(Xây dựng) – Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vừa mới tổ chức Hội nghị Tổng kết năm 2023 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Theo báo cáo Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, năm 2023, Đồng bằng sông Cửu Long đã đón 44.952.080 lượt du khách, tăng 20,4% so với năm 2022; đạt tổng doanh thu khoảng 45.743 tỷ đồng, tăng 42,59% so với cùng kỳ năm 2022.
Tham quan miền Tây Logdge (Sa Đéc-Đồng Tháp). |
Du lịch phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19
Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thông tin cho biết năm 2023, Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang tiếp tục hoạt động trong trạng thái bình thường mới, có bước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Ước năm 2023, tổng số khách đến Đồng bằng sông Cửu Long là 44.952.080 lượt, tăng 20,4% so với năm 2022; trong đó, khách quốc tế là 1.880.126 lượt, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu ước đạt 45.743 tỷ đồng, tăng 42,59% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đạt được kết quả như vậy là nhờ toàn ngành Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đã nỗ lực, đẩy mạnh các hoạt động liên kết, hợp tác - xúc tiến, quảng bá du lịch “trong trạng thái bình thường mới.” Năm 2023, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đã liên kết, hợp tác với nhau tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch tại VITM (Hội chợ Quốc tế Du lịch Hà Nội), ITE Thành phố Hồ Chí Minh (Hội chợ Quốc tế Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh), Đà Nẵng, Lào Cai… Nhật Bản.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long Trần Việt Phường cho biết: “Hình ảnh du lịch Đồng bằng sông Cửu Long từng bước được khẳng định là điểm đến an toàn, thân thiện và chất lượng. Chúng ta có nhiều cố gắng trong công tác liên kết-hợp tác, nhất là trên lĩnh vực: Trao đổi kinh nghiệm trong quản lý; về xây dựng chính sách; phát triển sản du lịch và tổ chức sự kiện lễ hội. Nhiều Bộ, ngành cho rằng, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điểm đến lý tưởng; từ đó, các Bộ, ngành và các doanh nghiệp lựa chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị, hội thảo và sự kiện. Đồng thời, Đồng bằng sông Cửu Long liên tục được các cơ quan truyền thông, báo chí đánh giá khá cao và từng bước khẳng định được tên tuổi trên bản đồ du lịch trong nước và quốc tế”.
Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và tour tuyến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho biết phương hướng năm 2024 là xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và tour tuyến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Để chọn lựa sản phẩm đặc thù và tour tuyến du lịch hấp dẫn du khách hơn, Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tổ chức Hội thảo xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và tour tuyến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng thời, đi đôi với việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch ĐBSCL với du khách trong và ngoài nước. Theo đó, ngành Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Hà Nội (trong khuôn khổ VITM Hà Nội 2024); Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh; Xúc tiến, quảng du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc…
Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục cùng các địa phương trong trong vùng, có kế hoạch đón tiếp và tham gia các đoàn Famtrip đến từ tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước, đồng thời giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù, các “Điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long”… nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước.
Bà Trần Thị Lan Phương - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu phát biểu đề xuất với Hội nghị. |
Tại Hội nghị, bà Trần Thị Lan Phương - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc Liêu cho biết, năm 2023, Bạc Liêu đón hơn 4,2 triệu lượt khác, với tổng doanh thu du lịch khoảng 3.850 tỷ đồng. Bà Phương đề xuất: “Thông qua Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, các địa phương cần tăng cường hơn nữa việc hình thành cơ chế liên kết, chia sẻ thông tin lĩnh vực du lịch, tạo cơ chế cho các doanh nghiệp du lịch tăng cường liên kết, hợp tác phát triển, xúc tiến, quảng bá du lịch. Chẳng hạn như chúng ta có thể liên kết theo hình thức một số địa phương có đặc thù địa lý gần nhau và nằm trên tour/tuyến du lịch của công ty lữ hành sẽ tổ chức các đoàn đi quảng bá, xúc tiến du lịch, chẳng hạn như 04 tỉnh: Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng và Cà Mau có thể liên kết thực hiện.
Bạc Liêu đang nghiên cứu để phối hợp với các địa phương có liên quan và các doanh nghiệp để hình thành thêm tuyến du lịch mới dọc theo quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp đã được nâng cấp hoàn thiện chạy song song với tuyến kênh Quản lộ Phụng Hiệp và đang đầu tư tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, thì có thể hình thành tuyến du lịch kết nối từ Thành phố Hồ Chí Minh về Cần Thơ qua Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, cũng như kết nối với Kiên Giang. Tuyến du lịch này sẽ khai thác những lợi thế đặc trưng về nông nghiệp, di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống, ẩm thực đồng quê. Vì vậy, rất mong các địa phương có tuyến du lịch đi qua cùng chung tay với Bạc Liêu triển khai các giải pháp cụ thể để hình thành tuyến du lịch này, cũng như kiến nghị Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long mời gọi các doanh nghiệp du lịch lữ hành tham gia tư vấn giúp các địa phương sớm hình thành tuyến du lịch này”.
Cũng tại Hội nghị, ông Trần Quốc Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Kiên Giang nhận định, năm 2023, Kiên Giang đón khách du lịch tăng cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 8.534.993 lượt du khách; trong đó, khách quốc tế 573.272 lượt tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022; tổng doanh thu 17.479 tỷ đồng, tăng 65,1% so với cùng kỳ. Đề tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của ngành Du lịch Kiên Giang cũng như Đồng bằng sông Cửu Long trong năm qua, ông Khánh đề xuất: “Tiếp tục ưu đãi đầu tư, nhanh chóng hoàn thiện các cơ sở hạ tầng, tại các khu du lịch trọng điểm theo hướng đồng bộ và trọng điểm như U Minh Thượng, Kiên Lương, Hà Tiên, Kiên Hải… Xây dựng chương trình xúc tiến, chính sách kích cầu, sự kiện nhằm thúc đầy thu hút khách du lịch nội địa, quốc tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo”.
Ông Trần Việt Phường - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long phát biểu với Hội nghị. |
Phát biểu với Hội nghị, ông Trần Việt Phường - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cho biết năm 2024, Hiệp hội Du lịch Trần Việt Phường sẽ tập trung 5 nhiệm vụ trung tâm: Tiếp tục quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt các Nghị quyết (Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết 82 của Chính phủ về tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững; Quyết định số 147 của Chính phủ về chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030); Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; Liên kết - hợp tác phát triển du lịch; Xúc tiến, quảng bá du lịch; thực hiện Ban điều phối 02 cụm liên kết - hợp tác phát triển du lịch phía Đông và phía Tây Trần Việt Phường.
Đối với ngành Du lịch, công tác liên kết - hợp tác là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết: Đây là chìa khóa để phát triển du lịch; Đây là chương trình trọng điểm, thúc đẩy chất lượng hiệu quả các chương trình khác. Như chúng ta đã biết “Muốn đi gần thì một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau.
“Gần đây, trong các diễn đàn kết nối du lịch Trần Việt Phường, nhiều ý kiến cho rằng: Không dừng lại ở chỗ ký kết hợp tác, mà cần phải hành động ngay. Hợp tác và hành động là động lực, là đòn bẫy để phát triển du lịch. Để thực hiện tốt liên kết-hợp tác chúng ta quan tâm 2 vấn đề: Văn bản ký kết giữa 13 Sở quản lý Nhà nước về du lịch Đồng bằng sông Cửu Long sau dịch Covid-19 vả Văn bản ký kết giữa 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh. Dù khó khăn đến đâu chúng ta phải “đi cùng nhau” và tham gia các sự kiện, lễ hội của nhau. Một mặt chúng ta thực hiện kế hoạch của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long về việc xúc tiến, quảng bá du lịch năm 2024. Mặt khác, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quảng bá, giới thiệu về du lịch, đó là nhiệm vụ của Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2024”, Chủ tịch Trần Việt Phường đã nhấn mạnh nêu ra trong Hội nghị.
Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long khen thưởng cho các tập thể đơn vị có nhiều đóng góp phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long. |
Huỳnh Biển
Theo