Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 11/10/2024 18:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn: Người thích dấn thân làm việc khó

18:02 | 20/12/2021

(Xây dựng) - Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (Công ty AIC). Chị là người có những đóng góp lớn lao vào sự phát triển của đất nước thông qua hoạt động chuyển giao, ứng dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào Việt Nam.

doanh nhan nguyen thi thanh nhan nguoi thich dan than lam viec kho
Doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC.

Năm 2015, chị Nhàn là Viện sĩ, Tiến sĩ và cũng là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga (Viện IASS) trao tặng 2 danh hiệu cao quý: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski.

Người tiên phong

Đó là tâm niệm của doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn và tâm niệm đó cũng chính là triết lý kinh doanh của chị, được chứng minh bằng quá trình kinh doanh thực tế của Công AIC do chị đứng đầu.

Sau khi khởi nghiệp từ xuất khẩu lao động, chị tiếp tục dấn thân vào nhiều lĩnh vực. Có lẽ vì vậy mà chị nổi tiếng là người luôn chấp nhận đối mặt với những thách thức, luôn đi tiên phong trong những lĩnh vực mới, có ý nghĩa xã hội, giúp đỡ người nghèo, xử lý ô nhiễm môi trường, ứng dụng khoa học kỹ thuật…

Tôi tâm niệm đã làm việc gì thì việc ấy phải có ý nghĩa cho xã hội và khi làm phải làm với cái tâm và phải say mê. Những thành công của tôi và AIC thời gian qua chứng minh triết lý kinh doanh của chúng tôi là đúng hướng nhưng thực sự mới chỉ là bước đầu. Để thực sự làm tốt được các công việc của mình, chúng tôi còn phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa.

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty AIC

Những năm 2000, khi là doanh nghiệp đứng đầu cả nước về xuất khẩu lao động, Công ty AIC đã đưa hàng vạn người nghèo, trong đó có sinh viên các trường đại học đi làm việc ở nước ngoài bằng các chính sách cho vay ưu đãi đặc biệt.

Chị Nhàn cũng là người đầu tiên nghĩ ra và thực hiện hiệu quả chính sách "hai chiều": Đưa lao động đi và 3-5 năm sau về nước lại nhận chính lao động mình đưa đi (đã được mài dũa để thành lao động có tay nghề, chuyên gia - PV) cung ứng cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

Đi nước ngoài nhiều, nhìn thấy những mô hình mới có thể giúp ích cho người dân Việt Nam, từ năm 2008 tới nay, Công ty AIC của chị đã tiên phong đầu tư lớn, bài bản trong các lĩnh vực như y tế, môi trường, giáo dục và đào tạo.

Trong những năm qua, Công ty AIC đứng đầu là doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã có thành tích xuất sắc trong việc khảo sát đánh giá thực tế và tổ chức ứng dụng công nghệ vào đời sống đất nước Việt Nam.

Cùng với các nhà khoa học trong và ngoài nước, chị đã đưa ra các sáng kiến cải tiến công nghệ tiên tiến để đưa vào ứng dụng tại Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực như: Ứng dụng các công nghệ mới để xử lý nước thải, trong đó có các bệnh viện, đô thị và làng nghề; Ứng dụng công nghệ mới để làm sạch đất nông nghiệp bị ô nhiễm, tồn dư thuốc trừ sâu và hóa chất dioxin; Ứng dụng các công nghệ mới để nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng các thành tựu công nghệ tin học; Tham gia phát triển công nghệ sóng cộng hưởng để nâng cao chất lượng nhiên liệu.

Ứng dụng công nghệ tế bào gốc và nhận dạng gen để góp phần tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh và trong các thảm họa, thiên tai. Ứng dụng nguồn năng lượng mới trên cơ sở các từ trường. Ứng dụng công nghệ cao vào Việt Nam để xử lý vấn đề chống biến đổi khí hậu, đặc biệt là công nghệ trồng rừng ngập mặn. Đưa nhiều ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao của Nhật Bản, Israel, Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan vào ngành Nông nghiệp Việt Nam để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản...

Trong lĩnh vực giáo dục, Công ty AIC đã đồng hành cùng các đề án lớn như: Đề án ngoại ngữ quốc gia, đã phối hợp với các trường đại học nổi tiếng của nước Anh đào tạo hàng nghìn giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế; Đề án đổi mới dạy nghề; Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chị cũng là người luôn tâm huyết với các hoạt động đổi mới giáo dục và đào tạo, ký kết các hợp tác với các tập đoàn hàng đầu trên thế giới. Chính vì thế, Công ty AIC đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cho triển khai các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ vào giáo dục với Nhà Xuất bản Giáo dục, ký hợp tác chiến lược với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam, với Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Nga, ký hợp tác chiến lược với Đại học Quốc gia Hà Nội.

Công ty AIC đã cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng chính thức kênh truyền hình Giáo dục quốc gia VTV7, hiện thực hóa mục tiêu "vì một xã hội học tập", rút ngắn khoảng cách tiếp cận giáo dục cho từng người dân nghèo Việt Nam ở các vùng sâu, vùng xa, miền núi hải đảo...

"Một xã hội học tập sẽ được kiến tạo dành cho tất cả mọi đối tượng từ các em học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, đào tạo nghề, các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho các đối tượng khác trong xã hội. Chúng tôi cũng như những người tâm huyết với sự nghiệp đổi mới giáo dục ở Việt Nam luôn kỳ vọng kênh truyền hình VTV7 sẽ được khán giả đón nhận và đóng góp ý kiến để tiếp tục hoàn thiện", chị Nhàn chia sẻ.

Xây dựng cơ đồ từ nghèo khó

Để có được thành công như ngày hôm nay, hiếm ai biết nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn sinh ra trong một gia đình nho giáo nghèo ở Kinh Bắc. Nhà đông con nên chị vất vả từ nhỏ để có thể phụ giúp gia đình ổn định cuộc sống và có tiền để cho mẹ đi chữa bệnh.

“Từ nhỏ, cháu đã luôn có ý thức cố gắng kiếm tiền để cho tôi chữa bệnh, đến khi học ở trường đại học, cháu còn đi làm thêm để gửi tiền về cho tôi, bây giờ bận rộn thế nhưng tuần nào cháu cũng đến thăm và đưa chúng tôi đi ăn tối”, bà Nguyễn Thị Hỵ xúc động kể về thời thơ ấu của con gái. Còn ông Nguyễn Văn Mỹ - cha chị thì nói: “Tôi đặt tên cháu là Nhàn để mong cháu sẽ nhàn nhã nhưng lại không bao giờ được như vậy vì ngày nào con tôi cũng làm việc 18 đến 20 tiếng một ngày”.

Nhờ những thành tích đặc biết xuất sắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, năm 2015, chị Nhàn được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski. Chị Nhàn là Viện sĩ, Tiến sĩ và cũng là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được Viện IASS trao tặng hai danh hiệu danh giá này.

Trên bước đường lập nghiệp của mình, chị Nhàn và Công ty AIC đã nhận rất nhiều giải thưởng cao quý: Giải thưởng Sao đỏ, Giải thưởng doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu nhất, Giải thưởng thương hiệu quốc gia xuất sắc nhất… cùng nhiều bằng khen của Thủ tướng, huân, huy chương, nhiều bằng khen của các Bộ, ban, ngành và địa phương trong cả nước.

Mặc dù là một doanh nhân sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ và đã đạt được rất nhiều thành công trong sự nghiệp nhưng chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn vẫn không ngừng chăm chỉ làm việc, khiêm tốn học hỏi để có thể điều hành, lãnh đạo doanh nghiệp tốt và đưa nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật thế giới về Việt Nam.

Mỗi lần gặp chị - nữ doanh nhân mảnh mai, khiêm nhường, lúc nào tôi cũng cảm thấy ở chị sự tự tin, dám nghĩ, dám làm và đặc biệt là luôn biết tiến về phía trước.

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thanh Nhàn sinh ngày 01/01/1969 ở Bắc Ninh. Năm 2015 chị được Viện Hàn lâm Quốc tế về các nghiên cứu hệ thống Liên Bang Nga (Viện IASS) trao tặng hai danh hiệu cao quý: Viện sĩ có thành tích xuất sắc nhất giai đoạn 2004-2014 và phần thưởng Ngôi sao Vernadski, là người phụ nữ đầu tiên của khu vực châu Á và Việt Nam được IASS trao tặng danh hiệu cao quý này.

PV

Theo

Cùng chuyên mục
  • Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng “xanh”

    (Xây dựng) - Chiếm phần lớn trong cơ cấu dân số cùng sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, thế hệ người tiêu dùng Gen Z, Gen Alpha (2 nhóm dân số sinh từ năm 1997 về sau) đang thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh hơn, bền vững hơn. Đây cũng chính là “điểm chạm” mới giữa họ và các thương hiệu.

  • Đồng Nai: Tháo gỡ vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại huyện Nhơn Trạch

    (Xây dựng) - Tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) hiện nay có nhiều dự án cấp tỉnh và quốc gia đang đồng loạt triển khai. Vì vậy công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại địa phương này cần phải thực hiện thật tốt, hạn chế việc người dân bị thiệt thòi về quyền lợi, phát sinh khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo.

  • Tin buồn

    Gia đình chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin:

  • Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn nhà cho người nghèo trên cả nước

    (Xây dựng) - Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ ngành nhằm xóa nhà tạm, nhà dột nát vào cuối năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát đã dành hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn nhà cho người nghèo, các hộ có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước. Trong đó, hai tỉnh Quảng Ngãi và Phú Yên là 1.000 căn, còn lại là tại Trà Vinh và Sóc Trăng.

  • Nam Định: Đề nghị di dời một số Công ty ra khỏi khu dân cư vì không đảm bảo phòng cháy chữa cháy

    (Xây dựng) – Qua kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH), Công an tỉnh Nam Định đã đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức di dời cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư (KDC); xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm về trật tự xây dựng, sử dụng sai mục đích đối với 4 cơ sở sản xuất. 4 cơ sở này gồm: Chi nhánh Công ty Cổ phần bánh kẹo Hải Hà - Nhà máy bánh kẹo Hải Hà 2; Công ty TNHH Mai Linh Nam Định; Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Nam Định và Công ty Cổ phần bia NaDa.

  • Xác định nguyên nhân vụ cháy tại một chung cư ở Hà Nội

    (Xây dựng) - Theo thông báo chính thức từ Ban Quản lý khu đô thị vừa xảy ra vụ cháy, thuộc địa bàn huyện Đông Anh (Hà Nội), nguyên nhân ban đầu của vụ cháy được xác định là do chập điện tủ lạnh.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load