Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 08/09/2024 01:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Đội cẩu chuyển LILAMA: Chuyện bây giờ mới kể

14:57 | 17/09/2020

(Xây dựng) - Ngành Xây dựng Việt Nam có một loại hình công việc cho đến nay chưa Bộ, ngành nào liệt kê là loại nghề nghiệp trong Bộ luật Lao động. Tuy vậy, nó vẫn được duy trì tồn tại để phục vụ cho công việc vận chuyển, kích kéo các khối thiết bị to nặng, cồng kềnh hoặc các mã hàng siêu trường, siêu trọng đưa vào lắp đặt tại các dự án trọng điểm quốc gia. Đó là đội cẩu chuyển thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), đơn vị 2 lần được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

doi cau chuyen lilama chuyen bay gio moi ke
Lắp Rotor 1000T.

Đội cẩu chuyển - cái tên “lạ tai” được lập ra từ sau thập kỷ 1970 khi mà Công ty Lắp máy Việt Nam hoàn thành xây dựng xong Nhà máy Thủy điện Thác Bà (Yên Bái) - nhà máy thủy điện đầu tiên ở nước ta có công suất 100 MW.

Thử thách đầu tiên của Đội là nhận nhiệm vụ đi chinh phục những cây cột có độ cao tới 100 m vượt qua các sông lớn như sông Hồng (đoạn bến Chèm), sông Cấm (Hải Phòng), sông Thương (Bắc Giang)… nhằm dẫn điện phục vụ các nhà máy. Thời kỳ 1975 - 1985 giai đoạn cả nước phục hồi và xây dựng nhiều dự án công nghiệp, đẩy nhanh tiến trình CHN - HĐH, một số cán bộ quản lý cấp cao ngành lắp máy được chuyển về xây dựng, kiến thiết ở phía Nam.

Trước nhiều công trình, dự án lớn, quan trọng, Tổng giám đốc LILAMA Nguyễn Đình Ngự cho triệu hồi các kỹ sư Trần Đồng, Đào Huân, thợ cả Nguyễn Huyền Chiệc nhằm củng cố và thu nạp thêm những tay thợ có sức khỏe, tinh thần tự nguyện và có chuyên môn vững vàng trong công tác kích, kéo… Đội cẩu chuyển lúc này có trên dưới 50 người toàn những là tay thợ tháo vát, khỏe mạnh. Ngày nay, trong ngành Lắp máy khi nhắc đến những cái tên như: Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đồng, Nguyễn Huyền Chiệc, Lưu Huy Thành, Nguyễn Thái Tân, Tạ Văn Muôn, Nguyễn Thúc Thoa, Trần Văn Phác… người ta vẫn nhớ, thậm chí còn hình dung ra được nét mặt từng người. Hiềm nỗi, thời kỳ đó rất ít phương tiện, thiết bị nâng, cẩu nên phần lớn phải dùng sức người là chính.

Hàng loạt các thiết bị to, nặng được kéo lên cao lắp đặt vào vị trí nhà máy điện như roto 1.000T, buồng xoắn stator, bao hơi, ống khói, máy biến thế ở các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại, các thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu cẩu lắp lò nung, bánh đà các nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Chinh Phong… Có năm phải thi công hàng chục công trình, mà dự án nào cũng cam go, gian khổ, nguy hiểm, duy có 2 nơi đó là dựng cột thu, phát sóng vi ba ở Ba Vì và Tam Đảo thời kỳ 1973 là cam go nhất.

Đợt lắp dựng cột Tam Đảo cao ngót 100 m nằm chênh vênh trên mỏm núi, thợ phải đội, vác từng bao xi măng, cát sỏi luồn lách cây cối, lau sậy từ chân lên đỉnh núi, mãi sau mới làm tời để kéo sắt thép, vật tư thiết bị lên. So với việc lắp các cột vượt sông thì gian khổ, khó khăn gấp nhiều lần. Thành công tại Tam Đảo không chỉ có sự cố gắng của thợ cẩu chuyển mà vài tháng sau nhiều địa phương khu vực tiếp nhận được sóng phát thanh truyền hình từ đây. Một vinh dự cho đội là được đón Ủy viên Bộ Chính trị - Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam Hoàng Quốc Việt đến tận chân công trình động viên, thăm hỏi và tặng cho đội 1 tivi hiệu Berring (Ba Lan) còn nguyên tem. Từ sau chiến tích này toàn đội được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động lần thứ nhất.

Khi mà LILAMA đang chuẩn bị rốt ráo cho lễ mừng kỷ niệm 60 năm ngày thành lập thì câu chuyện thật đặc biệt không chỉ những người ngoài ngành mà ngay đến nhiều CBCNV trong ngành Lắp máy cũng rất ít người được nghe, được biết đến: Đó là mùa Xuân năm 1973 từ vĩ tuyến 17 tới tận Đông Hà, Cửa Việt đến bờ Bắc sông Thạch Hãn được hoàn toàn giải phóng, lúc này Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam và tỉnh Quảng Trị có nhu cầu cấp thiết phải lắp dựng ngay 4 cây cột cờ cao, vững chắc đứng kế bên các vùng giáp ranh đồng thời lá cờ còn thể hiện chủ quyền lãnh thổ. Đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng đó, được phép của Chính phủ, Bộ Xây dựng giao cho LILAMA thực hiện và thế là “binh chủng” Đội cẩu chuyển gồm 40 “chiến binh” vượt 600 km đường “vào trận”. Hơn 100 ngày sống chung với nắng nóng, gió lào, bụi cát, lều bạt, ngủ ngồi, mọi sinh hoạt thiết yếu như muối, gạo đều do đội tự túc mang theo từ Bắc vô, bởi cả 4 địa điểm dựng cột đều không có dân. Cột cờ Hiền Lương được hoàn thành lắp dựng sau hơn tuần lễ bằng tuýp sắt hàn đấu nối từng đoạn có chiều cao 97 m. Sáng sớm ngày đầu tháng 4/1973 lá cờ đỏ sao vàng được chính quyền, đoàn thể khu Vĩnh Linh kéo lên trong tiếng nhạc tiến quân ca từ chiếc loa phóng thanh của đồn biên phòng, có hàng trăm đồng bào cùng mừng vui, reo hò, sung sướng… Thị xã Đông Hà đổ nát, tan hoang, tuy nhiên toàn đội được gặp lãnh đạo Mặt trận Giải phóng tỉnh Quảng Trị động viên, khích lệ và hướng dẫn các vị trí xây dựng cột trong sơ đồ thiết kế cho cả 2 cây cột lắp dựng ở cảng Cửa Việt và cột Ái Tử bên bờ sông Thạch Hãn. Nơi khó nhất là dựng cột ở cảng Cửa Việt vì gió lớn quanh năm, hố móng phải đào sâu, đổ bê tông vững chắc do mặt bằng toàn cát trắng… Khó khăn, gian khổ nhiều bề nhưng nghe tin Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình sẽ ghé thăm quân cảng Cửa Việt, anh em phấn khởi, dồn sức quyết tâm hoàn thành dựng cột vượt tiến độ. Toàn đội lao động không ngày nghỉ, không ai đau ốm, tất cả chỉ tập trung cho công việc hoàn thành cây cột cuối cùng được lắp dựng bên bờ sông Thạch Hãn cao gấp rưỡi so với cột cờ đối phương phía đối diện với lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam to, rộng 25 m khiến quân thù vừa khiếp sợ vừa thán phục. Chủ tịch Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh Quảng Trị - ông Lê San đã trao tặng giấy khen cho tất cả thành viên của đội ghi nhận đóng góp công sức của họ góp phần khẳng định và tái thiết vùng giải phóng Quảng Trị.

Đây là kỷ niệm sâu sắc, để đời không thể quên của các thành viên Đội cẩu chuyển 2 lần được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng của ngành Lắp máy Việt Nam.

Lê Nguyên Tất

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load