Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ năm 14/11/2024 23:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Đồng bằng sông Cửu Long: Đã xây dựng 16 đề xuất dự án ứng phó với biến đổi khí hậu tổng mức đầu tư hơn 94.328 tỷ đồng

15:57 | 03/04/2023

(Xây dựng) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa mới tổ chức Cuộc họp lần thứ nhất các dự án phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu (Mekong DPO) tại thành phố Cần Thơ. Báo cáo cho biết, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 13 địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng.

Đồng bằng sông Cửu Long: Đã xây dựng 16 đề xuất dự án ứng phó với biến đổi khí hậu tổng mức đầu tư hơn 94.328 tỷ đồng
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu với cuộc họp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết từ tháng 3/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp hơn 10 chuyến khảo sát, làm việc với 13 tỉnh, thành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trao đổi về quy mô, hướng tuyến, tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình. Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 13 địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng 16 đề xuất dự án với tổng mức đầu tư 94.328 tỷ đồng. Trong đó, vốn đối ứng 28.046 tỷ đồng, vốn vay nước ngoài 2,817 tỷ USD tương đương 66.282 tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi văn bản lấy ý kiến đối với các đề xuất dự án. Đề nghị các đối tác rà soát về khả năng đơn giản hóa quy trình, thủ tục cung cấp các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án. AFD, KFW, ADB, WB đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Bộ Tài chính đã tổ chức cuộc họp ngày 30/12/2022. Tại Văn bản số 761/BKHĐT-KTĐN ngày 08/02/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ: Áp dụng cơ chế cấp phát 90% và cho vay lại 10% đối với dự án của địa phương; Ủy quyền cho các địa phương là cơ quan chủ quản các dự án Quốc lộ; Coi các dự án xây cầu nối 2 địa phương thuộc các tỉnh lộ là dự án liên vùng và cấp phát 100% vốn vay ODA. Ủy quyền 1 địa phương làm chủ đầu tư.

Về khả năng cân đối Kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025: Vốn nước ngoài ngân sách Trung ương: Trường hợp áp dụng cơ chế 90/10 và giải ngân 10% (5.617 tỷ đồng): Có khả năng cân đối (Báo cáo số 243/BC-CP ngày 16/7/2021 của Chính phủ lên Quốc hội, dự kiến các dự án Mekong DPO được bố trí 46.000 tỷ đồng vốn nước ngoài từ ngân sách Trung ương theo phương án vay hòa ngân sách); Vốn đối ứng ngân sách Trung ương: Có khả năng cân đối (Bộ Giao thông Vận tải dự kiến bố trí từ số vốn đã giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề xuất giao bổ sung từ số vốn ngân sách Trung ương 4.932 tỷ đồng); Vốn đối ứng địa phương tổng mức 28 nghìn tỷ đồng là thách thức lớn.

Đồng bằng sông Cửu Long: Đã xây dựng 16 đề xuất dự án ứng phó với biến đổi khí hậu tổng mức đầu tư hơn 94.328 tỷ đồng
Quang cảnh cuộc họp.

Các dự án 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đề xuất là:

Long An: Dự án 03 cầu trên ĐT.827E (cầu bắc qua sông Cần Giuộc; sông Vàm Cỏ Đông; sông Vàm Cỏ Tây). Tất cả các cầu: 6 làn xe, trong đó: Cầu Cần Giuộc đường dẫn 2,26km, mặt đường 22,5m, nền đường 40m, 80km/h (tăng thêm 2 làn xe); Cầu Vàm Cỏ Đông bê tông cốt thép và dây văng; Cầu Vàm Cỏ Tây bê tông cốt thép và Extradosed. Tổng mức đầu tư: 4.797,72 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay: 4.060,76 tỷ/ Vốn đối ứng: 736,96 tỷ đồng. Vốn vay tăng 1.026,1 tỷ đồng. Vay vốn KEXIMBANK.

Tiền Giang: Dự án Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang kết nối tỉnh Long An và tỉnh Bến Tre (giai đoạn 1). Đề xuất hiện tại dịch toàn bộ tim tuyến so với đề xuất ban đầu. Tổng chiều dài 31km, không bao gồm cầu cửa Đại nối sang Bến Tre (hiện Bến Tre chỉ đầu tư 1/2 cầu này). Tổng mức đầu tư: 5.591 tỷ đồng. Trong đó: vốn vay 3.401 tỷ đồng/Vốn đối ứng: 2.190 tỷ đồng. Vay vốn ADB.

Bến Tre: Dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh. Phạm vi, quy mô: 46,2km đường cấp III, và các cầu Bình Thới 1 (đầu tư cả 1/2 cầu cho Tiền Giang); cầu Hàm Luông 2; cầu Ba Lai; cầu Cổ Chiên 2 (đầu tư cả 1/2 cầu cho Trà Vinh). Đề xuất hiện tại dịch tuyến về hạ lưu, bỏ cầu Bình Thới 1 và Bình Thới 2, để gộp thành cầu Cửa Đại. Tách 23km đường và cầu Ba Lai thành dự án sử dụng vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025. Tổng chiều dài 27km, phần đường 20km; phần cầu có 03 cầu lớn gồm: Cửa Đại (1/2 cầu), Hàm Luông 2, Cổ Chiên 2 (1/2 cầu); và các cầu nhỏ (không đầu tư cầu thay Trà Vinh và Tiền Giang như ban đầu). Tổng mức đầu tư: 8.409,850 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay 5.246,350 tỷ (vốn vay giảm 3.564 tỷ đồng)/Vốn đối ứng 3.163,500 tỷ đồng. Vay KEXIMBANK.

Trà Vinh: Dự án Xây dựng tuyến đường hành lang ven biển trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Tổng 62,72km. Nối 3 điểm: đầu cầu Cung Hầu; đầu cầu Đại Ngãi, và khu kinh tế Định An, để tạo hành lang phát triển kinh tế. Đề xuất hiện tại thay đổi toàn bộ tuyến đường (trừ cầu Cung Hầu). Tổng 62,72km. Nối 3 điểm: Đầu cầu Cung Hầu; đầu cầu Đại Ngãi, và khu kinh tế Định An, để tạo hành lang phát triển kinh tế. Tổng mức đầu tư: 8.717,455 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay 6.360,869 tỷ đồng/Vốn đối ứng: 2.356,586 tỷ đồng. Vốn vay tăng: 1686,87 tỷ đồng. Tăng do thay đổi tuyến, cập nhật suất đầu tư theo Quyết định 610/BXD. Vay ADB.

Vĩnh Long: Hoàn thiện đê bao sông Măng Thít (giai đoạn 2); Kè sông Hậu đoạn qua thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu. Nạo vét đắp bờ bao (35km) nâng cấp tuyến đê bao kết hợp giao thông nông thôn (khoảng 32km). Đầu tư hệ thống cống điều tiết nước, kiểm soát mặn, giữ ngọt. Đầu tư các tuyến kè chống sạt lở bờ sông trên sông Măng Thít và sông Hậu, với tổng chiều dài khoảng 15km, đường giao thông sau kè và các công trình phụ trợ kỹ thuật khác. Diện tích phục vụ 65.000ha. Tổng mức đầu tư: 4.159 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay ODA 2.486 tỷ đồng (Vốn vay giảm 337 tỷ đồng); Vốn đối ứng: 1.624 tỷ đồng; Vốn viện trợ không hoàn lại: 49 tỷ. Vay AFD.

Cần Thơ: Đường kết nối QL91B qua huyện Thới Lai thành phố Cần Thơ với QL80 qua huyện Tân Hiệp - Kiên Giang và QL81C tỉnh Hậu Giang. Nay đổi thành Dự án Phát triển bền vững thành phố Cần Thơ thích ứng với biến đổi khí hậu tham gia chương trình DPO. Đường kết nối Ô Môn, Thới Lai Giồng Riềng: 39km, bao gồm 22,5km thuộc Cần Thơ và 16,5km thuộc địa phận Kiên Giang, đường mới, cấp III, 2 làn cơ giới. Tổng mức đầu tư: 4,275 tỷ đồng. Trong đó: vốn vay: 2,967 tỷ/Vốn đối ứng: 1.308 tỷ đồng. Đề xuất hiện tại là bổ sung Hợp phần 1: mở rộng Quốc lộ 61C 10,2km đường cấp III, đạt 4 làn cơ giới; Bổ sung hợp phần 3 xây dựng cầu Ô Môn (7000 tỷ) qua sông Hậu kết nối Cần Thơ với Đồng Tháp, khẩu độ nhịp chính 450m. Tổng chiều dài cầu 2700m (đầu tư cả 1/2 cầu trên địa phận Đồng Tháp). Giảm hợp phần 2 không đầu tư tuyến Thới Lai - Giồng Riềng trên địa phận Kiên Giang như đề xuất ban đàu (giảm 16,5km còn 22,5km).Tổng mức đầu tư: 9.791,06 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay 7.435,46 tỷ (Vốn vay tăng 4.468,46 tỷ đồng, do thêm Cầu Ô Môn)/Vốn đối ứng 2.355,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì không đưa dự án cầu Ô Môn vào các dự án phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu mà xem như một dự án độc lập trong thời điểm khác. Các dự án thành phố Cần Thơ vay JICA.

Hậu Giang: Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang. Đề xuất ban đầu là chiều dài 47,3km; bao gồm 37,5km thuộc Hậu Giang và 10,2km thuộc Cần Thơ. Quy mô đường cấp III đồng bằng; Tuyến đi theo đường cũ, mở rộng từ 2 lên 4 làn cơ giới. Tổng mức đầu tư 4.528 tỷ. Vốn vay 3.285 tỷ VNĐ. Vốn đối ứng 1.243 tỷ VNĐ. Nay điều chỉnh là không đầu tư 10,2km thuộc địa phận Cần Thơ, nên tuyến rút ngắn còn 37,1km. Tổng mức đầu tư 3.888 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay 2.538 tỷ đồng (vốn vay giảm 747 tỷ do không đầu tư 10,2km trên địa phận Cần Thơ); Vốn đối ứng 1.350 tỷ đồng. Vay vốn JICA.

Sóc Trăng: Tuyến đường bộ ven biển nối Trà Vinh, Bạc Liêu với tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 2). Đổi thành: Xây dựng các tuyến đường bộ nhằm cải thiện liên kết vùng Đông Nam của tỉnh Sóc Trăng và kết nối với tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh. Đoạn 1: 53,5km: mở rộng đê biển theo quy mô cấp III, nền 12m. Đoạn 2: Xây mới 18,6km đường cấp IV, nền 9m nối tiếp dự án Tuyến đường trục phát triển kinh tế Đông Tây tỉnh Sóc Trăng (giai đoạn 1). Tổng mức đầu tư: 2.739 tỷ đồng. Trong đó, Vốn vay: 2.053 tỷ đồng/Vốn đối ứng: 686 tỷ đồng. Đề xuất bổ sung thêm Đoạn 3: 13km ĐT 935C (tuyến mới), dài, đường cấp III đồng bằng, nền 12m, là tuyến kết nối ngang, nối về cầu Đại Ngãi. Tổng mức đầu tư 5.918 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay 3.746,756 tỷ (vốn vay tăng 1.693,75 tỷ đồng)/Vốn đối ứng: 2.152,858 tỷ đồng. Tổng mức tăng do bổ sung thêm 1 tuyến (13km), và cập nhật suát đầu tư mới. Vay vốn ADB.

An Giang: Xây dựng hệ thống hồ trữ ngọt gắn với hạ tầng thủy lợi phục vụ liên kết sản xuất tiểu vùng Tứ giác Long Xuyên. Đề xuất ban đầu: Hợp phần 1: Hệ thống hồ trữ ngọt cho vùng khô hạn. Dung tích dự kiến 162,75 triệu m3. Diện tích tưới đảm nhận 13.850 ha, diện tích lòng hồ 4.650 ha; hệ thống đê bao 68km; kênh tưới (đường ống) dài 49km; Hợp phần 2: Hạ tầng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp: Giao thông bờ đông Thai La dài 45km; Nâng cấp, nạo vét kênh cấp 1 liên kết vùng An Giang- Kiên Giang dài 113km. Tổng mức đầu tư: 1.970 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay 1.650 tỷ đồng/Vốn đối ứng: 320 tỷ đồng. Đề xuất hiện tại: Dung tích dự kiến 32,5 triệu m3, trong đó dung tích trên kênh 7,8 triệu m3, dung tích hồ 24,7 triệu m3; Nạo vét kênh Trà Sư (khối lượng nạo vét 8,84 triệu m3); Nâng cấp đê (42,6km); Cống điều tiết; Xây dựng cầu giao thông; hồ trữ nước ngọt; khu dân cư, khu công nghiệp. Tổng mức đầu tư: 2.664 tỷ đồng trong đó vốn vay KEXIMBANK 1.435 tỷ đồng, vốn đối ứng 1.643 tỷ đồng.

Đồng Tháp: Hạ tầng đường bộ khu vực nam sông Tiền, tỉnh Đồng Tháp. Đề xuất ban đầu: Tuyến N1: Nhánh đi từ Sa Đéc đến xã Tân Mỹ, - Chiều dài 12,21km; Quy mô đường cấp II đồng bằng; 80km/h. Tuyến N2: Nhánh từ trung tâm xã Long Hưng A – QL.80-QL.54; Chiều dài 15km; Quy mô đường cấp III đồng bằng; 60km/h. Tổng mức đầu tư: 2.935 tỷ, Vốn vay ADB: 1.734 tỷ VNĐ; Vốn đối ứng: 1.201 tỷ VNĐ. Đề xuất mới là Tuyến N1: Nhánh đi từ Sa Đéc đến xã Tân Mỹ: Chiều dài 11,21km; Quy mô đường cấp II đồng bằng, vận tốc thiết kế 80km/h. Tuyến N2: Nhánh từ trung tâm xã Long Hưng A – QL.80-QL.54: Chiều dài 14,88km; Quy mô đường cấp III đồng bằng, vận tốc thiết kế 60km/h. Xây mới tuyến N3 (tuyến mới bổ sung) chiều dài 18,5 km, hướng tuyến: nối QL54 với tuyến tránh thành phố Sa Đéc, nằm trên tuyến liên kết nối liên vùng Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang., Quy mô: đường cấp 3 đồng bằng. Tổng mức đầu tư: 4.266 tỷ đồng trong đó vốn vay ADB 2.515 tỷ đồng, vốn đối ứng 1.751 tỷ đồng.

Đồng bằng sông Cửu Long: Đã xây dựng 16 đề xuất dự án ứng phó với biến đổi khí hậu tổng mức đầu tư hơn 94.328 tỷ đồng
Một góc thành phố Cần Thơ.

Kiên Giang: Dự án đầu tư xây dựng đường bộ ven biển kết nối tỉnh Kiên Giang với tỉnh Cà Mau (vay vốn KFW); Phạm vi, quy mô: 69,6Km, Đường cấp III – đồng bằng, đi trùng tuyến đê có các cầu, cống đã đầu tư. Tổng mức đầu tư: 2.031 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay: 1.828 tỷ đồng/Vốn đối ứng: 203 tỷ đồng. Đề xuất mới bổ sung thêm hoạt động trồng 510ha rừng phòng hộ dọc theo tuyến đường bộ ven biển. Tổng mức đầu tư: 2.326,277 tỷ đồng (Tổng mức tăng 19 tỷ). Vốn vay 1.847,019 tỷ đồng/Vốn đối ứng: 479,258 tỷ đồng.

Dự án Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.963 đoạn QL80 – Vị Thanh qua huyện Tân Hiệp và huyện Rồng Riềng nối với huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ (vay vốn ADB). Phạm vi, quy mô: 42,3km, nâng cấp đường cũ để đạt cấp III. Tổng mức đầu tư: 1.480 tỷ đồng. Trong đó, Vốn vay 1.050 tỷ đồng/ Vốn đối ứng 430 tỷ đồng). Đề xuất hiện tại bổ sung Hợp phần 2: Xây mới 16km thuộc tuyến Đồng Tháp - Cần Thơ - Kiên Giang (do DPO Cần Thơ trả lại Kiên Giang). Tổng mức đầu tư: 2.543 tỷ đồng: Vốn vay 2.022,5 tỷ (Vốn vay tăng 972,5 tỷ đồng)/Vốn đối ứng: 430,5 tỷ đồng.

Bạc Liêu: Đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Bạc Liêu kết nối với cầu Tôn Đức Thắng, thành phố Bạc Liêu. Nay đổi thành Dự án Đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Bạc Liêu và đoạn nhánh kết nối đường Nam sông Hậu.Đoạn 1: Mở rộng 48,54km đường ven biển đạt quy mô đường cấp III-ĐB; Gần 20 cầu và cống trên tuyến giữ nguyên 8m, nền đường mở rộng từ 6,5m lên 12m. Xây dựng mới đoạn từ đường Hồ Thị Kỷ đến cầu Gành Hào: Chiều dài 3,1km, Quy mô đường đô thị, (Bm/Bn): 12m/24m. Đoạn 2: Xây dựng mới 6,5km đường trục chính đô thị từ Cầu Tôn Đức Thắng đến đường ven biển, mặt cắt ngang 36m. Tổng mức: 2.507 tỷ đồng. Trong đó: vốn vay 1.665 tỷ / Vốn đối ứng: 842 tỷ. Nay bổ sung Đoạn 3: 1,9km, cấp III đồng bằng để kết nối với tuyến thuộc DPO tỉnh Sóc Trăng. Tổng mức đầu tư: 3.441,3 tỷ đồng. Trong đó: Vốn vay: 1.798,1 tỷ đồng (Vốn vay tăng 133 tỷ đồng)/Vốn đối ứng: 1.643,2 tỷ đồng. Vay vốn ADB.

Cà Mau: Dự án đường ven biển đoạn đi qua tỉnh Cà Mau. Phạm vi, quy mô: 140,4km đường cấp IV đồng bằng. Đoạn 1: Tuyến đường ven biển đoạn từ Gành Hào đến Tân Ân (thị trấn Rạch Gốc) dài 65,4km; Đầu tư tuyến đường ven biển đoạn từ Cái Đôi Vàm đến Tiểu Dừa dài 75km. Tổng mức đầu tư: 8.048 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay 6.304 tỷ đồng, vốn đối ứng: 1.704 tỷ đồng. Đề xuất bổ sung đầu tư 20km đường ven biển đoạn từ Cái Đôi Vàm đến sông Ông Đốc: Giảm bớt 55km từ Ông Đốc đến Tiểu Dừa. Tổng mức đầu tư: 8.310,557 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay 6.840 tỷ đồng, Vốn đối ứng: 1.470 tỷ đồng. Vay vốn KEXIMBANK.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu cho biết: “Trong cuộc họp hôm nay, chúng ta sẽ có cơ hội nhìn lại bức tranh tổng thể của toàn bộ 16 đề xuất dự án, trao đổi về các vướng mắc, khó khăn, thách thức trong quá trình chuẩn bị và đề ra giải pháp tháo gỡ. Tôi xin phép gợi ý và đề xuất tập trung trao đổi, thảo luận: Về sự cần thiết, sự phù hợp và tính ưu tiên của các dự án đối với Quy hoạch vùng, quy hoạch ngành và quy hoạch của địa phương. Những vướng mắc và giải pháp đề xuất tháo gỡ vướng mắc ở các cấp. Sự phối họp giữa các bên liên quan đảm bảo tính đồng bộ. Tôi mong muốn các đối tác phát triển sẽ cùng nỗ lực huy động các nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, các khoản hỗ trợ kỹ thuật để giúp trực tiếp các dự án, các địa phương cũng như cân nhắc về việc đơn giản hóa quy trình thủ tục đối với các dự án”.

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load