Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 06/10/2024 04:08 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Bất động sản /

Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan

10:06 | 16/08/2024

(Xây dựng) – Đó là chủ đề của Hội thảo do Tạp chí Thương gia tổ chức ngày 15/8, tại Hà Nội, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội – HBA.

Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan
Bà Nguyễn Thùy Dương, Tổng Biên tập Tạp chí Thương gia phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thùy Dương, Tổng Biên tập Tạp chí Thương gia cho biết, Luật Đất đai (sửa đổi) đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn thể nhân dân, của các cấp, các ngành, địa phương và đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp. Bởi lẽ, dưới phạm vi của các nhà hoạch định chính sách, Luật Đất đai liên quan trực tiếp đến 22 bộ luật, luật khác. Hay có thể nói rằng, đây là bộ luật lớn, có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội cũng như quyền lợi của doanh nghiệp, người dân…

Việc Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), cùng với Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và có hiệu lực đồng thời từ ngày 1/8/2024 đã đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất phù hợp với thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để nguồn lực đất đai được quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, hiệu quả cao nhất; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, công bằng và ổn định xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hơn thế, luật khi đi vào thực tế được kỳ vọng tác động tích cực, tạo “cú hích” thúc đẩy sự hồi phục của thị trường và tạo nền tảng pháp lý để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để các đạo luật quan trọng này sớm đi vào cuộc sống và được thực thi một cách hiệu quả thì yêu cầu quan trọng nhất là các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn dưới luật phải bảo đảm đầy đủ, chất lượng, chi tiết, cụ thể tránh tình trạng chồng chéo, vận dụng sai luật.

Bà Nguyễn Thùy Dương đánh giá cao sự có mặt đông đủ của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các doanh nghiệp cũng như giới truyền thông có mặt tại Hội thảo. Đồng thời, kỳ vọng Hội thảo sẽ đem lại một phần kết quả, những tri thức hữu ích cho tất cả những ai quan tâm đến việc đưa Luật Đất đai vào thực tế.

Tại Hội thảo, các diễn giả đã tập trung phân tích, làm rõ những điểm mới nổi bật của Luật Đất đai 2024 và nhận diện khó khăn, áp lực phải đối mặt, đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm nắm bắt cơ hội, tháo gỡ các vướng mắc, khơi thông thị trường bất động sản trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan
Các diễn giả tại Hội thảo “Động lực mới, cơ hội, thách thức từ Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan”.

Theo các diễn giả, Luật Đất đai 2024 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới và nội tại nền kinh tế đang đối mặt với nhiều bài toán khó khăn trên nhiều lĩnh vực, để tháo gỡ được hết các vướng mắc của thị trường bất động sản hiện nay thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Ban, Bộ, ngành, địa phương.

Đồng thời, việc tổ chức thực hiện hiệu quả các quy định mới của Luật Đất đai 2024 cần phải gắn chặt phân cấp, phân quyền với thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện sai phạm để chấn chỉnh, khắc phục, có biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng quy định để răn đe và khắc phục.

Phượng Nguyễn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Đà Nẵng: Tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản

    (Xây dựng) - Sau khi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có hiệu lực, sáng 5/10, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức Lớp tập huấn, phổ biến Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản quy định chi tiết cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác tại các Sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, phường, xã, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội bất động sản, Hội Môi giới bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

  • Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đón 6.400 căn hộ mới vào quý cuối năm 2024

    (Xây dựng) – Theo báo cáo thị trường mới công bố của Savills Việt Nam ghi nhận trong quý III/2024, nguồn cung căn hộ sơ cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt 4.871 căn. Trong đó, phân khúc hạng B chiếm đa số nguồn cung với 60% thị phần, theo sau là hạng C với 38% và hạng A là 2% thị phần. Nguồn cung này tập trung chủ yếu ở khu Đông (thành phố Thủ Đức) và khu Tây (quận 6, Bình Tân).

  • Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương: Hạ khung giá thuê nhà ở xã hội xuống mức thấp nhất

    Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu đề nghị nới rộng khung giá thuê nhà ở xã hội, hạ thấp nhất theo quy định của pháp luật để thu hút nhà đầu tư, có lợi cho người lao động về địa phương làm việc.

  • Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định 123/2024/NĐ-CP ngày 4/10/2024 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

  • Thanh Hóa: Tăng cường quản lý, kiểm soát tình hình giá bất động sản

    (Xây dựng) – Nhằm ngăn chặn hành vi đầu cơ “thổi giá”, làm nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản, quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở của người dân trong các dự án kinh doanh quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật theo hình thức phân lô, bán nền, UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản số 14201/UBND-CN tăng cường công tác quản lý, kiểm soát tình hình biến động giá bất động sản trên địa bàn.

  • Bình Xuyên (Vĩnh Phúc): Tập trung giải phóng mặt bằng dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông

    (Xây dựng) – Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) đang tập trung, tuyên truyền vận động người dân nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội thôn Rừng Cuông, xã Thiện Kế. Đến nay, còn 2 hộ gia đình cá nhân không đồng ý với lý do đơn giá bồi thường, hỗ trợ thấp.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load