Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Chủ nhật 13/10/2024 17:11 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Doanh nghiệp Việt Nam chưa thể lớn lên được khi việc “xé nhỏ” gói thầu giao thông chia nhỏ cho nhà thầu

08:33 | 07/10/2022

(Xây dựng) - Thời gian qua, hệ thống pháp luật về đấu thầu và quản lý hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã từng bước được hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác giao và quản lý hợp đồng xây dựng ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Một trong những nguyên nhân là do xuất phát từ việc phân chia gói thầu xây dựng.

doanh nghiep viet nam chua the lon len duoc khi viec xe nho goi thau giao thong chia nho cho nha thau
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái dài 84km của SunGroup đầu tư vừa được khánh thành đưa vào khai thác từ ngày 1/9.

Chia nhỏ gói thầu để làm gì?

Dựa vào quy định pháp luật và đặc điểm của một số dự án đấu thầu đầu tư xây dựng, việc phân chia dự án thành các gói thầu hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, đồng bộ chất lượng và tiến độ của dự án, giảm thời gian, chi phí và tăng cường nguồn lực cho chủ đầu tư, nhà thầu và cả xã hội.

Trong thực tiễn, các công trình sử dụng vốn tư nhân thì bài toán phân chia hợp lý gói thầu xây dựng dễ dàng được chủ đầu tư tư nhân giải quyết theo phương án tối ưu nhất. Tuy nhiên đối với công trình sử dụng vốn Nhà nước, vẫn có tình trạng chia dự án thành nhiều gói thầu giá trị nhỏ để “lách luật” nhằm chỉ định thầu hay giao cho các nhà thầu “ruột” thực hiện. Bài toán chia gói thầu xuất phát từ động cơ nêu trên chắc chắn gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung và quản lý hợp đồng nói riêng.

Theo Khoản 3, Điều 33 và Điểm k, Khoản 6, Điều 89 Luật Đấu thầu quy định việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án và quy mô gói thầu hợp lý…

Tại Nghị định số 58/2008/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng, Thủ tướng Chính phủ nghiêm cấm “không chia nhỏ gói thầu để tổ chức chỉ định thầu”…

Có thể việc chia nhỏ gói thầu sẽ dễ thu hút được các nhà thầu vừa và nhỏ, tuy nhiên, các nhà thầu này không thể “lớn” lên được (kinh nghiệm, tài chính, máy móc thiết bị, công nghệ…) để thực hiện đảm bảo yêu cầu tổng thể của 1 dự án tầm cỡ. Cũng do nhận làm gói thầu nhỏ, các nhà thầu thường không đủ sức “chịu chi” để đầu tư máy móc thiết bị, tuyển dụng đào tạo nhân lực… mà sẽ “có gì dùng đó” nên khó phát triển lớn mạnh.

Bên cạnh đó, việc chia nhỏ gói thầu không hợp lý không chỉ làm giảm tính cạnh tranh giữa các nhà thầu, không chỉ giảm “chất lượng” nhà thầu mà còn gây ra hàng loạt hệ lụy khác. Khi chia nhỏ khiến dự án trở nên rời rạc manh mún, khó tập trung, quản lý khó khăn do có nhiều đơn vị tham gia thực hiện nhưng năng lực không đồng đều ảnh hưởng tới tính đồng bộ của dự án, đặc biệt là có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng công trình.

Điển hình như cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là một dự án vướng nhiều sai phạm và kém chất lượng gây thiệt hại cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Tại dự án này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận, việc chia nhỏ gói thầu khi thực hiện dự án đã làm mất kiểm soát chất lượng công trình. Vật liệu, máy móc đưa vào thi công không đảm bảo yêu cầu, dẫn đến các sự cố hỏng hóc lớn khi đưa vào sử dụng.

Có thể thấy, đây chính là bài học về trách nhiệm quản lý đầu tư, giám sát thi công. Việc “chọn mặt gửi vàng” khi lựa chọn tổng thầu, nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực quản lý là yêu cầu tối quan trọng.

“Chọn mặt gửi vàng” áp dụng hình thức tổng thầu

Tháng 2/2022, sau chuyến công tác kiểm tra và làm việc về tình hình triển khai các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông Vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có những đánh giá, rút kinh nghiệm từ thực tiễn trong đó có vấn đề chia nhỏ gói thầu.

Theo đó, Thông báo 46/TB-VPCP yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khắc phục ngay tình trạng chia nhỏ gói thầu với quá nhiều nhà thầu tham gia nhằm thu hút được nhà thầu, nhà đầu tư lớn, có nhiều năng lực kinh nghiệm thi công theo đúng quy định của pháp luật nhằm khai thác thế mạnh của doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư xây dựng công trình giao thông, tránh manh mún, chia cắt nhỏ lẻ.

Giai đoạn tới đây là nhiệm vụ phải hoàn thành 5.000km cao tốc và gần nhất là sẽ triển khai là 12 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 cùng nhiều dự án giao thông kết nối liên vùng sẽ khởi động. Đây là các dự án đặc biệt quan trọng nhằm tạo bước đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Việc lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, tài chính và đặc biệt có kinh nghiệm tổ chức, điều hành dự án là một trong những bước quyết định để thực hiện, đảm bảo tính kết nối đồng bộ của đại công trình.

Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp hạ tầng giao thông lớn đã tích lũy đủ năng lực, uy tín để tiếp tục khẳng định mình trong ngành Giao thông Vận tải. Đồng thời, các nhà thầu này cũng có kinh nghiệm xử lý trong quá trình thi công để tháo gỡ vướng mắc kịp thời. Hình thức tổng thầu thay cho chia nhỏ dự án rồi giao cho các nhà thầu nhỏ cũng hạn chế phình to bộ máy Ban quản lý dự án (PMU), tiết giảm chi phí và nhân sự quản lý.

Được biết, nếu dự toán tính đúng, tính đủ (theo quy định hiện hành) thì lợi nhuận trong cấu thành giá dự toán khoảng 6%. Đối với các dự án chỉ định thầu yêu cầu tiết giảm 5% thì mức lợi nhuận cơ sở được lập dự toán chỉ còn 1% có đảm bảo cho các loại chi phí khác…

Từ trước đến nay đối với các dự án xây dựng đường cao tốc, những gói thầu thi công có quy mô 1.000 - 1.500 tỷ đồng do Bộ Giao thông Vận tải triển khai đấu thầu là rất ít (trừ các gói thầu có nguồn vốn ODA), dẫn đến việc chỉ định hay đấu thầu để chọn ra các nhà thầu trong nước nếu xét năng lực đã thực hiện công trình tương tự sẽ rơi vào bế tắc. Trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân như SunGroup, VinGroup, DeocaGroup… trong vai trò là nhà đầu tư, tổng thầu đã từng quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện hoàn thành nhiều dự án hạ tầng lên đến hàng 1 tỷ USD.

Cần chọn ra các đơn vị xây dựng công trình giao thông có kinh nghiệm trong quản lý, điều hành dự án để có thể đóng vai trò tổng thầu, chịu trách quản lý chung về tiến độ và chất lượng, phân công dẫn dắt các đơn vị thầu nhỏ để cùng thực hiện dự án. Nhờ đó, các tổng thầu lớn có thể mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại, phát huy được tối đa năng lực quản lý, nhân sự, máy móc và bằng kinh nghiệm của mình thực hiện các phân đoạn, hạng mục khó; Phân công và hỗ trợ cho các nhà thầu nhỏ các hạng mục phù hợp với năng lực và kinh nghiệm mỗi nhà thầu. Cách làm này sẽ khai thác tối đa năng lực của các tổng thầu lớn đồng thời các nhà thầu nhỏ có cơ hội tiếp cận học hỏi cách làm để cùng phát triển.

Có thể thấy rõ từ điển hình làm công trình cao tốc Gyeongbu nối Seoul và Busan ở Hàn Quốc vào những năm 1970, Chính phủ Hàn Quốc đã mạnh dạn giao cho Công ty Huyndai làm “đầu tàu” giám sát thi công, bên cạnh vai trò tổng thầu thì Huyndai cũng sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận thi công chính đoạn đường dài 133km (trong đó có 5km đường hầm địa hình phức tạp nhất), còn lại 295km được chia thành nhiều gói thầu và giao cho 16 công ty khác thực hiện dưới sự dẫn dắt, kiểm soát của Công ty Huyndai. Với cách làm này, chỉ sau 2,5 năm xây dựng, tuyến cao tốc Gyeongbu dài 428km (bao gồm 305 cây cầu và 12 đường hầm) được hoàn thành và hoàn thành sớm hơn 1 năm so với kế hoạch, đồng thời sau đó Huyndai đã phát triển thành Tập đoàn lớn mạnh.

Nguyễn Nga – Lê Cương

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load