Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789club ios

Thứ sáu 16/08/2024 06:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc

14:28 | 28/04/2024

Dinh Độc Lập, nay có tên là Hội trường Thống nhất, không chỉ mang vẻ đẹp kiến trúc độc đáo mà còn là biểu tượng lịch sử đặc biệt về nền hòa bình dân tộc.

Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc
Các cựu chiến binh tới thăm lại Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1. Khởi công xây dựng vào ngày 1/7/1962, khánh thành ngày 31/10/1966, Dinh Độc Lập được làm theo bản thiết kế của ông Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư tốt nghiệp tại Pháp.

Dinh Độc Lập tọa lạc trên diện tích 4.500 m2, gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, một sân thượng, một tầng nền và tầng hầm. Diện tích sử dụng là 20.000 m2 với hơn 100 phòng, mỗi phòng có cách trang trí khác nhau tùy theo mục đích sử dụng nhưng vẫn phù hợp với tổng thể kiến trúc của toàn dinh thự. Khi hoàn thành, Dinh Độc Lập được coi là một công trình kiến trúc tiêu biểu lúc bấy giờ, có sự kết hợp hài hòa giữa phương Đông và phương Tây, giữa truyền thống và hiện đại.

Dinh Độc Lập được đưa vào sử dụng chính thức vào năm 1966. Năm 1976, Dinh Độc Lập đợc công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Năm 1990, Dinh Độc Lập chính thức mở cửa phục vụ du khách đến tham quan. Năm 2009, Dinh Độc Lập được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc
Không gian phía trước Dinh Độc Lập

Theo ông Trần Hữu Phước, Phó Giám đốc Hội trường Thống Nhất (đơn vị quản lý Di tích lịch sử Dinh Độc lập), năm 2023, đã có hơn 1 triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Hội trường Thống Nhất đã tổ chức các không gian trải nghiệm mới như: Trưng bày "Từ Dinh Norodom đến Dinh Độc Lập", triển khai hệ thống thuyết minh tự động với 10 ngôn ngữ: Việt, Anh, Hàn, Pháp, Thái Lan, Tây Ban Nha, Nhật, Đức, Trung, Nga.

Hội trường Thống Nhất còn phát triển chương trình Khám phá Di sản dành cho trẻ em có độ tuổi từ 7 đến 15, để tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc và phát triển kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình và giải quyết vấn đề…

Ông Trần Hữu Phước cho biết thêm, thời gian tới, Hội trường Thống Nhất có kế hoạch ứng dụng công nghệ trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị Dinh Độc Lập; số hóa không gian trưng bày và hiện vật; ứng dụng công nghệ trong trưng bày và diễn giải thông tin nhằm mang đến cho công chúng những câu chuyện lịch sử và không gian trải nghiệm mới mẻ, đưa Dinh Độc Lập đến gần hơn với giới trẻ.

Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc
Du khách xếp hàng mua vé tham quan Dinh Độc Lập
Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc
Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc
Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc
Dinh Độc Lập – Biểu tượng lịch sử vĩnh cửu của TPHCM và của dân tộc
Một số hình ảnh tại Dinh Độc Lập

Theo Bài, ảnh: Anh Thơ/Baochinhphu.vn

Cùng chuyên mục
  • Quảng Nam: Hàng trăm người dân, du khách thích thú tham gia Lễ hội ớt A Riêu

    (Xây dựng) – Sáng 15/8, tại Quảng trường sông Ngân, thuộc Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang (huyện Đông Giang, Quảng Nam) đã khai mạc Lễ hội ớt A Riêu lần thứ nhất năm 2024 với chủ đề “Sản phẩm nông nghiệp Đông Giang phát triển và hội nhập”. Lễ hội thu hút hàng trăm người dân, du khách địa phương và nhiều nơi tham dự.

  • Mỳ Quảng được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) – Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký Quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Tri thức dân gian Mỳ Quảng" tỉnh Quảng Nam.

  • Phú Yên: Phấn đấu được công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề truyền thống trong năm 2024

    (Xây dựng) – Trong năm 2024, tỉnh Phú Yên phấn đấu được công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề; có ít nhất 6 sản phẩm của các làng nghề đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và xây dựng, thực hiện các dự án, mô hình phát triển làng nghề gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, nhằm tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

  • Phở Nam Định được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Phở Nam Định".

  • Khai mạc Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ III năm 2024

    (Xây dựng) - Tối 10/8, tại Quảng trường 20-11 thị trấn Tô Hạp, UBND huyện Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) tổ chức chương trình khai mạc Lễ hội trái cây Khánh Sơn lần thứ III năm 2024 với chủ đề “Khánh Sơn hội tụ - Tinh hoa đất trời”.

  • Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

    Trong kỳ họp thứ 46 diễn ra vào cuối tháng 7 vừa qua, UNESCO đã chính thức thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Ðây là minh chứng khẳng định hướng đi đúng đắn của Hà Nội nói riêng, của Việt Nam nói chung trong bảo tồn, phát huy giá trị khu di sản quý báu này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load