiền Giang tiếp tục có Văn bản số 1138/UBND-KTTC xin ý kiến (lần 2) về phương án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ dự án. Ngày 19/3/2020, Văn phòng Chính phủ lại tiếp tục có Văn bản 2115/VPCP-KTTH gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính lấy ý kiến đối với đề nghị của UBND tỉnh Tiền Giang.

Như vậy, sau gần 5 tháng tính từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ có Quyết định giao vốn cho dự án đến nay vẫn còn 410 tỷ đồng vốn ngân sách Nhà nước chưa xác định được thời điểm sẽ giải ngân (Việc cam kết phần vốn hỗ trợ giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư vẫn chưa thực hiện, chưa tuân thủ theo Hợp đồng dự án đã ký ).

Với những nỗ lực 1 năm qua, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn này, Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận đang khắc phục mọi khó khăn của đại dịch Covid-19, bám sát các mục tiêu năm 2020.

Hiện nay, quá trình thi công tại dự án đang trong giai đoạn xử lý nền đất yếu. Các gói thầu đã xong cắm bấc thấm và tập trung gia tải theo các lớp và quan trắc các chỉ tiêu cố kết của nền theo chỉ dẫn kỹ thuật.

Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh Tiền Giang, Bộ Công an và các đơn vị truyền thông là các cơ quan chuyên môn, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chức năng phòng chống ngăn ngừa các sai phạm… cần phối hợp chặt, hỗ trợ nhà đầu tư hơn trong quá trình kiểm soát tiến độ, chất lượng, tránh để dư luận hiểu lầm hoặc các thành phần cơ hội gây nhiễu loạn thông tin dẫn đến báo cáo Chính phủ không chính xác, xảy ra sự việc cung cấp thông tin “vi phạm tương tự” như vừa qua.

Trước những thách thức đến từ nhiều phía, đại diện Công ty Cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận khẳng định: “Tinh thần của chúng tôi là không chùn bước. Lời cam kết của chúng tôi với Thủ tướng Chính phủ về chất lượng công trình là trách nhiệm, lòng tự trọng và vì thương hiệu. Bằng tri thức, kinh nghiệm và niềm tin, chúng tôi sẽ cho mọi người hiểu chúng tôi và ai có ý đồ không thiện chí phải thay đổi”.

Phương Mai – Phi Long

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load